Giải đua xe Công thức 1 – F1 Monaco Grand Prix 2019 trở lại!
Một trong nhiều giải thuộc giải đua xe Công thức 1 vô địch thế giới, F1 Monaco Grand Prix (Monaco GP) năm nay diễn ra trên đường đua Circuit de Monaco đầy thử thách tại Công quốc Monaco, nơi các tay đua phải so kè qua từng con phố chật hẹp và hiểm hóc.
Monaco GP 2019 được tổ chức hoành tráng trên đường đua Circuit de Monaco đầy thử thách. Nếu phía kia là những siêu du thuyền đẳng cấp đang neo đậu tại cảng Hercule sôi động thì bên này, biển người hâm mộ F1 chật kín con đường dài và rộng khiến không khí cuộc đua thêm phần náo nhiệt. Cuộc đua trở nên quyết liệt hơn với tiếng rít của lốp xe và động cơ gầm rú trong khi toàn bộ khán giả nín thở, cầu nguyện cái kết an toàn cho những chiến binh quanh những khúc cua đầy thử thách.
Monte Carlo được biết đến rộng rãi như công quốc mang tính biểu tượng của đất nước Monaco với bối cảnh đồi núi uốn ượn, bầu trời sông nước trong xanh. Bởi thế, đây được gửi gắm là nơi diễn ra giải đua Grand Prix thứ 77 vào ngày 26/05/2019 vừa qua.
Đội siêu du thuyền neo đậu tại cảng Hercule phô trương sự hào nhoáng và thịnh vượng của một Monte Carlo giàu có. Một trong số 56 công dân tại đây có giá trị tài sản ròng lên đến 30 triệu USD, và đất nước Monaco nói chung cũng là nơi nổi tiếng có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới. Sau tất cả, “spotlight” hướng về Monte Carlo vẫn là lựa chọn đúng đắn nhất bởi đây là nơi tổng hòa hoàn hảo về vị trí, phong cảnh tự nhiên lẫn con người.
Tuy nhiên, cũng không thể chối cãi rằng phong cảnh đẹp mê ly có thể khiến nhiều tay đua trở nên sao nhãng. Các chiến binh phải chạy 78 vòng qua Monte Carlo, dọc theo cảng Hercule của La Condamine, nhiều vòng xoay nguy hiểm có thể khiến một số chiến binh không trở kịp tay.
Những tay đua cừ khôi nhất có thể tăng tốc tối đa 290km/giờ, trong khi đó, tốc độ trung bình dừng lại ở 160km/giờ, so với các cuộc đua Grand Prix thông thường sẽ đạt tốc độ cao nhất là 320km/giờ. Việc thay đổi tốc độ liên tục khiến các tay đua phải lường trước hậu quả, đôi khi, tốc độ có thể phải giảm đột ngột xuống 48km/giờ để tránh những va chạm chết người.
Trong số những tay đua kỳ cựu nhất, chúng ta không thể quên anh chàng Nelson Piquet, nhà vô địch F1 3 lần của đất nước Brazil. Vào năm 1985, Brabham và Nelson Piquet bị thương trong một vụ tai nạn dữ dội, nhưng nhờ kỹ năng lái xe siêu phàm, cả hai tay đua không phải chịu hậu quả chấn thương nghiêm trọng. Trước năm 1969, Monaco GP diễn ra trên con đường thông thường không có rào chắn an toàn. Hành động sai lầm này khiến tay đua đâm vào trạm xe buýt hoặc văng “như chơi” qua Địa Trung Hải.
Tuyến đường đua dài 3.337m nguy hiểm này tựa như bài kiểm tra cuối cùng về cách ứng xử khéo léo trong lúc lái xe của những tay đua giỏi nhất. Họ thắng cuộc trong sự vô tư và điều này có ý nghĩa quan trọng với hơn 110 triệu người xem, trong đó phải kể đến sự hiện diện của rất nhiều nhân vật VIP như chính trị gia, ngôi sao thể thao, diễn viên, ca sĩ nổi tiếng… Tất cả cho thấy, Monaco đã tiếp thị hình ảnh F1 với thế giới một cách vô cùng hiệu quả.
Cuộc thi đua xe Monaco F1 Grand Prix đã bắt đầu từ năm 1929. Nửa thể kỷ trước, người ta còn hào hứng ăn mừng với bữa tiệc truyền thống phun sâm-panh, và năm nay, nhà vô địch hoan hỷ với bình rượu Champagne Carbon 1.900 bảng Anh. Đáng chú ý hơn, các chai Champage Carbon được sản xuất bằng việc sử dụng cùng sợi carbon như chiếc xe F1. Đây cũng là một sự tượng trưng ám chỉ di sản thủ công phong phú của F1 cũng như Champagne Carbon.
Giá vẻ rẻ nhất hạng khán đài cho ba ngày đua lên tới 724 USD (tương đương 17 triêu đồng) và cao nhất lên tới 3.848 USD (gần 90 triệu đồng).