Nghệ thuật

9 sự kiện nghệ thuật ấn tượng năm 2018

Jan 06, 2019 | By Ton Binh

Luxuo điểm lại 9 sự kiện nghệ thuật đáng nhớ năm 2018 gắn liền với tên tuổi những nghệ sĩ nổi bật như Banksy, David Hockney, và Jenny Saville…

David Hockney và kỷ lục về đấu giá

David Hockney, Chân dung nghệ sĩ (Hồ bơi và 2 người) (1972).

Ở tuổi 80, nghệ sĩ người Anh David Hockney trở thành Nghệ sĩ đương thời đắt giá nhất thế giới khi tác phẩm Chân dung nghệ sĩ (Hồ bơi và 2 người, 1972) của ông được bán với giá 90.3 triệu USD, tại nhà triển lãm Christie’s New York, phiên đấu giá Mùa thu tháng 11/2018.

Joe Lewis, nhà đầu tư người Anh, chủ câu lạc bộ bóng đá Tottenham Hotspur là chủ sở hữu của tài sản triệu đô này. Christie vẫn giữ bí bật về danh tính người mua.

Kẻ liều lĩnh Banksy

Banksy, Tình yêu vào sọt rác (2018).

Một nghệ sĩ người Anh khác, Banksy, cũng gây chú ý trong đợt đấu giá mùa thu. Chỉ mất vài phút để tác phẩm của Banksy, bức Girl With Balloon, được định giá 1,4 triệu USD tại Sotheby’s.

Bức hoạ này được bí mật cài một thiết bị có nhiệm vụ cắt rời bức tranh thành từng mảnh. Điều này khiến đám đông vô cùng sốc. Banksy sau đó đã đăng một video lên Instagram và chia sẻ rằng, anh dự định để bức tranh tự hủy hoàn toàn, nhưng thiết bị gặp trục trặc, khiến một nửa tác phẩm vẫn còn trong khung. Điều thú vị là, người mua vẫn quyết định giữ bức tranh với một nửa bị hủy.

Jenny Saville trở thành nữ họa sĩ đường thời đắt giá nhất

Jenny Saville, Khiêu gợi (1992). (Courtesy of Sotheby’s).

Trong khi Banksy được nhắc đến như một gã liều lĩnh và nhiều chiêu trò, thì Jenny Saville lại ghi dấu ấn quan trọng tại phiên đấu giá Sotheby’s năm ngoái. Tác phẩm Khiêu gợi (1992), được bán với giá 9.5 triệu USD đưa Jenny Savile trở thành nữ họa sĩ đương thời đắt giá nhất lịch sử.

Gillian Wearing tôn vinh những nhà nữ quyền cho bầu cử

Gillian Wearing’s statue of suffragette Millicent Fawcett.

2018 đánh dấu một thế kỷ từ khi phụ nữ Anh được quyền tham gia bầu cử. Và kỷ niệm sự kiện này, Gillian Wearing, nghệ sĩ nổi tiếng cùng thời với cácg nghệ sĩ trẻ khác xứ sương mù như Tracey Emin và Damien Hirst – đã điêu khắc một tác phẩm tượng đồng chân dung Millicent Fawcett, người từng tranh đấu cho nữ quyền ở Anh. Bức tượng hiện đặt tại Quảng trường Trung tâm London.

Vẫn còn một chặng đường khá dài phía trước để vinh danh hết những người phụ nữ đã góp công thay đổi lịch sử, tuy nhiên tác phẩm của Wearing là tượng nữ đầu tiên được trưng bày tại Quảng trường Trung tâm.

Những tác phẩm nghệ thuật từ iphone ghi dấu tại giải thưởng Turner.

Charlotte Prodger. (Photo: © Emile Holba, 2018).

Sự kiện nghệ sĩ phim ngắn Charlotte Prodger, Glasgow giành giải thưởng Turner cho bộ phim ngắn được quay bằng iphone gây ra khá nhiều tranh cãi.

