ART & LIFE

Dinh thự Coco Chanel: Cuộc đời và góc khuất của biểu tượng thời trang

Dec 17, 2020 | By Luxuo Vietnam

Dinh thự bỏ hoang tại vùng cao nguyên Scotland, trước kia vốn là tổ ấm tình yêu của Coco Chanel và Công tước Westminster. Nơi đây là tấm gương phản chiếu hình ảnh cuộc sống xa hoa, cùng những bí mật của nhà thiết kế được coi là biểu tượng thời trang.

Cùng Ngài công tước xây dựng tổ ấm tại Rosehall

Vào những năm 1920, Coo Chanel bắt đầu mối quan hệ lãng mạn gắn bó với Hugh “Bendor” Grosvner, Công tước thứ hai của Wesstminster. Bấy giờ, Hugh là một trong những người giàu nhất thế giới, còn Chanel ấp ủ tham vọng xây dựng một đế chế của riêng mình.

Công tước và ‘bà trùm của ngành thời trang’ đã dành thời gian bên nhau trong căn nhà mùa hè của họ tại Rosehall Estate, thuộc nông thôn Scotland.

Căn biệt thự sang trọng tự tay Coco trang trí, hiện đã bị bỏ hoang hơn 50 năm. Nhưng những tàn tích về lối sống xa hoa của họ vẫn ở đó. Nhưng thật ra Chanel là ai trước khi chìm đắm trong lối sống thượng lưu đó?

“Chỉ cần có tiền, bạn sẽ làm được mọi thứ”

Nhà thiết kế thời trang huyền thoại tên thật là Gabrielle Bonheur Chanel, sinh năm 1983 tại vùng Saumur thuộc nước Pháp.

Cô gái trẻ lớn lên trong hoàn cảnh nghèo khó, sống tại căn hộ với một phòng ngủ cùng bố mẹ và anh chị em. Mẹ của Gabrielle làm nghề giặt ủi, trong khi bố là một người bán hàng.

Thuở nhỏ, Chanel phải trải qua cuộc sống thiếu thốn và nghèo đó. Sau này, Chanel chia sẻ rằng, ngay từ năm 12 tuổi, cô gái nhỏ đã nhận ra rằng, “Không có tiền, bạn sẽ không là gì cả. Với tiền, bạn có thể làm được mọi thứ. Tôi luôn tự nói rằng, ‘Tiền chính là chìa khóa của sự tự do.'”

Không ai nghĩ rằng, bi kịch lần lượt đổ xuống gia đình nhỏ nhanh đến vậy.

Biết đến may vá trong những ngày ở trại mồ côi

Năm Chanel 11 tuổi, mẹ cô qua đời vì bệnh viêm phế quản. Một năm sau, cha cô, Albert, đã bỏ lại đàn con nhỏ để theo đuổi sự nghiệp tại Mỹ. Khi ấy, cô bé Gabrielle và những người chị được đưa đến trại mồ côi, trong khi những người anh, em trong gia đình bị đưa đến làm việc trong các trang trại.

Suốt cả thời thơ ấu, Chanel đã phải vất vả rất nhiều. Tuy nhiên, chính những ngày tháng sống trong trại trẻ mồ côi lại là điểm mấu chốt, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp và tương lai sau này.

Tại đây, các nữ tu đã dạy cho cô bé cách may vá, và tủ quần áo với hai màu cơ bản gồm trắng và đen của họ đã truyền cảm hứng cho gu thẩm mỹ của Chanel.

Sớm thôi, cuộc đời của cô gái trẻ sẽ lật sang trang mới với những điều lớn lao hơn.

“Coco! Coco!”, và sự lột xác từ Gabrielle trở thành Coco 

Khi Chanel tròn 18 tuổi, cô rời trại mồ côi và bắt đầu làm việc trong một tiệm may. Vào ban đêm, cô gái trẻ hát tại Moulins, một quán rượu trong thị trấn, cùng dì là Adrienne.

Chanel chỉ nhỏ hơn dì khoảng một tuổi, và cả hai đã cùng nhau đi biểu diễn để kiếm thêm tiền. Nhờ vào công việc này mà Gabrielle được mọi người biết đến với cái tên ‘Coco’.

Khi cô gái biểu diễn, đám đông yêu cầu cô hát thêm bằng cách hét lên, “Coco! Coco!”, trong khi đây là thuật ngữ tiếng Pháp dùng để nói đến đứa trẻ hoặc người phụ nữ bị giam giữ. Không rõ liệu khán giả dùng từ nà gọi cô bé với ý nghĩa nào, suy cho cùng, cái tên này vẫn đi cùng Chanel. Cô thợ may không biết rằng trong đám đông ngoài kia, có một người đàn ông sẽ thay đổi cuộc đời mình.

Người đưa cô đến với cuộc sống xa hoa

Khi làm việc tại Moulinscô gái trẻ có cơ hội gặp gỡ những người đàn ông dành sự quan tâm đặc biệt cho mình, nhưng không ai thu hút sự chú ý của Coco. Người duy nhất nhận được sự quan tâm của cô gái trẻ là Etienne Balssan, cựu sĩ quan kỵ binh Pháp, đồng thời là người thừa kế ngành dệt may.

Chanel, cô gái 23 tuổi, bắt đầu mối quan hệ với Balsan khi nhận ra sẽ nhận được lợi ích sau này.

Vị bác sĩ thú y người Pháp đã giúp Chanel thành lập một nhà máy, nơi cô có thể thiết kế, sản xuất và bán các loại mũ dành cho phái đẹp. Các mối quan hệ của ông không chỉ giúp cho sự nghiệp của cô gái trẻ khởi sắc, đồng thời còn đưa cô bước vào lối sống xa hoa với những mối quan hệ xã hội có lợi.

