BUSINESS OF LUXURY

Việt Nam đang đứng ở vị trí nào trong nhóm quốc gia bền vững nhất dành cho doanh nghiệp?

Jul 16, 2019 | By Trang Ps

Theo FM Global Resilience Index 2019, những quốc gia có mức độ tham nhũng thấp, được trang bị cơ sở vật chất tốt nhất để đối phó với hiện tượng biến đổi khí hậu, thiên tai sẽ lọt vào danh sách những điểm đến lý tưởng cho doanh nghiệp. Việt Nam đứng vị trí 88/130 trong bảng xếp hạng này, trong khi đó, Thái Lan giữ vị trí 73/130.

Na Uy

Khi thế giới chúng ta đang phải chịu tổn thương bởi những bất ổn chính trị và sự hủy hoại của môi trường, không có gì quan trọng hơn việc tìm một bến đỗ tương lai lành mạnh cho doanh nghiệp.

Biến đổi khí hậu liên tiếp đe dọa từng khu vực trên toàn cầu; căng thẳng chính trị leo thang gây ra rạn nứt và đổ vỡ ở cả những nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới; và có thể nói rằng, tiến bộ công nghệ đang gây hại nhiều hơn là tạo nên một cuộc sống trật tự, an ninh cho mỗi công dân.

Vì thế, để một doanh nghiệp “sống khỏe” trong bối cảnh “nói trước bước không qua” này, điều quan trọng đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp là cần xác định rõ những mối đe dọa và phác thảo kế hoạch dự phòng dựa trên dữ liệu khi thảm họa xảy ra.

nước Đức

Đức xếp vị trí số 4 trong bảng xếp hạng này.

Trong năm thứ 6, FM Global Resilience Index 2019 kiên định thực hiện nghĩa vụ hỗ trợ các giám đốc điều hành cấp cao đánh giá về những lỗ hổng và xây dựng phương án phục hồi công ty của họ trên toàn thế giới. Chỉ số nghiên cứu và xếp hạng 130 quốc gia dựa trên các yếu tố liên quan đến rủi ro kinh doanh, bao gồm năng suất kinh tế chung, mối đe dọa an ninh mạng, tham nhũng chính phủ và minh bạch chuỗi cung ứng.

Điểm số từ 0 đến 100 nói lên khả năng phục hồi từ thấp nhất đến cao nhất.

Bảng xếp hạng 5 quốc gia bền vững nhất:

  1. Na Uy
  2. Đan Mạch
  3. Thụy Sĩ
  4. Đức
  5. Phần Lan

Trong đó, Na Uy là quốc gia duy nhất nhận điểm số 100 nhờ 10 bảng xếp hạng hàng đầu về năng suất kinh tế, ổn định chính trị, kiểm soát tham nhũng và quản trị doanh nghiệp. Đất nước này cũng tự hào vì có mực độ rủi ro tự nhiên thấp nhất và giảm sự phụ thuộc kinh tế vào dầu mỏ.

Na Uy

Na Uy là quốc gia bền vững nhất thế giới.

Từ vị trí thứ 7 trong năm 2018, Đan Mạch vươn lên vị trí số 2 trong năm nay nhờ sự cải thiện ấn tượng trong chuỗi cung ứng, chính phủ kiên quyết đẩy lùi nạn tham nhũng cùng rủi ro tự nhiên thấp.

Thụy Sĩ vẫn nằm trong top 3 quốc gia hàng đầu nhờ chất lượng cơ sở hạ tầng và quản trị doanh nghiệp, chính trị ổn định, mức độ tham nhũng thấp và năng suất kinh tế ấn tượng.

Đan mạch

Đan Mạch từ vị trí thứ 7 nhảy lên vị trí thứ 2 trong năm nay.

Không có gì ngạc nhiên khi đây cũng là 5 quốc gia được xếp hạng cao trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2019 (World Happiness Report 2019) và dẫn đầu trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.

