Không gian sống

Nhà kính trong suốt: 8 công trình lừng danh quốc tế

May 30, 2021 | By Trang Ps

Những ngôi nhà kính trong suốt vốn được yêu chuộng khắp nơi trên toàn thế giới nhờ khả năng cung cấp trải nghiệm sống vừa riêng tư vừa phóng khoáng rộng mở. Phong cách này chắc chắn không bao giờ lỗi thời dù ở bất cứ thời đại nào. Dưới đây, Luxuo giới thiệu đến bạn đọc 8 công trình glass house độc đáo được xây dựng bởi những đội ngũ kiến trúc sư lừng danh quốc tế.

1/ Hoffman House của Fran Silvestre Arquitectos

Fran Silvestre Arquitectos đã thiết kế ngôi nhà kính Hoffman để các thành viên trong gia đình có thể đi bộ dọc theo tầng thượng và chiêm ngưỡng cảnh quan ngoạn mục xung quanh.  Công trình gợi nhớ đến những dự án theo chủ nghĩa hiện đại như Glass House của Philip Johnson, nhấn mạnh hai thái cực cởi mở và riêng tư cùng hòa quyện trong một không gian sống.

Các phòng ngủ chiếm một hộp mỏng ở trung tâm, nổi bật với loạt cửa kính trượt có thể mở đóng linh hoạt. Mái nhà hình chữ T nhô ra ngoài nhằm tạo ra khu vực bóng râm bên dưới.

2/ Glass House của Philip Johnson

Ngôi nhà kính mang tính biểu tượng của Philip Johnson được thiết lập để biến mất như một phần của tác phẩm sắp đặt bởi nghệ sĩ Nhật Bản Fujiko Nakaya. Tòa nhà tạm thời chìm đắm trong đám mây sương mù dày đặc.

Trong 10 phút/giờ, nước sẽ được bơm với áp suất cao qua 600 vòi phun để tạo lớp sương mù tạm thời bao quanh cấu trúc trong suốt của tòa nhà. Được biết, tòa nhà này được kiến trúc sư hậu hiện đại Philip Johnson hoàn thành ở Connecticut vào năm 1949 và trở thành một trong những công trình nổi tiếng nhất của ông.

Johnson đã cố tính tạo ra một nhà kính không rèm che và không có ý chú tâm vào sự riêng tư của gia chủ. Trong khi đó, tác phẩm Veil của Fujiko Nakaya có vẻ chống lại ý tưởng này, với concept là tạo ra một khoảng thời gian ngắn cô lập cho cấu trúc và những người cư ngụ trước khi sương tan biến và tòa nhà trở lại trạng thái trong suốt ban đầu. Theo Fujoko, sương mù khiến những thứ hữu hình trở thành vô hình và những thứ vô hình, như gió, trở nên hữu hình.

3/ Wuehrer House của Jerome Engelking

Kiến trúc sư Jerome Engelking đã thiết kế ngôi nhà nghỉ dưỡng bằng kính và gỗ này tại một địa điểm hẻo lánh ở Long Island, New York. Nằm trên khu đất dốc thoai thoải, được bao quanh bởi khu bồn tồn thiên nhiên, công trình ẩn dật trong khu rừng phát quang với lối vào là con đường sỏi.

Nhằm tôn vinh cảnh quan thanh bình, thiết kế ngôi nhà giấu đi những ẩn dụ về kiến trúc, tránh biểu tượng quá mức và chú tâm vào quan niệm về một cấu trúc chiêm nghiệm giản đơn, kín đáo, hợp lý và rộng mở với môi trường xung quanh.

Mặt tiền bao gồm những dải kính lớn đặt trong khung tối, ở độ cao phía tây, các chớp gỗ có thể thu vào làm giảm lượng nhiệt mặt trời trong khi giúp ngôi nhà hòa hợp với cây cối. Phía đông, đối diện với đường lái xe, các thanh gỗ tuyết tùng thẳng đứng mang lại sự riêng tư.