Tuy nhiên, chỉ sau ba năm, mối quan hệ của cặp đôi đi đến bờ vực tan rã.

Tình yêu lớn đầu đời của Chanel

Năm 1908, Balsan giới thiệu cho Chanel làm quen với vị thuyền trưởng người Anh, Arthur Edward ‘Boy’ Capel. Anh là người đàn ông quyến rũ, điều này khiến cho nhà thiết kế mũ nhanh chóng bị thu hút. Và Arthur trở thành một trong những tình yêu lớn nhất của cô.

“Arthur là một trong những người đóng vai trò quan trọng nhất trong cuộc đời cô ấy, nếu không muốn nói là người chủ chốt”, nhà văn kiêm người viết tiểu sử Lisa Chaney chia sẻ.

Arthur đã giúp Coco trong các vấn đề về tài chính, khi công việc kinh doanh của cô đang phát triển. Nhưng những tác động của anh đối với sự thành công của sự nghiệp Chanel còn vượt xa hơn khía cạnh tiền bạc.

Nguồn cảm hứng giúp Chanel bắt đầu sử dụng những loại vải khác xa các chất liệu truyền thống được cho là bắt nguồn từ mối tình lãng mạn giữa cô và Chapel, khi tủ áo của chàng trai là những bộ trang phục mang đến sự thoải mái và lịch lãm. Điều này báo hiệu rằng công việc kinh doanh của Chanel sắp bước sang một trang mới.

“Những gì lấp lánh, nổi tiếng và thu hút nhất”

Các thiết kế của Coco bắt đầu xuất hiện trên các tờ tạp chí trong nước. Sau đó, cô mở hai cửa hàng, và cửa hàng thứ ba nằm trên con đường huyền thoại Rue Cambon tại Paris.

Xung quanh nhà thiết kế trẻ lúc này là sự kết hợp giữa giới quý tộc và nghệ sĩ. Chanel đã ở trong “hai thế giới…luôn loại trừ lẫn nhau: thế giới của xã hội, và nghệ sĩ,” theo Chaney.

Hào quang luôn vây quanh Coco khi xuất hiện tại những buổi gặp mặt. Đạo diễn phim Luchino Visconti cho biết, bữa trưa của cô gái trẻ luôn có “những điều lấp lánh, nổi tiếng và thu hút nhất.”

Giữa ánh hào quang, biểu tượng thời trang không ngờ rằng bi kịch sẽ sớm xảy đến với mình.

Tôi đánh mất mọi thứ khi không còn Capel”

Chanel và Boy chắc chắn đã có một mối quan hệ đặc biệt. “Anh ấy như người cha, người anh lớn, và là cả gia đình đối với tôi,” đó là những gì Chanel đã nói về Capel.

Nhưng vào năm 1918, Capel kết hôn với Diana Wyndham, con gái của một vị lãnh chúa. Cặp đôi vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ bạn bè cho đến khi anh đột ngột qua đời trong một vụ tai nạn xe hơi vào tháng 12 năm 1919.

“Cái chết của anh ấy là một cú đánh khủng khiếp đối với tôi”, Coco bộc bạch.

“Tôi mất tất cả khi không còn Capel. Anh để lại trong tôi một khoảng trống quá lớn, thậm chí thời gian cũng không thể lấp đầy.” Cô gái trẻ đã khóc suốt mấy tháng và vùi mình vào công việc. Những người xung quanh cô, và thế giới không biết rằng sự ra đi của người tình cũ đã truyền cảm hứng cho điều gì đó sẽ trở thành biểu tượng của Chanel trên khắp thế giới.

Sự ra đời của biểu tượng Chanel

Nhà thiết kế đã gặp Ernest Beaux vào năm 1920. Sau đó, chính Earrnest là người đã giúp Coco sáng tạo ra loại nước hoa nổi tiếng của mình, Chanel No. 5. Và trên chai nước hoa này, biểu tượng chữ ‘C’ lồng vào nhau đã trở thành biểu tượng của thương hiệu, xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 1924.

Những giả thiết được đặt ra về nguồn cảm hứng sáng tạo ra biểu tượng độc quyền của thương hiệu, nhưng mọi suy đoán đều liên quan đến Boy Capel.

Mọi người đưa ra lý lẽ rằng, chữ ‘C’ được sử dụng đại diện cho Capel và Chanel. Mặc dù chưa bao giờ được người sáng tạo ra xác nhận, nhưng họ đều ngầm hiểu rằng Chanel đã sử dụng biểu tượng này như một cách tưởng nhớ Capel.

Khi biểu tượng này xuất hiện trên các sản phẩm hoa tai, vòng cổ và túi xách của Coco, đó cũng là lúc cô gặp được tình yêu lớn tiếp theo của đời mình.

Xung quanh Chanel luôn là những người thuộc giới quý tộc

Coco là một phần thuộc tầng lớp xã hội thượng lưu tại châu Âu, luôn có các mối quan hệ với những tên tuổi lớn như Picasso, Đại công tước Dmitri Palvovich, cháu trai của Sa hoàng Alexander II.

Chanel chia sẻ rằng, “Những người trong tầng lớp thượng lưu luôn thu hút tôi hơn những người khác. Họ có sự hóm hỉnh, khéo léo, sự bất trung quyến rũ, sự lãnh đạm được truyền dạy tốt và sự kiêu ngạo rất đặc trưng.”

“Họ luôn biết cách đến đúng thời điểm và rời đi khi thích hợp.”

