Phong cách / Làm đẹp

Versace bị tẩy chay tại thị trường Trung Quốc

Aug 11, 2019 | By Nguyen Huu Hon

Thêm một nhà mốt Ý, sau Dolce & Gabbana, Versace gặp phải khủng hoảng lớn bị tẩy chay tại Trung Quốc, khi chiếc áo thun in dòng chữ nhạy cảm được cho là coi thường quốc gia và vùng lãnh thổ của đất nước này được in lên áo thun của nhà mốt xa xỉ.

Những động chạm về văn hóa, hiệu ứng đám đông của truyền thông, và những mồi lửa làm bùng cháy phong trào tẩy chay một thương hiệu. Cách đây không lâu, nhà mốt cao cấp của Ý Dolce & Gabbana (D&G) đã rơi vào một thảm họa về quan hệ công chúng sau khi tung ra chiến dịch quảng cáo mới nhất ở Trung Quốc, và bị chỉ trích gay gắt vì bị cho là phân biệt chủng tộc.

Phản ứng dữ dội càng leo thang sau khi nhà thiết kế và đồng sáng lập Stefano Gabbana bị cáo buộc đã có những nhận xét xúc phạm về văn hóa Trung Quốc trong khi nói về chiến dịch này trong một tin nhắn riêng trên Instagram cá nhân. Và càng nặng nề hơn là có rất nhiều lời kêu gọi tẩy chay nhãn hàng.

Đoạn clip được cho là coi thường khách hàng Trung Quốc của Dolce Gabbana

Mới đây, Versace cũng rơi vào tình cảnh tương tự hôm tháng 8.2019, khi nhà mốt Italy đã sản xuất chiếc áo thun in tên thành phố của các quốc gia trên thế giới. Đặc Biệt, Bắc Kinh, Thượng Hải được chú thích thuộc Trung Quốc, nhưng Hong Kong và Macau lại được xem như quốc gia độc lập. Chiếc áo này ra mắt trong khoảng thời gian căng thẳng chính trị. Hong Kong, Macau từng là thuộc địa của Anh và Bồ Đào Nha. Sau đó, hai vùng này trở thành đặc khu hành chính của Trung Quốc, theo chính sách “một quốc gia, hai chế độ”. Người dân Trung Quốc lên tiếng, đòi tẩy chay thương hiệu Versace.

Ngay lập tức, Versace đã đưa ra lời xin lỗi “Sai sót trong quá trình thiết kế dẫn đến một số thành phố không được đặt cùng tên quốc gia. Chúng tôi xin lỗi và sẽ rút kinh nghiệm, cũng như luôn yêu quý đất nước Trung Quốc”.

Khi Michael Kors hoàn tất việc mua lại Versace, Donatella đã từng nhận rất nhiều chỉ trích.

Sai sót trong quá trình thiết kế dẫn đến một số thành phố không được đặt cùng tên quốc gia. Chúng tôi xin lỗi và sẽ rút kinh nghiệm, cũng như luôn yêu quý đất nước Trung Quốc”.

Tuy nhiên, nhà mốt này lại tiếp tục gánh chịu tổn thất lớn, khi hôm nay, Bloomberg và SCMP vừa đưa tin, Dương Mịch chính thức rút khỏi vị trí là Gương mặt đại diện thương hiệu cho hãng thời trang Ý tại thị trường Trung Quốc. Điều đáng nói là, hợp đồng này vừa được kí cách đây 2 tháng.

Theo báo cáo năm 2017 của tập đoàn tư vấn McKinsey, người mua Trung Quốc chi 72 tỷ USD mỗi năm cho hàng hiệu, tương đương khoảng 1/3 thị trường mặt hàng này trên toàn cầu. Không chỉ Dolce & Gabbana, mà cả Versace, doanh thu lớn nhất của họ chính là thị trường  Trung Quốc. Làn sóng tẩy chay có thể khiến thương hiệu thời trang đến từ Ý này sụt giảm doanh thu mạnh mẽ ít nhất là trong năm tới đây.


 
Back to top