Bất động sản

Kết hợp cơ sở hạ tầng với không gian công cộng: Giải pháp cho đô thị tương lai

Jul 06, 2020 | By Ton Binh

Với dân số thế giới đang gần chạm mức tám tỷ, quy mô của thành phố – không nhất thiết chỉ là mật độ dân cư – đang trở thành một vấn đề cấp bách đối với các kiến ​​trúc sư đô thị và các nhà quy hoạch.

 

Tại các thành phố lớn như Los Angeles và Brisbane, người dân đều bị ảnh hưởng bởi sự phát triển đô thị, với hiện tượng đặc trưng là nhà ở mật độ thấp, các dự án sử dụng một lần và quy hoạch hỗn loạn. Như vậy, giải pháp này không hiệu quả để đáp ứng dân số ngày càng tăng và các yếu tố ngoại tại khác, bao gồm cả việc sử dụng ô tô ngày càng nhiều cho mục đích di chuyển. Mặt khác, các khu vực có mật độ dân số cao lại thường không an toàn cho mục đích sinh sống.

Câu hỏi hóc búa này đã thúc đẩy các nhà hoạch định và thiết kế thành phố bắt đầu tìm kiếm một giải pháp cân bằng, và câu trả lời dường như nằm trong các tòa nhà hỗn hợp.

Superkilen by BIG (Đan Mạch)

Superkilen by BIG là không gian nội thành dài hàng km nằm ở một trong những khu dân cư đa dạng nhất Copenhagen về chủng tộc. Đây là một khu phố sầm uất và dân cư từ hơn 60 quốc gia khác nhau cùng sinh sống.

Shenzhen Terrace (Trung Quốc)

Nhà phát triển MVRDV có trụ sở tại Hà Lan là một người ủng hộ giá trị của các dự án hỗn hợp. Gần đây, họ đã giành chiến thắng trong một cuộc thi toàn cầu để thiết kế Trung tâm quốc tế Shimao Shenkong ở Thâm Quyến, với thiết kế có tên Shenzhen Terrace vượt qua 26 đối thủ khác.

“Tại các thành phố như thế này, điều cần thiết là phải xem xét cẩn thận việc các không gian công cộng và thiên nhiên có thể được tích hợp vào cảnh quan thành phố đông đúc”, theo ông Winy Mass, đối tác sáng lập của MVRDV.

Shenzhen Terrace là khu vực dân cư tập trung vào tính bền vững. Nơi đây kết hợp các tiện nghi như bến xe buýt và thư viện với sân thượng ngoài trời, vườn và hồ nước giúp giữ cho không gian mát mẻ và dễ chịu nhất có thể – cả với con người và động vật hoang dã.

Copenhill (Đan Mạch)

Đi đầu trong nỗ lực này là một trong những thành phố đáng sống nhất thế giới. Với điểm số  96,8 trong Global Liveability Index 2019, Copenhagen được cho là sử dụng mạng lưới xe đạp rộng khắp để thay thế ô tô, chỉ có thể vì kiến ​​trúc nổi bật và tình yêu thiên nhiên của người dân.

Thành phố đang đặt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2025 và đã bắt đầu các sáng kiến ​​như chính sách mái nhà xanh, quy định rằng các tòa nhà mới có độ dốc mái dưới 30 độ phải có thảm thực vật mọc ở trên. Ngoài sự bền vững, đó là một cam kết để xem xét lại cách chúng ta sử dụng kiến ​​trúc để phục vụ nhu cầu của con người.

Tiêu biểu trong số đó là nhà máy Copenhill của Bjarke Ingels Group (BIG), một nơi xử lý rác thải nhưng lại trông như trung tâm giải trí đô thị. Một dốc trượt trên sân thượng nhân tạo, đường mòn đi bộ và bức tường leo núi lớn nhất thế giới – cao 80m – tọa lạc trên một nhà máy năng lượng sạch, hàng năm chuyển đổi 440.000 tấn chất thải thành năng lượng.

Không còn là một vật cản chướng mắt tại một trong những quận dày đặc nhất của Copenhagen, nơi đây đã trở thành một địa điểm thu hút du khách trong vùng và trên thế giới. Mỗi năm, nhà máy điện có giá 660 triệu USD này tiếp đón khoảng 300.000 du khách. Nhiều người trong số họ đến để trượt từ trên xuống hoặc đi bộ lên ngược lên dốc đồi của nhà máy đốt rác thải làm năng lượng.

Tại Singapore, Cơ quan Tái phát triển đô thị cũng cập nhật chương trình Cảnh quan không gian đô thị và nhà cao tầng (LUSH) năm 2017. Christened LUSH 3.0 nhấn mạnh đến việc trồng cây xanh trên mái nhà hoặc năng lượng mặt trời, tận dụng không gian của các nhà cao tầng.

Sự phát triển các dự án hỗn hợp có thể không phải là giải pháp tối ưu để loại bỏ sự phát triển đô thị, nhưng chúng là một dấu hiệu cho thấy sự thay đổi định hướng trong quản lý đô thị và cách các nhà quy hoạch và kiến ​​trúc sư thành phố đang hướng đến tương lai.

The Peak Magazine


 
Back to top