Các quốc gia ít bền vững nhất:

  1. Haiti
  2. Venezuela
  3. Ê-díp-tô
  4. Chad
  5. Mozambique

Haiti là quốc gia có xếp hạng thấp nhất và cũng là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới hiện vẫn đang hồi phục sau cơn bão Matthew. Haiti hiện đang vật lộn với tình trạng thiếu nhiên liệu trên diện rộng.

Venezuela là đất nước có mức độ siêu lạm phát và tham nhũng, nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ và tiếp xúc với những mối nguy hiểm tự nhiên.

Mặc dù chính phủ Ethiopia đã tự do chính trị nhưng quốc gia này vẫn đang phải đấu tranh với các vấn đề bao gồm giá lương thực cao, nạn mù chữ, hạn hán, lũ lụt khó lường cũng như nạn tham nhũng tràn lan và vô luật pháp.

Quốc gia lên dốc và tụt dốc nhanh nhất:

Rwanda (xếp hạng 77) là quốc gia leo dốc nhanh nhất trong năm 2019 với 35 bậc so với năm ngoái. Thành tựu này bắt nguồn từ sự phát triển tích cực trong quản trị doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế ổn định và giảm nghèo.

Thái Lan (xếp hạng 73) cũng tăng 16 bậc trong năm nay nhờ những cải thiện đáng kể về khả năng hiện thị chuỗi cung ứng và quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, nước này vẫn đang cần cải thiện quản lý rủi ro tự nhiên.

Mặt khác, Cộng hòa Bắc Macedonia (xếp hạng 100) là quốc gia tụt dốc nhanh nhất (giảm 22 bậc). Nguyên nhân lớn đến từ việc năng suất kinh tế thấp hơn và gia tăng đô thị hóa, phụ thuộc vào dầu mỏ.

Các quốc gia quản trị tốt:

Các quốc gia có quản trị tốt nhất là Singapore, New Zealand và Canada, nơi khuyến khích mạnh mẽ sự minh bạch giữa cổ đông và chính phủ.

Tầm quan trọng của sự bền vững môi trường:

12 tháng qua, thế giới đã chứng kiến “miếng bánh thiên tai và thảm họa môi trường” đã được chia đều ở mỗi quốc gia. Từ động đất làm thiệt hại nền kinh tế Nhật Bản, lũ lụt nghiêm trọng ở Ấn Độ, Ý và Áo, hạn hán tại Trung Quốc và Argentina đến nạn cháy rừng qua California và Úc.

Bão Jebi Nhật Bản

Bão Jebi là cơn bão nhiệt đới lớn nhất tấn công Nhật Bản kể từ đợt bão Yancy năm 1993.

Theo FM Global, những dữ kiện này đã khiến 2018 trở thành năm tốn kém nhất vì thiệt hại kinh tế bị gây ra bởi thiên tai thảm khốc. Do đó, một quốc gia phát triển nhanh chóng là quốc gia có khả năng phục hồi môi trường tốt.

Việt Nam

Về phát triển kinh tế, Việt Nam đứng vị trí 112/130 (20,6/100 điểm), quản trị chất lượng rủi ro đạt vị trí 67/130 (37,1/100 điểm) và nguồn cung ứng đứng ở vị trí 75/130 (47,8/100 điểm). Tất cả các chỉ số này khiến Việt Nam đứng thứ 88/130 trong FM Global Resilience Index 2019.

Tốc độ tăng trưởng đô thị nhanh chóng ở Việt Nam (xếp hạng 88) cũng ảnh hưởng đến thứ hạng chung của nước ta do căng thẳng tiềm tàng đối với cơ sở hạ tầng và tác động của lũ lụt, hỏa hoạn và động đất.

Trong danh mục “chất lượng rủi ro thiên tai”, Việt Nam tụt 38 bậc xuống vị trí cuối cùng (xếp hạng 130) do chất lượng xây dựng và cơ sở hạ tầng gây nguy hiểm tự nhiên.


 
Back to top