Vào giữa những năm 1920, nhà thiết kế đã có cơ hội tiếp cận những người cao cấp nhất trong tầng lớp quý tộc Anh. Coco không biết rằng cô sẽ dành phần lớn thời gian để mình để rời những bữa tiệc lớn trong thành phố và có những khoảnh khắc tại vùng nông thôn Scotland, bên cạnh một người đàn ông tuyệt vời.

Ngài công tước nhanh chóng bị Coco thu hút

Cô gái ngày trước lớn lên trong nghèo khó, giờ đây có cơ hội giao du với tầng lớp hoàng gia Anh, bao gồm Edward, Hoàng tử xứ Wales cùng các chính trị gia như Winston Churchill.

Năm 1923, khi Chanel đang ở Monte Carlo, cô có cơ hội gặp Công tướng Westminster, Hugh Richard Arthur Grosvenor, một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới.

Ngài công tước nhanh chóng bị Coco thu hút và hai người bắt đầu một mối tình lãng mạn. Grosvenor đặc biệt giàu có, ông đã tặng Coco những món đồ trang sức xa hoa, cùng những tác phẩm nghệ thuật đắt tiền. Đáng chú ý nhất là những ngôi nhà – một trong những món quà nhà thiết kế nhận được từ người tình.

Cùng nhau sống cuộc đời xa hoa

Công tước Westminster được cho là người giàu nhất nước Anh. Nhà quý tộc đã kết hôn hai lần, có hai cô con gái mà Chanel đã từng gặp qua.

Hai người cùng nhau sống một cuộc đời xa hoa, luôn tổ chức và tham dự những bữa tiệc hoành tráng, nơi giúp Coco tạo dựng nhiều mối quan hệ hơn.

Cặp đôi cũng dành nhiều thời gian để đi đến những khối bất động sản thuộc sở hữu của Grosvenor trải dài trên khắp châu Âu. Ông có một ngôi nhà ở vùng nông thôn Cheshire, Eaton Hall, một điền trang tại cao nguyên Scotland, cùng một ngôi nhà ở London, Bourdon House.

Tuy nhiên, cả hai dành nhiều thời gian hơn tại căn biệt thự ở vùng cao nguyên Scotland, nơi gần gũi và thân quen hơn cả.

Tổ ấm tình yêu có diện tích 700 mẫu Anh

Khối bất động sản tại Scotland của Công tước nằm tại vùng Rosehall Estate, bao gồm 700 mẫu đất.

Ban đầu, dinh thự được xây dựng vào năm 1820, trở thành tổ ấm tình yêu của Chanel và Grosvenor. Ở đó, cả hai đã có khoảng thời gian riêng tư và thân mật, cũng như chào đón những người bạn thân thiết.

Khuôn viên của căn biệt thự thích hợp để tổ chức các bữa tiệc cũng như có được khoảng không gian riêng tư. Trên khu đất rộng 700 mẫu Anh là năm công trình xây dựng có tầm nhìn tuyệt đẹp ra cao nguyên Scotland với một hồ nước, một khu vườn và một kênh đào.

Trong khi Rosehal trở thành nơi nghỉ ngơi, thư giãn cho cặp đôi, Công tước cũng tặng Coco một ngôi nhà tuyệt vời.

Căn nhà trên vùng Riveara, Pháp

Năm 1927, Hugh mua đất tại vùng Riveara, Pháp. Tại đây, Chanel đã xây dựng biệt thự La Pausa. Ballard, biên tập viên tạp chí Vogue của Mỹ vào năm 1940, mô tả biệt thự là “nơi thoải mái, thư giãn nhất…”

Biên tập viên cũng chia sẻ rằng Coco thường xuyên ở trong khu riêng của mình cho đến bữa trưa, và “không ai bỏ bữa trưa – điều này thật thú vị,” cô nói.

Nhà thiết kế đã làm việc với kiến trúc sư Robert Streit để giúp La Pausa có thể phản ánh được gu thẩm mỹ của mình.

Cầu thang và sân trong lấy cảm hứng từ trại mồ côi, nơi cô bé Coco ngày trước lớn lên. Chanel cũng mang phong cách vùng cao nguyên Scotland để bố trí không gian biệt thự, nơi trước kia cô và ngài công tước sinh sống.

Chanel trang trí lại điền trang của mình

Xung quanh khu đất rộng 700 mẫu Anh, nơi cặp đôi thường xuyên lui tới, được bao quanh bởi thiên nhiên tươi đẹp.

Tuy nhiên, cặp đôi thường dành nhiều thời gian sinh hoạt bên trong căn biệt thự với 22 phòng, được Chanel trang trí lại để phù hợp với phong cách Paris của mình. Tương tự những thiết kế quần áo trước đó, biệt thự được phủ một lớp sơn có màu trung tính, giúp làm bật lên gu thẩm mỹ độc đáo của Coco.

“Nét đơn giản nhưng nổi bật với tông màu be, cùng các ống khói gỗ được sơn giản dị, và có thể trở nên có giá trị hơn trong chính thời đại của mình”, Cơ quan Môi trường Lịch sử Scotland, nơi bảo tồn các di tích lịch sử trong nước, cho biết.

Thế nhưng, nổi bật hơn cả phong cách trang trí của ngôi nhà chính là những ai đã từng bước qua cửa của nó.

Cùng nhau tổ chức những sở thích của Winston Churchill

Cặp đôi đã tiếp đón nhiều tầng lớp khách khác nhau tại biệt thự của mình, bao gồm cả Winston Churchill. “Đây là một ngôi nhà hợp lý ở thung lũng Highland”, Churchill nói về căn nhà. “…bầu không khí sôi nổi nhất, sắc sảo nhưng vẫn tinh tế.” Bộ ba thường xuyên gặp nhau, và Winston cũng đánh giá cao Coco.

