Nghệ thuật

Thời kì xanh và hồng của Pablo Picasso: Khi người ta trẻ

Jul 24, 2019 | By Nguyen Huu Hon

Pablo Picasso! Cái tên thường được lóe sáng đầu tiên lên trong tiềm thức những người quan tâm nghệ thuật. Nổi tiếng với số lượng tác phẩm đồ sộ cùng cách đối xử với người thân lạnh lùng, nhưng có lẽ ít ai biết được rằng, tuổi trẻ của đại danh họa là một chuỗi đời chông gai.

Chàng thanh niên Picasso 20 tuổi sống và di chuyển giữa Barcelona và Paris vào khoảng 1901 – 1906 cũng đầy những hoài bão nhưng nhiều biến cố như bao con người trẻ khác. Đây cũng chính là cột mốc quan trọng đánh dấu những chuyển biến tâm trạng phức tạp của Picasso, quãng đời mà người ta hay gọi là thời kì xanh và hồng, hai sắc màu tương phản, cho hai giai đoạn sáng tác này để nói lên gam màu và tâm trạng của đại danh họa. Bảo tàng Orsay Paris, Phá từng mở một triển lãm “Picasso: Xanh và Hồng”. Out and Out Việt Nam khám phá cuộc hành trình lúc còn trẻ của đại danh họa này.

Từ Madrid đến Barcelona: cậu bé Picasso với tài năng hội họa thiên bẩm và tầm nhìn “avant-garde”.

Một cậu bé kì lạ, biết vẽ trước khi cả biết nói. “Lápiz”, trong tiếng Tây Ban Nha dùng để gọi cho cây bút chì và “piz, piz” là những âm từ đầu tiên cậu bé Picasso thốt ra tiếng. Sinh ra tại Malaga ngày 25 tháng 10 1881, trong một gia đình bình dân, cha là ông Don Juan Ruiz, một thầy giáo dạy vẽ, đã dẫn dắt Picasso vào con đường nghệ thuật ngay khi phát hiện khả năng của cậu. Ông bắt đầu dạy cậu vẽ nhưng con chim bồ câu nhưng Pablo lại hứng thú với những trận đấu bò tót. Đó là những màn trình diễn vô cùng hoành tráng trong mắt cậu bé Picasso.

Quá kinh ngạc với tài năng của con trai, ông Ruiz mong ước biến Picasso trở thành một đại danh họa cổ điển. Ông thường xuyên đưa cậu con trai tới thăm bảo tàng Prado ở Madrid. Tại đây, Picasso được chiêm ngưỡng những tuyệt tác của các bậc thầy cổ điển, tranh tả thực Tây Ban Nha: Diego Velázquez, Francisco Goya, hay Francisco Zurbarán…

Picasso đặc biệt ngưỡng mộ các tác phẩm của El Greco; các yếu tố như tay chân thon dài, màu sắc bắt mắt và thần thái huyền bí được áp dụng trong tác phẩm sau này của Picasso.

El Greco, Tầm nhìn của Thánh John (1608-1614)
El Greco, Tầm nhìn của Thánh John (1608-1614)

Tuy nhiên, một đứa trẻ đặc biệt như Picasso lại muốn vẽ những gì mình cảm nhận thấy và thực với cá tính của ông. Những bức chân dung tự họa của Picasso, lúc này là một cậu thiếu niên, luôn phá cách đi xa với kĩ thuật hàn lâm. Biến cố gia đình bắt đầu xảy ra khi chị ông mất, cả nhà của ông chuyển lên Barcelona sinh sống. Phong trào “avant-garde” lúc bấy giờ nở rộ với kiến trúc sư Gaudi đi đầu cộng với triết học Nietzsche được truyền bá rộng rãi, tinh thần “avant-garde” như bùng cháy trong Picasso tạo tiền đề cho một cuộc cách mạng về tư duy nghệ thuật mạnh mẽ.

