BUSINESS OF LUXURY

Business of Luxury: Kinh doanh triển lãm nghệ thuật ở Singapore có bền vững?

Mar 07, 2019 | By admin

Giá nhà đất đắt đỏ, văn hóa đa dạng và sự dè dặt trong chi tiêu cho những món đồ nghệ thuật có lẽ đang buộc các triển lãm và phòng trưng bày ở đảo quốc Singapore vào con đường đóng cửa. 

Những người yêu nghệ thuật và các nghệ sĩ đang tỏ ra quan ngại khi hoạt động nghệ thuật ở Singapore đang ngày càng trầm lắng. Mới đây, một đám mây ảm đạm đã bao trùm ngành công nghiệp sáng tạo ở đảo quốc Sư tử khi Art Stage Singapore ra một tuyên bố bất ngờ rằng họ sẽ hủy bỏ Hội chợ Nghệ thuật Đương đại vốn được tổ chức hàng năm.

Hội chợ này được ra mắt vào năm 2011, đã thu hút người từ khắp nơi trên thế giới đổ về đảo quốc để chiêm ngưỡng và trao đổi mua bán các tác phẩm của nhiều nghệ sĩ tề tựu trong triển lãm nghệ thuật đương đại châu Á. Nhưng năm nay, doanh số kém cỏi và cạnh tranh không lành mạnh từ các hội chợ tư nhân đã dẫn đến sự đóng cửa của nó, các nghệ sĩ và phòng trưng bày tranh giành nhau những địa điểm thay thế khác để giảm thiểu thiệt hại.

Tình trạng hàng loạt phòng trưng bày, bảo tàng đóng cửa đã buộc các nghệ sĩ ở Singapore phải suy nghĩ lại về giá trị nghệ thuật của nước nhà.

Việc rút lui đột ngột của một sự kiện không phải là điều gì mới mẻ ở Singapore. Bảo tàng nghệ thuật thương mại Singapore Pinacotheque de Paris đã đóng cửa cách đây ba năm do lượng khách yếu và những khó khăn về tài chính – chỉ chưa đầy một năm sau khi khai trương. Triển lãm nghệ thuật đương đại Singapore cũng ngừng hoạt động sau hai lần tổ chức.

Thực trạng u ám

the business model of a gallery may not sustainable in Singapore

Ngày càng có nhiều triển lãm nghệ thuật đang thu hẹp quy mô, ngay cả Hội chợ Nghệ thuật Bình dân cũng giảm từ hai mùa xuống còn một, khiến giới nghệ sĩ và các phòng trưng bày trở nên lo lắng về tương lai. “Ở Singapore, kinh tế đang đi xuống và tiền thuê mặt bằng thực sự đắt đỏ”. – Herman Salleh, Giám đốc công ty tư vấn nghệ thuật H.ARTS COLLECTIVE chia sẻ.

Ông cũng cho biết thêm rằng mô hình kinh doanh phòng triển lãm thực sự không mấy bền vững ở đảo quốc Sư Tử, một số phòng trưng bày đã chuyển sang mô hình kinh doanh trực tuyến, trong khi đó một số khác lại đang hợp tác với những công ty thương mại như thiết kế nội thất và các công ty kiến trúc.

“Cũng không có nhiều nhà sưu tập ở đây, phần lớn họ ở nước ngoài, vì thế thị trường Singapore cũng không mấy tiềm năng”. – Salleh nói.

Theo nghệ sĩ Atin Yeo, sự đang dạng về văn hóa của người Singapore chính là một nguyên nhân dẫn đến việc Art Stage rút lui. “Người nghệ sĩ thường muốn được cảm thấy rằng mình đang nói chuyện và được hiểu bởi số đông hay đối tượng khán giả nhất định”. – nghệ sĩ 20 tuổi lai Thái cho biết: “Ở những nơi khác, khán giả có cùng quan điểm về văn hóa nên người nghệ sĩ có thể truyền tải thông điệp của họ dễ dàng. Nhưng ở Singapore họ sẽ không làm được như thế”!

Lần hủy show này của Art Stage sẽ gây khó khăn cho sự phát triển của các nghệ sĩ quốc tế và cho thấy rằng người ta chẳng mấy quan tâm đến đời sống của nghệ sĩ và các phòng trưng bày nghệ thuật.

Những tín hiệu đáng mừng

Trong lúc nhiều người tỏ ra thất vọng về việc Art Stage hủy show, thì điều này lại khiến cộng đồng nghệ sĩ bản địa thêm mạnh mẽ hơn, và họ tìm cách liên kết để vượt qua khó khăn trước mắt.

Plural Art Mag, một tạp chí nghệ thuật chuyên viết về các tác phẩm đương đại đã lập ra một trang Facebook với tên gọi “Art Stage SOS” để các nghệ sĩ cùng tìm địa điểm cho triển lãm của họ. Nhóm làm việc tại Plural Art Mag cũng thấy trước sự khó khăn khi họ tìm cách hỗ trợ các nghệ sĩ bị ảnh hưởng bởi Art Stage hủy show. Hai nhà sáng lập Plural Art Mag là Usha và Pauline cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng với cương vị là một kênh truyền thông, chúng tôi sẽ tìm đến các độc giả của mình để xem ai có thể giúp các nghệ sĩ và nhà triển lãm bị ảnh hưởng mượn được mặt bằng thay thế”.

Các phòng studio và những người có nhà riêng cũng sẵn sàng giúp đỡ bằng cách cho mượn địa điểm để triển lãm được diễn ra. “Rất nhiều phản hồi từ cộng đồng, đặc biệt là từ những nguồn không phải trong lĩnh vực nghệ thuật, khiến chúng tôi thực sự thấy ấm lòng”, Usha và Pauline chia sẻ.

Vẫn còn có những hỗ trợ vô điều kiện và sự tôn trọng với cộng đồng những người làm nghệ thuật ở Singapore.

Tham gia Art Stage trong ba năm qua, Faith Joyce Koh, một sinh viên ngành truyền thông nhận thấy rằng người Singapore đang từ từ làm quen với ngành công nghiệp nghệ thuật. “Người ta có thể bắt đầu bằng cách sẵn sàng ủng hộ các nghệ sĩ thông qua hành động cụ thể như bảo trợ hay mua các tác phẩm”, Koh giải thích. “Nghệ thuật là sự phản ánh cũng là những viên gạch xây dựng nền văn hóa của một quốc gia. Nó giúp chúng ta suy nghĩ chính chắn và năng động hơn. Xin đừng đẩy đất nước chúng ta đi theo suy nghĩ nghệ thuật là thứ gì đó không hữu ích”.

Bài: Lynn (từ Singapore) 


 
Back to top