Ngôi nhà bao gồm hai khu riêng biệt: khu vực công cộng có không gian mở ở đầu phía tây, trong khi một loạt phòng ngủ nằm ở phía đông. Mỗi phòng đều có lối đi thẳng ra ngoài trời.

4/ Glass Villa in the Lake của Mecanoo

Mecanoo đã xây dựng biệt thự bằng kính này với một phần ngập trong hồ ở vùng nông thôn nước Anh. Thiết kế trong suốt này có thể tối đa hóa tầm nhìn ra khung cảnh tuyệt đẹp xung quanh, như một tuyên ngôn về ý tưởng sống ngoài trời trên mặt nước.

Nguyên tắc thiết kế chủ đạo của ngôi nhà kết hợp tính minh bạch và tính bền vững, tạo nên mối quan hệ bền chặt giữa biệt thự và thiên nhiên. Không gian sống và phòng ngủ ở các tầng trên đều được hưởng lợi từ ít nhất hai cửa sổ lớn, chúng được liên kết với nhau bởi giếng trời trung tâm, dẫn lên khu vườn trên mái và tầng hầm chìm một phần.

5/ Glass & Rusted-steel House của Penelas Architects

Studio Penelas Architects đã thiết kế tòa nhà kính và thép gỉ hai tầng ẩn dật trong khu rừng hoang sơ trên một con dốc tại Las Rozas, thị trấn Madrid với mục đích tạo ra không gian tĩnh tâm và thiền tịnh.

Khu rừng rậm rạp ở miền nông thôn mang đến cho các thành viên trong gia đình nhiều không gian riêng tư, trong khi những tấm kính rộng rãi đặt ở cấu trúc thép lộ ra khung cảnh tuyệt đẹp từ mọi căn phòng.

6/ Boat House của GH3

Khi thời tiết ấm hơn, những bức tường kính của tòa nhà có thể trượt ra nhằm mục đích thông gió, trong khi nhiều bức tường trượt khác giúp ngăn cách studio bên trong ngôi nhà và phòng ngủ riêng.

Tòa nhà được nâng lên cố định nhờ đá granit sẫm màu. Với thiết kế tuyệt vời, tập trung vào sự tối giản, trải nghiệm sống trong công trình thật sự ngoạn mục, đặc biệt là có thể ngắm nhìn sự chuyển giao rõ ràng của các mùa trong năm.

7/ Hi House của Francis E. Leighton

Hi House exterior

Không gian rộng 56 mét vuông này được bao bọc bằng kính và những cây thông rậm rạp, với tầm nhìn ra bán đảo Point Reyes, đầm phá Abbott ở một bên và vịnh Tomales ở phía bên kia.

Với cửa sổ kính ra vào trong suốt từ trần đến sàn, ngôi nhà thoáng mát nhờ tiếp xúc năng lượng tự nhiên mỗi ngày. Điều đặc biệt là công trình được xây dựng như một nhà sàn, mang đến cảm giác về một nhà ở trên cây.

8/ Ngôi nhà Partington Point của Mickey Muennig

Exterior, House Building Type, Wood Siding Material, and Glass Siding Material The thousand-foot cliffs and precipitous mountains of Big Sur, California, have a long history of attracting contrarian thinkers. Taking cues from the flora, fauna, and rocky cliffs of the region, California, Mickey Muennig's brand of organic architecture doesn't stop with the terrain. Photo 16 of 51 in 50 Jaw-Dropping Glass Houses That Shatter Expectations from Big Sur: Coastal Commissions

Ngôi nhà Partington Point được Mickey Muennig cải tạo vào năm 1995. Cửa kính của ngôi nhà mời gọi gió biển xuyên qua, cung cấp nguồn sinh khí tươi mới và mát lạnh cho cư dân.

Living Room Adjacent to the owner’s larger home, the Music Studio, with its bowed, ship-like ceiling, was designed to house events, parties, and performances. Photo 2 of 9 in Big Sur: Coastal Commissions

Nội thất ngôi nhà tập trung vào chất liệu tự nhiên như gỗ, bê tông và đá. Đời sống thực vật và thiên nhiên trở thành bản chất của ngôi nhà này.


 
Back to top