Trong thời gian ở Barcelona vào năm 1899, ông thường lui tới Els Quatre Gats (Bốn con mèo), quán cà phê, nơi các nghệ sĩ và trí thức thường gặp nhau. Ông đã kết bạn,  với họa sĩ trẻ Carlos Casagemas, và nhà thơ Sabartés, người sau này sẽ là thư ký và người bạn suốt đời của ông. Ở Quatre Gats, Picasso đã gặp những đại diện sống động của chủ nghĩa hiện đại Tây Ban Nha, như Rusinol và Nonell.

Picasso như một bông hoa đón nắng, nhiệt tình hăng say kể về những hướng đi mới trong nghệ thuật, giã từ chủ nghĩa cổ điển, bắt đầu cuộc tìm kiếm và thử nghiệm lâu dài.

Picasso như một bông hoa đón nắng, nhiệt tình hăng say kể về những hướng đi mới trong nghệ thuật, giã từ chủ nghĩa cổ điển, bắt đầu cuộc tìm kiếm và thử nghiệm lâu dài. Lối sống Bohemian xa xỉ về thời gian, sự tự do và suy nghĩ không biết ngày mai, Picasso bắt đầu biết tới mùi vị xác thịt với những cuộc vui ở nhà thổ khi chỉ mới 18 tuổi. Nơi trụy lạc ấy lại là cái nôi sinh ra những tác phẩm đầy khiêu gợi nhưng chứ đựng nhiều tư duy hình thể của chàng thanh niên lãng mạn Picasso. Sự ngổ ngáo khiến mối quan hệ với cha mẹ ông trở nên căng thẳng, họ không thể hiểu và tha thứ cho ông về sự phản bội dành cho chủ nghĩa cổ điển và lối sống vô kiểm soát. Năm 1901, Picasso cùng Casagemas và Sabartés lên đường tới Paris.

Pablo Picasso, tự họa, 1896, Museu Pablo Picasso, Barcelona
Pablo Picasso, tự họa, 1896, Museu Pablo Picasso, Barcelona

Thời kì Xanh: Thanh xuân du mục trong sầu đau và sự trưởng thành tưởng chừng không lối thoát.

Độ tuổi 20, con người bắt đầu có ý thức rõ ràng hơn về nhiều thứ cùng những kế hoạch trong tương lai. Nhưng cuộc đời nghệ sĩ nằm ngoài những chuẩn mực này. Picasso cùng những người bạn nghệ sĩ đặt chân đến Paris và tiếp tục “đẫm” mình vào lối sống Bohemian lãng mạn mà đầy phóng túng. Paris thời kì Belle Epoque, tổ điểm bởi phong trào Art Nouveau, cũng lại nơi bị kịch ập đến.

Người bạn thân Carles Casagemas tự bắn vào đầu mình vì tình yêu không được đáp lại dành cho Germaine Pichot, một gái làng chơi. Như duyên nợ, Pichot sau này cũng là một trong những người mẫu trong tác phẩm Les Demoiselles d’Avignon của Picasso. Chàng trai Picasso, lúc này 20 tuổi, rơi vào sự đau đớn bởi vì ông là một con người rất trọng tình bằng hữu. Những tình nhân của ông có thể đến rồi đi, nhưng những người bạn ông coi là tri kỉ luôn giúp đỡ và nâng đỡ ông trên con đường nghệ thuật.

Những năm tháng tuổi 20 của chàng trai chìm trong nghèo đói, bi kịch và yếu đuối về mặt cảm xúc. Đó là những cuộc đấu tranh của chính Picasso để khởi đầu sự nghiệp hội họa của mình và thời kỳ màu xanh bắt đầu từ đây.

“Nghĩ về Casagemas, điều đó khiến tôi bắt đầu vẽ màu xanh dương”,  Picasso nói với người bạn, tiểu sử gia Pierre Daix.

Cái chết của người bạn thân ảm ảnh, in hằng vào tâm trí Picasso, và đóng vai trò là chất xúc tác cho một loạt các bức tranh đầu được sáng tác ngay sau đó. Màu xanh sẫm, màu xám sẫm và màu xanh lá cây yếu ớt, nét cọ buồn bã có phần hờ hững như những dấu tích khổ đau.

