BUSINESS OF LUXURY

Vì sao Leica không bao giờ lỗi thời?

Jan 19, 2020 | By admin

Chủ tịch Leica Camera, Andreas Kaufmann tiết lộ chiến lược để giữ cho thương hiệu máy ảnh mang tính biểu tượng của Đức luôn có chỗ đứng trong lòng người mộ điệu.

Image by Leica

Andreas Kaufmann là một người gần gũi, một đặc điểm rất hiếm có ở các nhà lãnh đạo cao cấp của các tập đoàn. Có lẽ đó là vì ông ấy đã sống một cuộc sống rất khác trước khi trở thành chủ tịch hội đồng điều hành của Leica Camera.

Sinh ra và lớn lên tại Đức, Andreas và hai anh em của mình được thừa hưởng Frantschach, một công ty giấy và bột giấy lớn thuộc sở hữu của gia đình. Nhưng vì không có kỳ vọng cho anh chị em vào hàng ngũ quản lý, Andreas được tự do theo đuổi những sở thích khác. Ở trường đại học, ông học ngành khoa học chính trị, lịch sử và văn học, và sau đó trở thành thành viên sáng lập của Đảng Xanh. Trong 15 năm, ông cũng làm giáo viên trong khi theo đuổi các khoản đầu tư khác nhau.

Andreas Kaufmann là một người gần gũi, một đặc điểm rất hiếm có ở các nhà lãnh đạo cao cấp của các tập đoàn. Có lẽ đó là vì ông ấy đã sống một cuộc sống rất khác trước khi trở thành chủ tịch hội đồng điều hành của Leica Camera.

Một trong những khoản đầu tư này cuối cùng đã khiến ông bén duyên với Leica. Thương hiệu này lần đầu tiên gây ấn tượng sâu sắc với ông khi còn ở tuổi 20, khi vị hôn thê của ông lúc đó về nhà với một trong những chiếc máy ảnh của mình. Cô ấy nói, ‘Hãy xem em có gì này”. Và tôi nói, “đó là một chiếc máy ảnh”, ông ấy kể lại với một tiếng cười trìu mến. Cô nói, ‘Không, anh nhìn lại đi”, tôi đã làm theo và nói, “nó vẫn là một máy ảnh”. Cô trả lời: ‘Không, nó là một chiếc Leica”. Tôi vẫn còn nhớ giọng điệu của cô ấy khi nói về điều đó, có một điều gì ẩn sau giọng nói ấy.

Nhưng mối quan hệ của họ cuối cùng lại đi đến kết thúc (nó không liên quan gì đến máy ảnh, ông ấy cam đoan với chúng tôi), nhưng mối tình của Andreas với Leica đã nảy nở hàng thập kỷ sau đó. Năm 2004, ông đã mua cổ phần của nhà sản xuất máy ảnh nổi tiếng của Đức. Những chiếc máy ảnh được thiết kế tinh xảo của Leica đã định nghĩa lại việc chụp ảnh ký sự và ảnh đường phố trong thế kỷ 20, nhưng vào thời điểm thế kỷ 21, vị trí của Leica đã bị lung lay một chút.

https://www.instagram.com/p/BuMDPt5lBiU/?utm_source=ig_embed

Quá trình chuyển đổi hoàn toàn sang nhiếp ảnh kỹ thuật số là một thách thức, nhưng bản thân các máy ảnh không phải là vấn đề. Leica đã bắt đầu khám phá công nghệ kỹ thuật số từ đầu năm 1994, và đã có thể chuyển toàn bộ danh mục máy ảnh của mình sang kỹ thuật số trong khi vẫn được ca ngợi vì sự xuất sắc về chất lượng.

Việc từng bước định vị thương hiệu của Leica được cho là một thành công lớn hơn. Andreas đã bị thu hút bởi công ty vào thời điểm năm 2004 vì Hermès là cổ đông chính tại thời điểm đó. Thương hiệu xa xỉ Pháp lần đầu tiên bước vào thế giới công nghệ bởi vị Giám đốc điều hành lúc đó, Jean-Louis Dumas, là một người cuồng tín dòng máy ảnh Leica. Với việc Hermès cung cấp kiến ​​thức chuyên môn về ngành bán lẻ, Andreas bắt đầu thay đổi cách Leica bán máy ảnh của mình, chủ yếu thông qua các cửa hàng chính hãng, thay vì thông qua các đại lý. Ngày nay, họ sở hữu 50 trong số 83 cửa hàng Leica trên toàn thế giới, phần còn lại là hợp tác với các đối tác.

https://www.instagram.com/p/BwKHYNBD2ow/?utm_source=ig_embed

“Chúng tôi phải kiểm soát thương hiệu, lợi nhuận và khách hàng của mình”, Andreas giải thích. “Đây là một cuộc cách mạng diễn ra chậm, nhưng việc tiếp xúc trực tiếp với những người hâm mộ sản phẩm của chúng tôi đã tạo ra sự khác biệt lớn”. Ông đang hướng tới mục tiêu tăng trưởng hữu cơ lên ​​tới 10 cửa hàng mới mỗi năm, và gần đây nhất là cửa hàng Leica mới mở cửa trở lại trong Raspberry Hotel Arcade sau khi được xây lại ở Singapore. Nó gồm một quán cà phê và phòng trưng bày hình ảnh giới thiệu được tạo ra bởi các nhiếp ảnh gia nổi tiếng sử dụng máy ảnh Leica, minh họa cho hào quang đầy tinh tế mà thương hiệu muốn xây dựng. “Rốt cuộc, một người nào đó bước vào một cửa hàng Leica thực sự thuộc nhóm thiểu số”, ông tin là vậy. “Bạn được nâng tầm lên thuộc một nhóm người biết rằng họ chỉ muốn điều tốt nhất.”

“Rốt cuộc, một người nào đó bước vào một cửa hàng Leica thực sự thuộc nhóm thiểu số”, ông tin là vậy. “Bạn được nâng tầm lên thuộc một nhóm người biết rằng họ chỉ muốn điều tốt nhất.”

The Leica Watch; Photo courtesy of Hosanna Swee

Andreas cũng đang theo đuổi sự đổi mới trên các lĩnh vực khác. Năm 2016, Leica hợp tác với Huawei cho máy ảnh trên điện thoại thông minh của họ và ra mắt phòng thí nghiệm đổi mới với công ty công nghệ thông tin và truyền thông Trung Quốc. Năm 2018, Leica bắt đầu bán đồng hồ xa xỉ của riêng mình. Công ty cũng đầu tư vào các công ty khởi nghiệp làm việc trên các nền tảng công nghệ có tiềm năng thay đổi cuộc chơi.

https://www.instagram.com/p/BxFVqIwjPLJ/?utm_source=ig_embed

Nhưng truyền thống vẫn mang giá trị riêng của mình, và Leica là một trong số rất ít nhà sản xuất máy ảnh chụp phim còn sót lại. Tuy nhiên, Andreas nhắc nhở chúng tôi rằng, “Leica không phải là một bảo tàng và chúng tôi không được nhà nước tài trợ. Nếu khách hàng không muốn những chiếc máy ảnh này nữa, chúng tôi sẽ ngừng sản xuất chúng”. Và cuối cùng ông nói: “Có một lý do khiến mọi thứ luôn thay đổi. Nếu bạn nhìn ra ngoài đường hôm nay và chỉ thấy toàn những chiếc xe ngựa, thì đó là một vấn đề.”


 
Back to top