Dolce & Gabbana tụt 140 bậc trong bảng xếp hạng 1000 thương hiệu hàng đầu châu Á
Dolce & Gabbana đã tụt 140 bậc trong bảng xếp hạng 1000 thương hiệu hàng đầu châu Á trong năm 2019.
Từ vị trí 360 vào năm 2018, Dolce & Gabbana đã nhảy xuống vị trí 500 trong năm nay. Đây cũng thương hiệu duy nhất chịu sự sụt giảm lớn nhất trong danh sách này. Điều đó cho thấy hiện tượng tẩy chay rõ rệt của bộ phận người Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung đối với nhãn hiệu sau khi đơn vị này đăng tải một video quảng cáo “phân biệt chủng tộc” vào cuối năm 2018.
Câu chuyện tưởng chừng như đã chấm dứt, nhưng trong quý đầu năm 2019, Dolce & Gabbana vẫn phải chịu đựng nhiều phản ứng dữ dội từ cộng đồng. Thương hiệu ngay sau đó phát hành một video xin lỗi bằng tiếng Trung trên Weibo, tuy nhiên, hành động ấy dường như không thể giảm thiểu thiệt hại. Ngay cả người mẫu nổi bật trong video cũng chia sẻ rằng sự cố ấy đã hủy hoại sự nghiệp của cuộc đời cô.
Chưa kể, nạn hàng giả diễn ở đất nước 1,4 tỷ dân đã khiến doanh số kinh doanh của nhà mốt Ý không thể khấm khá hơn. Hiện tại, Dolce & Gabbana vẫn chưa xuất hiện ở Tmall, JD.com hay Lane Crawford của Alibaba. Theo Terence Chu, nhà sáng lập của tổ chức Apax Group nhận định rằng có thể phải 2 hay 3 năm nữa, thương hiệu mới có thể tái thiết lập chiến lược tại thị trường Trung Quốc. Người đàn ông này từng giúp Dolce & Gabbana tổ chức dự án thời trang “Great Show” nhưng sau đó đã sớm phải hủy vì sai lầm trong quảng cáo. Thông điệp rút ra từ scandal “sai một ly, đi một dặm này” là: Bất kể Dolce & Gabbana đi đến đâu, thế giới ngày càng trở nên nhỏ lại.
Thương hiệu đã mất vị trí trong hạng mục xa xỉ ở 12 trên 14 thị trường châu Á Thái Bình Dương. Riêng ở Philippines, vị trí vẫn giữ nguyên như vào năm 2018 (thứ 13) và Indonesia, nơi thương hiệu đã tăng 6 bậc từ vị trí 15 đến vị trí thứ 9.
Tại Trung Quốc, ba thương hiệu xa xỉ hàng đầu là Chanel, Hermès và Louis Vuitton. Riêng Dolce & Gabbana, thương hiệu đã mất 3 điểm. Ở Hồng Kông, múc giảm thậm chí còn lớn hơn, thương hiệu đã tụt xuống 10 vị trí.