Một trong những tác phẩm đầu tiên, The death of Casagemas (Cái chết của Casagemas) (1901), đã phản ứng trực tiếp với vụ tự tử của Casagemas. Tác phẩm sơn dầu trên gỗ tả gốc mặt nhà thơ xanh xanh biếc quấn trong chăn trắng. Trông anh ta gần như yên bình, như thể đang ngủ, nhưng Picasso, vẫn để vết đạn trên vầng thái dương. Một sự thật trần trụi mà chàng trai Picasso phải đối mặt.

Ngay cả trước khi Casagemas mất, Picasso đã phải vật lộn với hàng loạt cái chết khác trong cuộc đời mình. Năm 1895, em gái bảy tuổi Conchita của ông qua đời vì bệnh bạch hầu. Năm 1899, họa sĩ Hortensi Guell, một thành viên trong hội nghệ sĩ của Picasso ở Barcelona, đã ném mình tự vẫn từ một vách đá. Picasso cũng hay tin vụ tự tử của Vincent van Gogh, năm 1890. Các học giả suy luận rằng có sự tương đồng giữa các bức tranh của Van Gogh và nét cọ đầy ngẫu hứng cùng bảng màu đầy tâm trạng của chàng trai trẻ Picasso trong  The Death of Casagemas để bày tỏ lòng tôn kính với nghệ sĩ quá cố.

Các học giả suy luận rằng có sự tương đồng giữa các bức tranh của Van Gogh và nét cọ đầy ngẫu hứng cùng bảng màu đầy tâm trạng của chàng trai trẻ Picasso trong  The Death of Casagemas để bày tỏ lòng tôn kính với nghệ sĩ quá cố.

Pablo Picasso, The Death of Casagemas, 1901. © Succession Picasso. Musée Picasso Paris.

Picasso cũng tự xác định bản thân, như trong bức chân dung tự họa năm 1901. Một chàng thanh niên đầu hai tự miêu tả mình là một người đàn ông gầy gò, nông nổi và mỏng manh ở tuổi 50, thay vì một anh chàng trẻ tuổi đầy nghị lực khi bắt đầu sự nghiệp. Một dải màu xanh lam bụi bặm, tối tăm làm bão hòa chủ thể và phông nền. Khuôn mặt màu trắng xanh băng giá, áo khoác màu xanh coban sâu và đôi mắt màu xanh hải quân. Ấn tượng chung là một trong những sự thất vọng: một nghệ sĩ bị dày vò tách biệt khỏi xã hội.

Trái: Chân dung tự họa, 1901 81 cm x 60 cm, sơn dầu Phải: Chân dung Pablo Picasso trong studio của Ricardo Canals, 1904. Ảnh bởi Wikimedia Commons.
Trái: Chân dung tự họa, 1901
81 cm x 60 cm, sơn dầu
Phải: Chân dung Pablo Picasso trong studio của Ricardo Canals, 1904. Ảnh bởi Wikimedia Commons.
Trái: Buveuse assoupie (Người say rượu đang ngủ), 1902 Phải: La Célestine (Người phụ nữ trong vỏ gối) (La Celestina), 1904
Trái: Buveuse assoupie (Người say rượu đang ngủ), 1902
Phải: La Célestine (Người phụ nữ trong vỏ gối) (La Celestina), 1904

Chủ đề xoay quanh trong thời kì này thường là những nhân vật ở dưới đáy xã hội: gái mại dâm, người say rượu, người vô gia cư, và những người chỉ đơn giản đấu tranh với những áp lực của cuộc sống hàng ngày như trong các tác phẩm Mother and Child by a Fountain (1901), Buveuse assoupie (Người uống ngủ) (1902),…

Tuy nhiên, trong bức tranh nổi tiếng nhất của Picasso, vào thời kỳ màu xanh, Picasso trở lại với chủ đề hoàn cảnh của mình. La Vie (Cuộc sống) (1903) đưa chúng ta vào một xưởng vẽ nghệ sĩ. Qua các phiên bản nằm bên dưới của bức tranh, tia x quang tiết lộ rằng Picasso là nhân vật trung tâm. Tác phẩm hoàn thiện thì danh họa lại miêu tả Casagemas là chủ đề chính. Bạn thân nghệ sĩ trong tình trạng không quần áo trừ một cái khố. Một phụ nữ khỏa thân bám lấy anh ta, và hai người nhìn gần như song song qua bên kia là một người mẹ và đứa trẻ. Đằng sau họ là hai tấm bạt phủ trùm lên cơ thể .