“[Chanel] câu cá từ lúc sáng sớm cho đến đêm về…”, ông viết cho vợ mình vào năm 1927. “Cô ấy…thực sự là một người [tuyệt vời] và mạnh mẽ, phù hợp với sự cai trị của người đàn ông hoặc một đế chế. [Công tước] Bennie và tôi vô cùng hạnh phúc khi được quen biết với một người thực sự bình đẳng.”

Coco luôn chào đón bạn bè đến thăm căn biệt thự, nhưng một ngôi nhà khác của bà cũng xuất hiện một số gương mặt đáng chú ý.

Những bữa tiệc của Chanel luôn khiến mọi người ghen tị

Nhà thiết kế nổi tiếng đã lên kế hoạch tổ chức những bữa tiệc công phu nhất khi còn ở Paris. Coco đã rất nỗ lực trong việc biến những bữa tiệc trở nên có gu như chính phong cách thời trang của mình.

Một số khách khi tham dự đã viết về “vô số hoa mẫu đơn” được dùng để trang trí bàn tiệc, và nói rằng các sự kiện này là “những bữa tiệc xúc động, khiến nhiều người phải ghen tị.”

Vị khách khác nói về Chanel, rằng “Như mọi khi, cô ấy [Coco] luôn tán tỉnh những người đàn ông…và giả vờ như cô ấy hoàn toàn bị họ quyến rũ, nhưng thật ra là giả! Không có ai ở đó cả!…Cô ấy luôn biến mất vào khoảng hai giờ sáng.”

Cách quyến rũ của Chanel không có gì là bí mật cả, khi người phụ nữ sớm nhận được sự tán tỉnh từ nhiều người.

Khoảnh khắc lãng mạn bên Hoàng tử xứ Wales

Thông qua Vera Bate Lombardi, bạn của Coco, đồng thời là người có mối quan hệ xã hội tốt, bà đã gặp ngài Công tước. Thông qua Lombardi, Chanel cũng đã gặp Hoàng tử xứ Wales, Edward VIII. Hoàng tử Edward say mê biểu tượng thời trang, cố gắng tán tỉnh Chanel, bất chấp mối quan hệ giữa bà và ngài Công tước.

Nhiều năm sau, Diana Vreeland, biên tập viên của Vogue, tiết lộ rằng: “Chanel có đam mê, tập trung, độc lập và đạt được nhiều thành tựu”, và Hoàng tử xứ Wales “đã có khoảnh khắc lãng mạn tuyệt vời bên nhau.” Có lẽ một phần do cách tán tỉnh của họ, mối quan hệ giữa Coco và Công tước Westminster bắt đầu có nhiều trở ngại.

“Chỉ có duy nhất một Chanel mà thôi”

Vào những năm 1930, mười năm sau mối quan hệ gắn bó giữa Chanel và Grosvenor, tình cảm của cặp đôi bắt đầu giảm dần. Coco không có thời gian ở tại biệt thự tổ ấm tình yêu của cả hai, còn Công tướng kết hôn với biên tập viên Loelia Marry Ponsonby vào năm 1930, tuy Loelia không phải là người vợ đầu tiên của ông.

Hugh được cho là đã cầu hôn Chanel trước khi cặp đôi chia tay. Khi được hỏi lý do khiến bà từ chối, Coco trả lời rằng,

“Đã có vài nữ công tước của xứ Westminster – nhưng chỉ có duy nhất một Chanel mà thôi.”

Nhà thiết kế bận rộn với công việc, nhưng ít ai biết rằng ngai vàng của bà trong giới thời trang sớm bị đe dọa.

Được mời đến với Hollywood

Năm 1931, Chanel đến thăm Monte Carlo cùng Đại công tước Dmitri Pavlovich. Tại đây, ông đã giới thiệu Coco với nhà sản xuất phim Samuel Goldwyn.

Goldwyn đã ngỏ lời mời nhà thiết kế mang tính biểu tượng đến Hollywood hai lần một năm để thiết kế trang phục cho MGM với mức giá một triệu đô la (khoảng 75 triệu đô la hiện nay).

Năm 1932, khi di chuyển từ Yew York đến California trên một toa tàu sang trọng được thiết kế riêng, Coco được Tạp chí Colliers phỏng vấn. Nhà thiết kế cho biết bà đến Hollywood để “xem những bộ phim có thể mang lại cho tôi những gì, và tôi phải mang đến cái gì cho họ.”

Tuy nhiên, sự hợp tác mới đã không diễn ra như những gì tín đồ thời trang hy vọng.

Các nhà phê bình mỉa mai Chanel

Bảng màu thiết kế của Coco trái ngược hoàn toàn với tủ quần áo mang đậm phong cách Hollywood. Để chỉ trích màu sắc và vải tuýt nhăn nhúm của nhà thiết kế, tờ The New Yorker viết rằng, ”[Bà ấy] khiến một quý cô trông như một quý bà. Tại Hollywood, họ mong muốn một quý cô trông như hai quý cô.”

Chanel còn bị đe dọa bởi đối thủ chính thức là Elsa Schiaparelli với những thiết kế mới mẻ, được giới phê bình đánh giá cao.

Để cố gắng duy trì danh tiếng của mình, Chanel còn thiết kế quần áo cho tác phẩm sân khấu của Jean Cocteau nhưng lại vấp phải sự chế giễu. Một nhà phê bình viết rằng “…các diễn viên trông như xác ướp hoặc một nạn nhân của tai nạn khủng khiếp nào đó.”

Trong khi bà cố giành lại sự ủng hộ của giới phê bình, chiến tranh nổ ra và tín đồ thời trang này đã tham gia vào một điều không tưởng.

