BUSINESS OF LUXURY

Triết lý thành công của CEO Pernod Ricard: Tiền không mua được trải nghiệm

Apr 08, 2020 | By Stephanie Nguyen

Alexandre Ricard là cháu nội của Paul Ricard, người đã giúp tạo nên một tập đoàn rượu khổng lồ tại Pháp thông qua cuộc sáp nhập lịch sử vào những năm 1970. Nhưng không vì thế mà con đường trở thành CEO của Alexandre Ricard trở nên dễ dàng. 

Alexandre Ricard, CEO của Pernod Ricard. Ảnh: The Lux Cafe.

Alexandre Ricard sinh ra tại Paris, đến Mỹ định cư năm 10 tuổi và quay về Pháp 8 năm sau đó. Anh từng nộp đơn vào Pernod Ricard nhưng bị phòng nhân sự từ chối. Anh nhận định: “Lần bị từ chối đầu tiên ở Pernod Ricard là một trong những những điều tốt đẹp nhất từng xảy ra với tôi. Nó giúp tôi xây dựng nhiều góc nhìn về thị trường trước khi trở thành CEO của Pernod Ricard.”

“No pain, no gain” là một trong những phương châm của Ricard. Tại công ty gia đình, Ricard cũng phải kiên nhẫn trải qua nhiều công việc khác nhau, từ quản lý kinh doanh và phân phối tại châu Á, đến COO và Deputy CEO. Vào tháng Hai năm 2015, Ricard mới chính thức trở thành chủ tịch và CEO của tập đoàn rượu lớn thứ hai thế giới này.

Giai đoạn 2017-2018, Pernod Ricard đạt được mức tăng trưởng tự nhiên 6%. Trong đó, hai dòng rượu chính Martell và Jameson tăng trưởng 14%. Doanh số tại thị trường Trung Quốc trong cùng năm tăng 17%, trong khi dòng whisky thủ công Seagram’s Indian đạt mức tăng 13%. Bên cạnh đó, Pernod Ricard cũng chứng minh là công ty của sự thay đổi và thích nghi khi các cải tiến về thương hiệu và sản phẩm đã đem về mức tăng 2% cho tập đoàn.

Doanh thu ròng của Pernod Ricard giai đoạn 2017-2018 theo số liệu KPMG.

Có kinh nghiệm, khả năng và tầm nhìn, song vị CEO của tập đoàn lại khá khiêm tốn về những gì mình làm được – “không ai có thể biết tất cả” là điều mà Ricard luôn tâm niệm. Ricard thường mặc suit đơn giản đến mức người ta có thể dễ dàng nhầm một trong những người đàn ông giàu nhất nước Pháp này với một doanh nhân đang bắt đầu sự nghiệp. Gương mặt anh luôn tràn đầy niềm hứng khởi với công việc đang làm. Đối với anh, “rượu là một thị trường cực kỳ thú vị với đa dạng chủng loại khác nhau, từ scotch đến vodka hay gin.”

1/ Khách hàng là trọng tâm – Nhân viên là cốt lõi

Ricard cho rằng, để một tập đoàn lớn và lâu đời như Pernod Ricard giữ được vị thế của mình trong thị trường đầy cạnh tranh hiện nay, phải “giữ vững cái cốt lõi, đồng thời thay đổi để đi lên”.

Alexandre Ricard : «Chine et Inde sont les 2e et 3e marchés de ...

Nhiệm vụ đầu tiên của Ricard khi nhậm chức CEO là tập trung phát triển công ty, mà trước hết là phát triển tư duy của tổ chức và xây dựng một đội ngũ nhân viên cực kỳ tốt. Ricard chia sẻ: “Pernod Ricard có phải là công ty có chiến lược tốt nhất không? Tôi nghĩ chúng tôi đang có một chiến lược khá tốt, tuy nhiên đi sâu hơn nữa, đó không phải là điều cốt lõi tạo nên sự phát triển. Chúng tôi cần tư duy đúng đắn hơn. Và ý tôi là, một đội ngũ nhân viên với tư duy đúng đắn.”

CEO của Pernod Ricard quan niệm, dù cho chiến lược công ty và thương hiệu của công ty có lớn mạnh tới đâu, nhưng nếu không có những nhân viên tốt nhất, công ty vẫn sẽ thất bại.

Ngoài ra, Ricard rất quan tâm đến phục vụ khách hàng. “Bạn thấy đấy, trong mỗi hoạt động của chúng tôi, khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. Bằng cách đó, chúng tôi có thể đảm bảo nhân viên ở mọi cấp độ đều được xây dựng tinh thần lấy khách hàng làm trung tâm.”

The Ultimate Whisky Gift Guide | Blended Whisky | Chivas Regal

Các trải nghiệm thượng hạng là điều Pernod Ricard mang lại cho khách hàng.

Tại Pernod Ricard, xa xỉ là một khái niệm hơn cả tiền bạc. Đó là một trải nghiệm thượng lưu mà chỉ một số ít khách hàng tinh hoa mới có thể chạm đến. Khi Ricard đón tiếp khách hàng tại Pháp, anh đã mời các chuyên gia về tất cả các phân khúc rượu, từ whisky, champagne đến cognac, đến để nói chuyện và chế biến cho khách.

Ricard hiểu rõ, thị trường rượu xa xỉ là tập hợp những trải nghiệm dành riêng và độc quyền.

