BUSINESS OF LUXURY

Con đường Louis Vuitton (P4): Đế chế tỷ đô từ nghệ thuật tôn vinh sự đa dạng văn hóa

Jan 02, 2020 | By admin

Cốt lõi giá trị của Louis Vuitton xuất phát từ tầm nhìn dài hạn trong suốt quá trình phát triển của thương hiệu này. Việc hợp tác với những nghệ sĩ hàng đầu chỉ giúp họ phát triển thương hiệu mạnh hơn mà không lệch hướng.

Chiến dịch quảng cáo BST Xuân – Hè 2019 của Louis Vuitton.

Trong một bài phát biểu gần đây, Bernard Arnault, một nhân tài kiệt xuất phía sau sự thành công của LVMH nói rằng, ông không bị ám ảnh bởi sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Louis Vuitton. Điều ông quan tâm hơn chính là việc giữ cho nó đi đúng quỹ đạo để trở thành thương hiệu được khao khát nhất trong những năm sắp tới.

Những lời thông thái

Chân dung Bernard Arnault.

Ở thế giới của lợi nhuận được đặt lên hàng đầu, doanh nghiệp càng có lời thì người điều hành càng được thưởng hậu hĩnh. Những kết quả kinh doanh ngắn hạn có lẽ sẽ khiến mọi người phân vân giữa cái tốt và cái xấu. Nhưng Louis Vuitton luôn kiên định với tầm nhìn dài hạn của mình và kiên định phát triển trên con đường ấy.

Khác với Hermès, Louis Vuitton sẵn sàng chi hàng triệu đô la để thuê những nhà thiết kế nổi tiếng với phong cách đường phố cực ngầu để tạo nên bộ sưu tập cho nam giới và trong đó cho cả Đệ nhất phu nhân Pháp, trong khi vẫn được đánh giá là thương hiệu xa xỉ bậc nhất thế giới.

Thương hiệu này dám sẵn sàng kết hợp nhà thiết kế với phong cách Pháp hiện đại quyến rũ và một DJ đang trở thành xu hướng của Mỹ.

Luôn tôn vinh sự đa dạng

Yves Carcelle và Marc Jacobs tại show diễn năm 2014 của Louis Vuitton.

Là một trong những nhà thời trang xa xỉ hàng đầu thế giới, từ những năm 90 Louis Vuitton đã hợp tác với các nghệ sĩ để lấy cảm hứng từ họ, và chưa bao giờ làm thay đổi hình tượng thương hiệu.

Louis Vuitton chưa từng có nhu cầu phải làm mới lại thương hiệu, vì nó luôn được giữ gìn và phát triển cẩn thận, nhất quán

Từ Stephen Sprouse cho tới Takashi Murakami và Yayoi Kusama, những nghệ sĩ tên tuổi đã thổi hồn vào thương hiệu thông qua trí tưởng tượng và phong cách riêng của từng người, đem đến cho Louis Vuitton những giá trị kết nối vượt xa khuôn khổ của sự xa xỉ.

Những sự hợp tác này càng làm cho DNA của thương hiệu trở nên mạnh mẽ hơn. Louis Vuitton chưa từng có nhu cầu phải làm mới lại thương hiệu, vì nó luôn được giữ gìn và phát triển cẩn thận, nhất quán và độ nhận diện thương hiệu rất rõ ràng.

Trong 20 năm qua, Louis Vuitton đã đi qua nhiều đời CEO, như Yves Carcelle.

Thương hiệu luôn được phát triển với một cách quản lý không ngừng nghỉ, mỗi ngày mỗi chỉn chu và cẩn thận trong khuôn khổ một tầm nhìn dài hạn.

Louis Vuitton được lèo lái cẩn thận với mục tiêu duy nhất là sự phát triển nhẹ nhàng nhưng chắc chắn.

Ngay cả Michael Burke, với phong cách lãnh đạo rất khác biệt, cũng như các giám đốc sáng tạo tràn đầy năng lượng như Marc Jacobs, cũng chưa bao giờ làm thay đổi bộ giá trị cốt lõi của thương hiệu.

Những sự hợp tác làm nên huyền thoại 

Arizona Muse

Người ta vẫn luôn sùng bái Louis Vuitton từ những mặt hàng chủ lực với logo LV huyền thoại, hay những chiến dịch quảng cáo đã đi vào lịch sử như Art of Travel (với nhiếp ảnh gia Annie Leibovitz và được tán dương rất nhiều bởi Keith Richards, Sean Connery và Angelina Jolie). Trong khi đó, những sản phẩm mới như giày thể thao cũng được giới thiệu để đáp ứng nhu cầu của tầng lớp khách hàng trẻ tuổi.

Những bộ sưu tập mang tính biểu tượng của Louis Vuitton luôn được phát triển và cập nhật, nhưng chưa bao giờ bị biến đổi.

Sự hợp tác gần đây với nhà sản xuất ván trượt Supreme đến từ New York chẳng khiến thương hiệu trở nên quá lố hay ảnh hưởng gì đến cơ hội được phục vụ cho Đệ nhất Phu nhân Pháp.

Một nhóm những Giám đốc sáng tạo đáng mơ ước gồm có: Nicolas Ghesquière, Virgil Abloh và Francesca Amfitheatrof. Tất cả họ đều có đóng góp nhất định với những phong cách khác nhau trong hành trình phát triển của thương hiệu.

Từ trái sang: Bernard ARNAULT, Emmanuel MACRON, Michael BURKE, Olivier SAILLARD, Robert CARSEN tại triển lãm Volez-Voguez-Voyagez-Louis Vuitton năm 2015

Một chiến lược phân phối vô cùng cẩn trọng, một chính sách bán hàng không có giảm giá và việc mở rộng ngành hàng kinh doanh cũng luôn được xem xét kỹ lưỡng… đã góp phần không nhỏ trong việc gìn giữ giá trị thương hiệu này.

Theo tờ Financial Times, Francois-Henry Pinault của tập đoàn đối thủ Kering “tin rằng át chủ bài Gucci của họ sẽ đánh bại Louis Vuitton để giữ ngôi vương thương hiệu xa xỉ đắt giá nhất thế giới trong một ngày nào đó”.

Nhưng đó là niềm tin hay chỉ là hy vọng hão huyền?


 
Back to top