Chiến tranh không là thời điểm thích hợp cho thời trang

Chanel hợp tác với nghệ sĩ Salvador Dalí để sản xuất dự án Ballets Russes de Monte Carlo trong bối cảnh Vương quốc Anh tuyên chiến vào tháng 9 năm 1939. Dự án rời châu Âu, trong khi Coco quay trở lại Paris – nơi không lâu sau đó, bà đóng cửa tất cả các cửa hàng của mình. Nhà thiết kế cho rằng đây không phải là thời điểm dành cho thời trang, vì thế giới đang bắt đầu một cuộc chiến tranh mới.

Chanel chịu chỉ trích khi 4.000 nhân viên rơi vào cảnh thất nghiệp vì cửa hàng đóng cửa. Tuy nhiên, nhà thiết kế thời trang tiếp tục ở lại Paris trong suốt thời kỳ Đức Quốc xã chiếm đóng Pháp. Trong thời gian này, bà có mối quan hệ với một sĩ quan Đức nổi tiếng, làm dấy lên những nghi ngờ nghiêm trọng.

Được tham gia cùng một nhà ngoại giao Đức

Trong thời gian Đức chiếm đóng, Chanel cư trú tại Khách sạn Ritz. Đây cũng là nơi ở cửa các nhân viên quân sự cấp cao của Đức. Sự việc diễn ra sau đó do một sĩ quan người Đức, Nam tước Hans Gunther von Dincklage, sắp xếp.

Ông là một nhà ngoại giao người Đức, đồng thời là cựu sĩ quan Quân đội Phổ và Bộ trưởng Tư pháp. Ông cũng tham gia vào hoạt động tình báo quân sự từ năm 1920. Sau khi đi từ một điền trang tại Scotland với người tình gần như không có liên quan đến Ritz cùng một quan chức Đức, danh tiếng của Chanel đã bị nghi ngờ.

Mối quan hệ có lợi

Mối quan hệ của Chanel với Gunther von Dinklage được cho là mối quan hệ có lợi. Trong khi nhiều người phải chịu ảnh hưởng tài chính do chiến tranh, Coco có cuộc sống thoải mái được người tình sắp đặt. Ở bên cạnh Hans cũng giúp Chanel cố thủ trong xã hội thương lưu Pháp, nơi vốn bị các sĩ quan Đức xâm nhập.

Nhà ngoại giao Đức cũng giúp Chanel trong nhiều vấn đề cá nhân khác. Khi cháu trai của Coco, Andrew Palasse, bị giam trong trại tập trung ở Đức, hay trại tù binh chiến tranh, Hans đã thu xếp để anh ta được thả.

Chanel cũng nhanh chóng tận dụng các mối quan hệ mới của mình để phục hồi công việc kinh doanh.

Khao khát tìm công bằng

Với sự giúp đỡ của Hans Gunther von Dincklage và các quan chức Đức khác, Chanel đã tìm kiếm công bằng cho một cuộc giao dịch kinh doanh diễn ra vào năm 1924.

Trong thương vụ bán Chanel No. 5 tại các cửa hàng bách hóa, nữ doanh nhân đã ghi tên mình trên chai nhưng chỉ nhận được 10% lợi nhuận.

Pierre WWertheimer, một doanh nhân, đã sản xuất nước hoa với số lượng lớn, nhận được 70% lợi nhuận, trong khi 20% còn lại thuộc về người môi giới. Còn Theophile Bader, người sáng lập cửa hàng bách hóa nổi tiếng của Pháp – Galeries Lafayette. Coco đã đấu tranh với thỏa thuận này tại tòa án trong suốt nhiều năm.

Muốn ‘hất cẳng’ họ ra khỏi giới kinh doanh

Bà trùm thời trang đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự sắp xếp của doanh nghiệp Wertheimer, khi họ có một luật sư riêng với công việc duy nhất là xử lý các vấn đề với Chanel.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Coco đã cố gắng tận dụng các mối quan hệ của mình cùng luật pháp mới của Đức với mục đích ‘hất cẳng’ gia đình Wertheimer.

Tuy nhiên, để tránh mất đi khối tài sản đồ sộ vào tay Chanel, gia đình này đã bán phần lớn cổ phần cho người khác. Nhờ tư duy nhanh nhạy của họ, Coco đã không thể điều hành việc kinh doanh của hai anh em nhà Wertheimer. Mối liên hệ của cộng đồng xã hội cùng sự chiếm đóng của Đức sớm khiến tính liêm chính của bà bị nghi ngờ.

Nghi vấn đặt ra: Chanel là gián điệp

Khi chiến tranh kết thúc, nhà thiết kế nổi tiếng bị thẩm vấn về mối quan hệ giữa bà và von Dincklage. Các tài liệu lưu trữ sau đó tiết lộ rằng, Cảnh sát Pháp có một tập hồ sơ về Chanel và mô tả bà là “Người sáng chế nước hoa. Biệt hiệu: Westminster. Tài liệu tham khảo của đặc vụ: F7124.”

Cảnh sát gán cho biểu tượng thời trang những số hiệu đặc vụ. Tuy nhiên, bà chưa bao giờ đối mặt với cáo buộc trong tư cách của một nghi phạm, được cho là do có sự can thiệp của Churchill.

Dù là do cảm giác tội lỗi hay chỉ đơn giản là có thêm sự riêng tư, Coco đã rời đến Thụy Sĩ ngay sau khi thẩm vấn. Bà không lường trước những gì sẽ xảy ra tại Rosehall Estate thân thương ngày trước.

Người tình cũ ra đi trong căn biệt thự chung của cả hai

Khi Chanel sống cuộc đời ẩn dật tại Thụy Sĩ, người tình cũ của bà – Hugh Richard Arthur Grosvenor, Công tước Westminster, đang phải vật lộn với sức khỏe của mình.