Turner là một trong những giải thưởng nghệ thuật uy tín. Vì vậy mà trước dư luận, Alex Farquharson, đạo diễn Tate Britain đồng thời là chủ tịch giải thưởng nhanh chóng đăng đàn giải thích: “Bộ phim là một thách thức thú vị, vì chưa bao giờ người ta dùng camera trên iphone cho dự án phim nghệ thuật trước đó, Charlotte đã rất can đảm.”

Gia đình Obama và những bức chân dung

Kehinde Wiley, Barack Obama (2018).

Nghệ sĩ Mỹ gốc Phi Kehinde Wiley và Amy Sherald được gia đình tổng thống Barack và Michelle Obama chọn để sáng tác những bức chân dung gia đình. Các bức họa này hiện được lưu giữ tại Bảo tàng chân dung Quốc gia, Washington DC.

Trong khi Wiley họa một chân dung Obama với gam màu sống động, cựu tổng thống ngồi trên một chiếc ghế gỗ thả hồn vào hư không, thì Sherald khắc họa hình ảnh phu nhân Michelle với những mảng màu xám hiện đại – một trong họa pháp đặc trưng của người nghệ sĩ này.

Bộ sưu tập của Rockerfeller được đem bán đấu giá

Bộ sưu tập của Rockerfeller được bán tại nhà đấu giá Christie ở New York.

Rockerfeller David và Peggy là những nhà sưu tập nghệ thuật quá cố sành sỏi và nổi tiếng bậc nhất thế kỷ 20. Vì vậy,  việc bộ sưu tập có một không hai của họ được đem bán đấu giá đã tạo một cú sốc lớn cho dư luận. Số tiền bán được sẽ được dùng cho các quỹ từ thiện được họ lựa chọn.

Phiên đấu giá này thu về 832.6 triệu USD, trở thành sự kiện đấu giá từ thiện lớn nhất trong lịch sử.

Beyoncé and Jay-Z quay phim ca nhạc tại Louvre

Hình chụp từ phim ca nhạc của Beyoncé và Jay-Z’s Apeshit được quay tại bảo tàng Louvre.

Beyoncé và Jay-Z trở thành tâm điểm chú ý vào tháng 6 năm rồi, khi  công bố bộ phim ca nhạc Apeshit được quay tại bảo tàng Louvre. Trong số nhiều tác phẩm được xuất hiện trong đoạn phim dài 6 phút có bức tượng Winged Victory of Samothrace từ thời thế kỷ thứ 2 trước công nguyên và bức họa nàng Mona Lisa của danh họa Leonardo da Vinci.

Sau khi Apeshit được công bố, bảo tàng Louvre cũng phát một đoạn phim 90 phút để giới thiệu về 17 tác phẩm xuất hiện trong video ca nhạc trên.

Nhiều học giả và nhà sử học nói lời thán tụng, vì video đã chia sẻ một thực tế rằng lịch sử nghệ thuật Phương Tây kinh điển đã loại trừ người da màu như thế nào.

Kỷ lục mới ở triển lãm nghệ thuật Hong Kong

Willem de Kooning, Untitled XII (1975). (Courtesy of Lévy Gorvy).

Lévy Gorvy, người gần đây vừa công bố sẽ mở một nhà triển lãm tại tòa nhà St. George, Hong Kong vào tháng 3. 2019 – đã bán bức tranh Không đề số XII của Willem de Kooning năm 1975 với giá 35 triệu USD tại triển lãm Art Basel Hong Kong vào tháng 3/2018.

Mặc dù thông tin về doanh số của Art Basel Hong Kong vẫn được giữ bí mật, nhưng đây có lẽ là tác phẩm từng được bán với giá cao nhất tại HongKong.

Bài: VINCENT PHẠM
Đọc thêm bài: Thời trang thế giới 2018: Những dấu ấn đặc biệt


 
Back to top