Mỗi yếu tố của cảnh tượng như khơi lại một sự tổn thương. Nghệ sĩ mang những khía cạnh tăm tối của cuộc đời mình vào một bức tranh duy nhất: nghèo đói, chán nản, thống khổ, sáng tạo và đau buồn cho những người đã mất, như Casagemas. Điều thú vị là những tia x quang kia cũng tiết lộ rằng bức tranh đã được thực hiện trên bề mặt của một tác phẩm trước đó có tên là Last Moment (Khoảnh khắc cuối cùng), lấy cảm hứng từ cái chết của chị gái Picasso.

Danh họa trong thời gian này cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ các nhân vật trong tác phẩm của Alfred de Vigny, viết về những nhà thơ  sống trong cuộc đời đầy bi thảm. Cũng như giám tuyển William H. Robinson chỉ ra, Picasso cũng như nhân vật chính trong tiểu thuyết của Vigny “Stello”, một nhà thơ thiên tài như vì sao tinh tú, nhưng bị dằn vặt bởi “lũ quỷ màu xanh da trời” của sự sầu thảm.

Trái: La vie (Cuộc đời), 1903,
Sơn dầu
Phải: Khoảnh khắc cuối cùng được soi bằng tia x quang

Thời kỳ hồng: Khi tình yêu đến cứu rỗi linh hồn và bước chuyển mình tính đột phá

Khi linh hồn của nghệ sĩ tài ba tưởng chừng như đi vào ngõ cụt, thì tình yêu, tình bằng hữu chính là thứ ánh sáng soi rọi kì diệu. Diễn ra ngắn ngủi trong khoảng từ 1904 đến 1906, khi Picasso định cư ở Montmartre tại Bateau-Lavoir giữa các nhà thơ và nhà văn tự do. Trái ngược với thời kỳ màu xanh, thời kỳ hồng của Picasso đại diện cho các chủ đề dễ chịu hơn về chú hề, cô hề và người biểu diễn lễ hội, được miêu tả bằng màu sắc sống động vui tươi của màu đỏ, cam, hồng tông màu.

Nhân vật đầu tiên được cho là làm sống dậy linh hồn của Picasso là một phụ nữ tên là Madeleine. Đây là một mối quan hệ vô cùng bí ẩn. Pablo chưa bao giờ kể về mối quan hệ này cho đến tận gần cuối đời. Người ta phát hiện bức phác họa này trên một tấm các tông và dễ dàng nhận thấy chính Madeleine đã giúp Picasso tìm lại “la vie en rose” (cuộc sống màu hồng). Từ đấy những biến chuyển trong phong cách của danh họa dần hiện hữu.

Và trong dịp đi xem xiếc ở rạp Medrano, dưới chân Montmartre, khu phố của mình, Picasso ấn tượng và bỏ ra hàng giờ với một người hề xiếc

Image result for madeleine pablo picasso
Bức phát họa nàng Madeleine (1904)

Và trong dịp đi xem xiếc ở rạp Medrano, dưới chân Montmartre, khu phố của mình, Picasso ấn tượng và bỏ ra hàng giờ với một người hề xiếc. Chàng trai bị thu hút bởi cuộc sống, niềm vui của những con người lưu diễn cùng nhau như một gia đình. Màu xanh những gương mặt thất thần, ánh mắt vô hồn mờ dần thay vào đó là thứ ánh sáng của tình yêu, ý thức và mưu cầu về hạnh phúc. Picasso đã mơ về một gia đình cùng đứa con cùng người đẹp Madeleine. Người nghệ sĩ tự hóa thân mình thành chú hề trong tranh như muốn trở thành người có thể đem để niềm vui cho những người mình yêu quý.