Năm 1953, ông qua đời trong chính căn biệt thự ở Scotland – nơi cả hai từng cùng nhau chung sống suốt ngần ấy năm, ở tuổi 74.

Sau khi Hugh qua đời, căn biệt thự bị bỏ hoang. Đoạn phim cho thấy hiện nay, xung quanh nó hiện nay chỉ có cỏ và bụi rậm. Các bức tường bên trong nứt nẻ, ẩm ướt, khiến căn biệt thự không còn ai lui tới trong nhiều năm. Nhưng những khó báu trong qua khứ của Coco Chanel vẫn ở đó, và sau đó, nhiều nhà thám hiểm đã hào hứng khám phá mọi thứ.

Sự trở lại của Chanel

Chanel sống tại Thụy Sĩ trong 9 năm sau khi chiến tranh kết thúc. Năm 1954, bà trở lại Paris, bắt đầu mở cửa hàng thời trang cao cấp của mình. Coco muốn lần nữa bước vào thế giới thời trang sau 15 năm, kể từ khi bà đóng cửa các cửa hàng của mình vào đầu những năm 1930.

Giới báo chí Pháp thận trọng trong việc đánh giá bộ sưu tập trở lại của Chanel vào năm 1954, vì họ không quên được sự hợp tác giữa bà và kẻ thù dân tộc.

Chanel qua đời vào ngày 10 tháng 1 năm 1971, ở tuổi 87. Trong những ngày cuối đời, bà trở nên cô lập, trái ngược với căn biệt thự xa hoa một thời mà Coco đã từng chung sống với tình yêu vĩ đại đời mình.

“Thật thú vị khi tự hỏi rằng, liệu đâu là phòng ngủ của Coco”

Biệt thự ở Scotland đã bị bỏ hoang hơn 5 thập kỷ. Gần 50 năm sau cái chết của Chanel, khối tài sản này được khám phá bởi nhà thám hiểm đô thị Matt Nadin, và ông cảm thấy ngạc nhiên về tòa nhà.

Ông nói rằng, “Một số phòng rất lớn. Cửa sổ phải cao đến 15 feet…”

Nadin tiếp tục, “Nhưng nó đã bị hỏng vì ẩm ướt, và những bứt tường đầy vết nứt.” Matt cảm nhận được nguồn năng lượng của những người trước kia từng sống tại đây và cảm thán rằng, “Thật thú vị khi tự hỏi Coco Chanel sẽ ngủ ở căn phòng nào. Và đâu là nơi những bữa tiệc xa hoa được diễn ra.” Ông rất ngạc nhiên khi tìm thấy kho báu giữa những bức tường đổ nát.

Những kho báu bị lãng quên

Bên trong căn biệt thự cổ là những tàn tích do những người chủ trước để lại. Trong số những thứ còn sót lại, Nadin tìm thấy một chiếc ghế dài bám đầy bụi, rất có thể là nơi trước kia Coco từng nằm.

Trong khuôn viên vẫn còn một chiếc xe ngựa kéo với ống mềm, một đôi ván trượt và một chiếc bếp từ cổ.

Ngôi nhà có nhiều chiếc lò sưởi bằng gang và đồ nội thất trang trí công phu, bao gồm giường, tủ quần áo, váy và một bồn tắm gấp.

Kể từ khi bị bỏ hoang, căn biệt thự tại vùng ngoại ô vẫn chờ được chủ mới mua lại, đưa nó quay về hình dáng huy hoàng trước kia. Và cuối cùng, điều đó đã xảy ra.

Được cải tạo thành một khách sạn mới

Căn biệt thự thuộc quyền sở hữu và được bảo vệ bởi nhiều cơ quan kinh doanh và bất động sản, trước khi được RE / MAX, một cơ quan bất động sản có trụ sở tại London, rao bán.

Khối bất động sản rộng 700 mẫu Anh được định giá trên thị trường với khoảng 3,9 triệu USD. Căn biệt thự xa hoa một thời đã được rao bán trong hơn bốn năm, cho đến khi được mua lại với mức giá không được tiết lộ.

Đã có những kế hoạch được đề ra nhằm mục đích cải tạo căn biệt thự lộng lẫy trước kia thành khách sạn boutique sang trọng. Du khách sẽ được ở trong những căn phòng trước kia Coco Chanel dùng để tiếp đón những con người ưu tú nhất của xã hội châu Âu.

Tuy nhiên, kế hoạch có thể bị hoãn lại bởi những tiết lộ sau này về vai trò gián điệp Đức của nhà thiết kế nổi tiếng.

Chanel từng là một gián điệp

Cuối năm 2014, các tài liệu hậu Thế chiến II do tình báo Pháp nắm giữ đã được giải mã và công bố rộng rãi. Một số giấy tờ trong đó khẳng định Coco Chanel có liên quan đến tình báo Đức. Nhà thiết kế quá cố đã trực tiếp tham gia vào kế hoạch giúp Đức nắm quyền kiểm soát Madrid.

Cháu gái của Chanel, Madame Gabrielle Labrunie, sau đó chia sẻ về sự tham gia của dì vào cuộc chiến, “Bạn biết đấy…đó là những thời điểm rất khó khăn, và mọi người phải làm những điều rất khủng khiếp để có thể hòa hợp.”

Trong khi Coco có thể mất đi sự ngưỡng mộ của mọi người vì những tiết lộ trên, nhưng thương hiệu huyền thoại của bà vẫn có thể đứng vững.

Chuyến đi đến Madrid của Đặc vụ F-7124

Các thông tin đã được giải mã cho thấy biểu tượng thời trang thực sự làm việc cho người Đức để đổi lấy tự do cho cháu trai. Gunther von Dincklage đã giới thiệu Coco với Nam tước Louis de Vaufreland, một quan chức tình báo người Đức khác. Đó là Louis, không phải Hans, người đã thỏa thuận trước đó với Chanel.