2/ Gã khổng lồ thức thời

Thị trường rượu đang có nhiều thay đổi, từ phía các nhà cung cấp đến khách hàng. Về phía các nhà hàng cung cấp, nhiều hãng rượu mới đang xuất hiện trên thị trường, từ tập đoàn đến các công ty địa phương. Tuy nhiên, Ricard không hề nao núng mà còn cho rằng đây là cơ hội tốt để mở rộng. Theo anh, thị trường không thể chỉ có hai đối thủ hoặc dừng lại ở ba hay bốn nhà sản xuất chính. Khi thị trường càng đa dạng, khách hàng càng có nhiều sự lựa chọn.

How Pernod Ricard is planning to use its employees as brand ...

Pernod Ricard vẫn tự hào với những dòng rượu cổ điển lâu năm như Martell, ra đời lần đầu tiên vào năm 1715 và đã có gần 305 năm kinh nghiệm trên thị trường. Để đáp ứng nhu cầu mới của khách, Pernod Ricard không ngần ngại mở rộng lãnh thổ bằng cách mua lại hoặc hợp tác với các công ty khác, vốn là chuyên môn của vị CEO. Seagram’s Royal Stag hay Imperial Blue whisky là những ví dụ điển hình ở thị trường Ấn Độ, bên cạnh rượu bourbon Smooth Ambler và rượu mezcal Del Maguey Single Village.

Most Expensive Chivas Regal Bottles Money Can Buy | Chivas Whiskey

Bên cạnh đó, sự thay đổi thị hiếu khách hàng cũng đặt ra những thử thách nhất định cho Pernod Ricard. Nếu trước đây, chỉ cần hãng thuyết phục được một khách hàng uống Chivas thì họ chắc chắn sẽ bán được Chivas cho người khách đó cả đời.

Nhưng giờ đây, thị trường đã xuất hiện MOCs (moments of consumption) ở châu Á, “demand spaces” ở Mỹ và “moments of conviviality” ở Pháp. Đây là tất cả các tên gọi cho hiện tượng một vị khách có thể chọn nhiều thương hiệu khác nhau cho cùng một loại rượu, tùy thuộc vào bối cảnh. Nếu khách hàng muốn dùng whisky, họ có thể gọi một chai Glenlivet khi đi với sếp, nhưng có thể sẽ chọn Jameson để chia sẻ cùng bạn bè.

“Nếu đó là lĩnh vực chúng tôi chưa có và còn mới, chắc chắn chúng tôi sẽ phát triển sản phẩm phù hợp bằng cách mua lại hoặc hợp tác với những thương hiệu đang sở hữu thị trường mạnh”, Alexandre Ricard.

3/ Chiến lược đón đầu tương lai

Công nghệ và kỹ thuật số đem lại vừa thách thức, vừa cơ hội cho Pernod Ricard. Trước hết, đó là cách hãng tiếp cận khách hàng. Ricard giải thích: “Với công nghệ số, chúng tôi có thể cung cấp sản phẩm nhanh chóng và cá nhân hóa cho khách hàng.” 

Tuy nhiên, để sự thay đổi diễn ra trong một tập đoàn với hơn 19.000 nhân viên là điều không dễ dàng. “Tôi phải trả lời câu hỏi ‘Tại sao?’ và giúp tất cả nhân viên hiểu điều họ đang làm để đạt được sự đồng bộ trong tư duy và phục vụ khách hàng tốt nhất.”

Pernod CEO on coronavirus: 'We don't know how this will pan out'

Ricard phân tích: “Năm 2018, một nửa dân số thế giới có đủ thu nhập thuộc nhóm trung lưu. Đến năm 2030, sẽ có khoảng 2 tỷ người gia nhập tầng lớp này. Trong tương lai, mọi người sẽ ít uống rượu, nhưng họ sẽ uống rượu xa xỉ nhiều hơn. Và Pernod Ricard đã sẵn sàng với chất lượng và đẳng cấp đã được xây dựng hàng trăm năm qua.”

Mỗi thương hiệu hiện tại của Pernod Ricard đều trên dưới 100 tuổi. Tại Pernod Ricard, một phần tư doanh thu đến từ những trải nghiệm sáng tạo. Một phần ba doanh thu đến từ những thương hiệu chưa từng nghe nói đến trước đây như Jameson Caskmates, một thương hiệu whisky thủ công của Ailen.

20191210 polo tuyet 08 - LUXUO

Cuối cùng, mọi việc vẫn quay về với việc khách hàng là trọng tâm. Pernod Ricard có chiến lược thông minh để tiếp cận khách hàng bằng cách tạo ra một cộng đồng phù hợp cho giới thượng lưu như các giải đấu Polo, các giải golf hay những đường đua công thức 1.

4/ Tiền không mua được trải nghiệm

Tuy nhiên, đối với vị CEO khiêm tốn và tâm huyết này, vẫn có những trải nghiệm không thể đo đếm được bằng tiền.

Đảo Bendor nằm ở duyên hải nước Pháp.

Ngoài làm việc, Ricard thích dành thời gian nghỉ ngơi trên hòn đảo riêng. Mặc dù anh không tiết lộ, nhưng nhiều người đoán đó là một trong hai hòn đảo Bendor và Embiez ở vùng Địa Trung Hải. Ông nội của anh, Paul Ricard, đã mua hai hòn đảo và xây dựng những vườn nho thẳng tắp xen kẽ rừng thông yên bình, bao quanh một vài khách sạn và nơi nghỉ dưỡng, tạo nên một khung cảnh nên thơ hệt như truyện cổ tích.

Góc nhìn ra biển Địa Trung Hải từ ban công khách sạn Delos trên đảo Bendor do Paul Ricard xây dựng.

Tất cả vẻ đẹp êm đềm đó, chắc chắn đã được tạo nên bởi hàng trăm năm lao động chăm chỉ với tình yêu của gia đình Ricard. Và như anh đã nói, đó là trải nghiệm không tiền bạc nào mua được.


 
Back to top