Family of Saltimbanques (Gia đình hề xiếc), 1905, sơn dầu
Acrobat’s Family with a Monkey (Gia đình diễn viên nhào lộn và chú khỉ), 1905, dán giấy, màu gouache, màu nước, màu pastel và mực India trên bìa các tông, 104 x 75 cm

Tuy nhiên, không ít lâu sau hình ảnh lứa đôi với Madeleine lu mờ bởi hình bóng của nàng Amélie Lang. Cô gái độ tuổi đôi mươi đã chạy trốn khỏi một cuộc hôn nhân dàn xếp với người chồng bạo hành rồi lưu lạc đến Paris. Mùa hè năm, 1904, Amélie lúc này đổi tên thành Fernande Olivier, trở thành nàng thơ cho nhiều nghệ sĩ ở Montmartre, và cũng là cảm hứng mới cho Picasso. Bằng sự duyên dáng, danh họa biến Fernande thành của riêng mình. Nghệ sĩ cùng tình nhân thường đắm mình trong làn thuốc phiện và các bức tranh cũng tăng theo thời gian. Đôi tình nhân sau đó quyết định cùng nhau rời khỏi Paris vào mùa hè năm 1906 bằng tất cả số tiền thu được khi nhà buôn tranh Ambroise Vollard mua hết tất cả các tranh thời kì hồng. Cặp đôi dừng chân ở làng Gósol, vùng núi xứ Catalan và từ đó thời kỳ hồng kết thúc.

Image result for Woman with Kerchief picasso
Woman in Kerchief (Người phụ nữ trong khăn choàng đầu), 1906 Màu gouache và phấn trên giấy Chân dung Fernande Olivier
Ảnh khỏa thân của Fernande Olivier chụp bởi Jean Agélou

“Không có nhiều tiền, Picasso thường hay vẽ đè lên bức tranh. Vì vậy, một số bức tranh có đến 2, 3 lớp mà tôi nghĩ trước đó anh ấy vẽ rất đẹp” bà Fernande, hồi tưởng.

Không quá khó hiểu khi bức tranh, Fillette à la corbeille fleurie (Cô bé cùng giỏ hoa) (1905) của Picasso lại được mua với giá 115 triệu đô la. Bức tranh về 1 cô bé thiếu niên trong tình trạng khỏa thân cầm giỏ hoa, cặp mắt ngây thơ chứa đựng sự buồn bã. Một bố cục đầy hàm ý. Bức tranh không thể không khiến những người đam mê nghệ thuật hoài nghi về một nhân vật của nạn mại dâm rất phổ biến thời bấy giờ hoặc là một “tình nhân” bé nhỏ của Picasso. Mặc cho tính đạo đức được đặt câu hỏi ở đây, tác phẩm này nằm ở dấu mốc quan trọng khi nằm ở cuối thời kì xanh và bắt đầu thời kì hồng. Có thể hình ảnh hoa và cô bé tượng trưng cho 1 sự hi vọng về tình yêu và trưởng thành lớn lao để hướng đến tương lai tốt đẹp hơn. Chúng ta có quyền được tưởng tượng và lãng mạn nhưng không được quên rằng nghệ sĩ đã phải trải qua những nỗi đau tột cùng để đạt được thành quả ngày nay.

Image result for Fillette à la corbeille fleurie picasso

Fillette à la corbeille fleurie ký tên ‘Picasso, (phía trên bên phải); ký lại, ghi ngày tháng và ghi Picasso 1905 13 Rue Ravignan Hiện (ở mặt sau) Sơn dầu trên vải toan 154,8 x 66,1 cm, 1905

Bài: oaoartmedia.com I Nguồn tham khảo: Artsy, BBC, Musée d’Orsay. Out and Out – Truyền thông nghệ thuật.


 
Back to top