Vaufreland hứa sẽ giúp đỡ cháu trai của Coco hoàn toàn miễn phí, và ngược lại, bà phải làm việc cho Berlin. Thỏa thuận này có thể là điều khiến nữ thiết kế trở thành Đặc vụ F-7124.

Vào giữa năm 1942, bà đến Madrid cùng Louis trong một nhiệm vụ được ngụy trang là chuyến công tác, với vai trò gián điệp.

Sự tán dương từ những hành động của Coco Chanel

Trong chuyến đi công tác giả lần này, Chanel cần lấy thông tin chính trị từ các đồng nghiệp và người quen ở thủ đô Tây Ban Nha. Bà đã sử dụng mạng lưới quan hệ ấn tượng của mình để đạt được lợi ích, và không ai nghi ngờ nữ thiết kế được mọi người yêu mến.

Theo cuốn sách Ngủ với kẻ thù của Hal Vaughan, Chanel đã gặp những người bạn cũ và đối tác kinh doanh khi còn ở Madrid.

Trong bữa tối, bà tình cờ trò chuyện về cuộc sống ở Paris khi bị chiếm đóng, trong khi cố khai thác những thông tin mật. Sự hợp tác của Coco đã giúp cho cháu trai được trả tự do, và biểu tượng thời trang nhận một nhiệm vụ mang tính rủi ro cao hơn.

‘Operation Modellhut’ bắt đầu được tiến hành

Cuối năm 1943, Đức mất dần quyền lực và sự thống trị của mình trong chiến tranh. Sau đó, vào giữa cuối năm 1943, đầu năm 1944, Chanel được Tướng Walter Schellenberg của SS giao nhiệm vụ khác, tên mật là “Operation Modellhut”, theo tiếng Đức có nghĩa là “thời trang mũ”.

Lúc này, một người bạn cũ của Coco, Winston Churchill là thủ tưởng Anh. Bà được hướng dẫn sử dụng mối quan hệ cá nhân của mình với Winston Churchill để truyền tải thông điệp rằng nhiều sĩ quan cấp cao của SS đang tìm cách kết thúc cuộc chiến. Và những gì xảy đến tiếp theo là sự thay đổi ly kỳ đến đáng sợ.

Coco gần như bị phát hiện

Bằng việc tận dụng mạng lưới của mình, Chanel đã sắp xếp để một người bạn đến ở chung cùng mình và Vera Lombardi sau đó được thả tự do từ nhà tù tại Ý.

Sau khi Lombardi được thả ra, cô đã đến Madrid cùng Coco và Gunther von Dincklage. Ở Tây Ban Nha, mọi chuyện dần trở nên hỗn loạn.

Vera được chỉ dẫn để đưa bức thư của Chanel, mang theo thông điệp của người Đức, cho Churchill tại Đại sứ quán Anh. Thay vào đó, Lombardi tố cáo Chanel là gián điệp Đức. Nhờ vào mối quan hệ, Coco đã an toàn quay lại Paris, trong khi Lombardi lần nữa bị bắt.

Thế nhưng đây không phải là lần cuối cùng biểu tượng thời trang có nguy cơ bị phát hiện.

‘Bắt tay’ cùng kẻ thù giấu mặt

Sau khi chiến tranh kết thúc, Chanel tiếp tục che đậy hành động của mình. Theo cuốn sách Ngủ với kẻ thù, nhà thiết kế thời trang đã phải cố gắng rất nhiều để giấu kín mối quan hệ của mình với kẻ thù. Đặc biệt là sự tham gia của bà trong Operation Model Hat, cùng sự giúp đỡ của Churchill.

Chanel lo lắng khi nghe tin Schellenberg, sĩ quan giao nhiệm vụ cho bà trong Operation Model Hat, sẽ xuất bản một cuốn hồi kỳ thời hậu chiến. Schellenberg bị ốm vào thời điểm đó, và Chanel đã thanh toán các hóa đơn y tế của ông để đảm bảo rằng bà không bị buộc tội trong cuốn hồi ký sắp ra mắt sau đó.

Chỉ có thời gian mới biết được kế hoạch của bà có hiệu quả hay không.

Dấu ấn của Chanel trên trụ đèn London

Cuốn hồi ký đã xuất bản không đề cập đến sự tham gia của Coco với tư cách gián điệp Đức, và bà đã ra đi khi không phải đối diện với bất kì cáo buộc nào về sự phản bội trong thời chiến.

Trong khi Chanel cố xoay sở để xóa dấu ấn của mình ở mặt trái của lịch sử, nhà thiết kế này đồng thời cũng tìm ra cách để hình ảnh của mình được lưu giữ giữa đường phố châu Âu ngay khi bà qua đời.

Tại khu vực Westminster ở London, những trụ đèn màu đen được trang trí bằng những chữ C lồng vào nhau, tương tự logo của Chanel.

Theo truyện xưa kể lại, Công tước xứ Westminster đã khắc tên viết tắt của người tình lên các trụ đèn trên đường, để dấu ấn của Coco mãi tồn tại giữa đường phố London. Và logo không phải là dấu vết duy nhất còn sót lại của sự lãng mạn.

Coco Chanel: Khi chuyện tình thay đổi thế giới thời trang

Dấu tích của mối quan hệ lãng mạn giữa Chanel và Công tước xứ Westminster có thể được tìm thấy trên vỉa hè London, và trong cả thời trang.

Grosvenor không chỉ mang đến cho Coco một tổ ấm tình yêu đáng ngưỡng mộ mà còn truyền cảm hứng cho phong cách thiết kế của bà.

Những bộ trang phục làm từ vải tuýt thời thượng đã trở thành biểu tượng của Chanel. Mẫu thiết kế chịu ảnh hưởng từ trang phục đi săn và câu cá của ngài công tước. Tình yêu của nhà thiết kế quá cố dành cho Grosvenor, câu cá và Scotland cũng truyền cảm hứng cho bà thiết kế những chiếc áo len Isle – sản phẩm xuất hiện trong bộ sưu tập năm 2019 của thương hiệu. Nhiều thiết kế khác của Coco cũng chứng minh được khả năng tồn tại theo thời gian.

Chiếc váy đen nhỏ

Niềm đam mê và sở thích của Chanel tiếp tục ảnh hưởng đến thương hiệu trị giá hàng triệu đô la này rất lâu sau khi bà qua đời. Có thể nói, một số tác phẩm của nhà thiết kế đã thực hiện một cuộc cách mạn triệt để các khía cạnh của thời trang và vẫn tồn tại đến ngày hôm nay. Đó là trường hợp của ‘chiếc váy đen nhỏ’ (LBD).

‘Chiến váy đen nhỏ’ là tên do Vogue đặt vào năm 1926, khi họ in hình một chiếc váy Chanel trong tạp chí và gọi đó là ‘chiếc váy mà cả thế giới sẽ mặc.” Vào thời điểm đó, đây là thiết kế mang tính cách mạng bởi màu đen được coi là màu của tang tóc, không dành cho những người phụ nữ sành điệu.

Đây không phải là mẫu quần áo hiện đại duy nhất mà chúng ta có thể cảm ơn Coco.

Mẫu túi đeo vai Chanel 2.55

Khi trở lại sau Thế chiến II, Coco đã vấp phải nhiều chỉ trích. Nhưng các tín đồ thời trang đã chứng minh rằng sức hút của bà không biến mất với thiết kế độc đáo. Vào những năm 1950, người phụ nữ thích việc cầm ví trên tay, và Chanel đã quyết định thay đổi điều đó.

Vào tháng 2 năm 1955, Coco đã cho ra mắt túi đeo vai Chanel 2.55. Ví có da chần bông và dây đeo màu vàng đặc trưng. Mẫu thiết kế tạo nên vẻ quyến rũ cho người phụ nữ, giúp thay đổi suy nghĩ rằng chiếc túi có thể được đeo trên vai. Nhưng làm thế nào để thương hiệu tiếp tục phát triển khi người sáng lập đã qua đời?

Di sản để lại cho Lagerfeld

Sau khi nhà thiết kế huyền thoại qua đời vào ngày 10 tháng 1 năm 1971, nhà Chanel gặp nhiều trở ngại khi các trợ lý của Coco cố gắng tiếp quản công việc bà để lại. Gần 12 năm sau khi người sáng lập qua đời, Karl Lagerfeld trở thành Giám đốc sáng tạo của Chanel, mang lại sự ổn định cho thương hiệu.

Lagerfeld đã lên kế hoạch tổ chức những buổi trình diễn thời trang công phu, liên quan đến những thứ như sàn diễn khổng lồ, thậm chí là phóng tàu vũ trụ. Nhưng có một số điều không thay đổi, chẳng hạn như gu thẩm mỹ độc đáo của thương hiệu về tông màu trầm, dây túi vàng và túi da chần bông.

Karl đã cùng một số gương mặt nổi bật nỗ lực tiếp tục kế thừa di sản của nhà thiết kế Coco Chanel.

Sự quay lại của gia đình Wertheimer

Dưới sự lãnh đạo của Lagerfeld và cho đến nay, Chanel thuộc sở hữu của gia đình Wertheimer.

Sau chiến tranh, những người anh em mà Coco cố gắng ‘hất cẳng’ khỏi giới kinh doanh đã giành lại quyền sở hữu khoản đầu tư vào Chanel. Họ thậm chí đã giúp Coco trở lại ngành thời trang vào những năm 1950.

Các đối thủ lớn của nhà thiết kế chiếm một phần lớn trong thành công sau chiến tranh của bà, và tiếp tục trở thành một phần trong thành công hiện tại của thương hiệu. Hiện, công ty thuộc sở hữu của các cháu nhà Piere Wertheimer, Alain và Gerard. Di sản của Butt Chanel còn tồn tại ngoài những cửa hàng lộng lẫy và những sàn diễn thời trang độc đáo, ấn tượng.

Khi sức ảnh hưởng của Chanel vượt ra khỏi biên giới thời trang

Coco Chanel đã cách mạng hóa thời trang với gu thẩm mỹ có một không hai của mình. Tuy nhiên, hình ảnh người phụ nữ mang trong mình vẻ đẹp duyên dáng ngay cả khi trở thành điệp viên đã để lại nhiều dấu ấn hơn cho thế giới thời trang. Cuộc sống hào nhoáng của bà và những người tình ngoại quốc đã khiến nhiều người mê mẩn và ngưỡng mộ.

Kể từ khi Chanel qua đời, nhiều bộ phim lấy cảm hứng từ cuộc đời của bà đã được thực hiện, có thể kể đến như Coco Before Chanel (2008), Coco Chanel & Igor Stravinsky (2009). Hai bộ phim đã chỉ ra những cách hiệu quả nhất giúp bà có thể sáng lập một đế chế riêng và có được cuộc sống cá nhân xa hoa, hào nhoáng.

Tuy nhiên, ít có bộ phim nào có thể sánh ngang với những mối tình lãng mạn ngoài đời thực cùng những nhiệm vụ gây tranh cãi mà nhà thiết kế thời trang đã trải qua.

Bảo Ngọc | myjournal.com


 
Back to top