CAR & YATCH

Viết cho những thuỷ thủ còn lênh đênh trong đại dịch

Feb 04, 2021 | By Nguyen Huu Hon

Trong đại dịch Covid-19, thủy thủ trên khắp thế giới là một trong những nạn nhân bị bỏ quên, khi chính phủ các nước không giải quyết được khủng hoảng khiến hàng trăm nghìn người không thể quay lại bờ.

Vào những ngày đầu và cuối năm dương lịch, những bữa tiệc đông đúc mọi người tham gia là điều dễ dàng nhìn thấy. Từ dịp Lễ Tạ Ơn tại Bắc Mỹ đến Diwali, Giáng sinh hay Tết Nguyên Đán của phương Đông, đây là thời điểm của tiệc tùng và những bữa ăn sum họp bên gia đình.

Tuy nhiên, có bao nhiêu người nghĩ về ngành công nghiệp vận tải, hay cụ thể hơn là vận tải biển, và những con người có dành cả phần lớn thời gian lênh đênh trên biển, đặc biệt là trong giai đoạn khắc nghiệt của Covid-19 như hiện tại?

Có bao người trân trọng việc hàng hóa vẫn tiếp tục được vận chuyển bởi ngành công nghiệp với 400.000 thuyền viên bị vi phạm nhân quyền và gặp các vấn đề sức khỏe tâm lý?

Từ đầu năm 2020, chủ tàu, chủ đầu tư và quản lý đã phải đấu tranh chống lại làn sóng thờ ơ, vô cảm từ chính phủ các nước trên thế giới, buộc họ phải chú ý đến hoàn cảnh éo le của ngành hàng hải hiện nay.

Trong số 1,2 triệu thuyền viên trên thế giới, hơn 400.000 rơi vào tình cảnh không thể về nhà khi kết thúc hợp đồng hoặc lên tàu khi hợp đồng vừa chính thức hết hiệu lực.

Đã có nhiều trường hợp xảy ra. Khi hợp đồng kết thúc, thậm chí họ không được lên bờ nghỉ ngơi khi tàu cập cảng và phải ở trên tàu hơn một năm. Đây là những “con tin” của Covid-19 và là nạn nhân của sự thờ ơ và vô cảm từ chính phủ.

Sự an toàn khi lênh đênh trên đại dương là vấn đề quan trọng, và sức khỏe tâm lý là một phần trong số đó. Thời gian trên biển càng nhiều, tinh thần của các thủy thủ càng dễ rơi vào tình trạng căng thẳng. Đã có nhiều trường hợp tự tử xảy ra, và trong các tình huống khác, đã có những tai nạn nguy hiểm như sự cố tràn dầu tại Mauritius.

Bỏ qua nhiều lời kêu gọi từ các bên liên quan, đối với cuộc khủng hoảng lần này, không thể có được bất kỳ biện phấp xử lý thống nhất và tối ưu. Việc thay đổi thuyền viên không được các chính phủ ưu tiên, và họ đã ban hành các quy định và hạn chế đối với mọi con tàu, từ chủ sở hữu, quản lý cho đến thủy thủ đoàn.

Một số quốc gia ban hành những hạn chế đối với những người mang một số quốc tịch nhất định, trong khi vài nước khác cho phép thay đổi thủy thủ đoàn nhưng không sắp xếp chuyến bay đưa họ trở về. Ngoài ra, một số nước sẽ phạt chủ tàu nếu tàu có thuyền viên quá hạn nhưng đồng thời cũng không cho phép thủy thủ đoàn Ấn Độ trở về. Chính phủ Trung Quốc chỉ cho phép các thuyền viên mang quốc tịch nước này chuyển tàu, vì thế, những người bị kẹt lại buộc phải chờ khi cập một cảng khác mới có thể quay trở về nhà.

Vô số lời kêu gọi về việc ‘mở đường’ cho các thủy thủ quay về nhà đã xuất hiện. Trên thực tế, một số quốc gia đã chỉ định đó là điều thiết yếu, nhưng cũng không mang quá nhiều ý nghĩa. Biên giới đã đóng với những người đi biển chứ không phải với đồ ăn, thức uống và quà tặng mà họ đã chuyển đến quốc gia đó.

Điều ngược đãi các thủy thủ không chỉ xoay quanh việc những thay đổi trong chính sách mà còn bởi vì sự đạo đức giả, khi các giới chức tận hưởng thành quả lao động trên sự khổ sai của những người đi biển.

Úc có những chính sách rất nghiêm ngặt đối với các tàu cập cảng của họ với những thủy thủ đoàn bị quá hạn, đồng thời đặt ra những hạn chế nghiêm ngặt đối với các sự thay đổi trong số lượng thuyền viên. Một số cảng tại Úc yêu cầu thuê máy bay cho thủy thủ thay vì đi trên các chuyến bay thương mại. Tuy nhiên, đừng quên rằng các thủy thủ đã lênh đênh trên biển và có thể chất khỏe mạnh hơn bất kì ai ở trên bờ.

Trong một thời gian dài, Ấn Độ, quốc gia thậm chí không phát triển ngành này nhưng những người chọn đi du lịch khắp thế giới trên những chiếc tàu tuần dương cũng đang bị ngăn cản khỏi sự tự do và an toàn. Hàng trăm tàu tuần dương cũng bị mắc kẹt bởi các quy định phi logic, không đặt sự an toàn của các thủy thủ khi lênh đênh trên biển cả lên hàng đầu, trong khi một số người cho rằng đây là thời gian cách ly hiệu quả nhất.

Những thủy thủ bị mắc kẹt trên biển đang mang đến những cơ hội mới cho những người khác trên khắp thế giới có thể chìm đắm trong những bữa tiệc và có cuộc sống diễn ra theo guồng quay bình thường. Tuy nhiên, hoàn cảnh của họ hiện nay chính là một ví dụ điển hình về những vấn đề suy đồi đạo đức và lạm dụng nhân quyền của chính phủ trên phạm vi rộng lớn

FRANK COLES

Về tác giả

Đến Hồng Kông lần hai để phát triển sự nghiệp bản thân, Frank Coles là Giám đốc điều hành của Tập đoàn Wallem, đồng thời là chủ sở hữu của một chiếc Lagoon 46. Sinh ra và lớn lên ở Zimbabwe, Coles chuyển đến Vương quốc Anh sau khi hoàn thành chương trình học, trở thành thủy thủ buôn trong 12 năm trước khi trở thành luật sư hàng hải cho Richards Butler ở London trong 5 năm. Từ năm 1995 – 98, Coles đảm nhận vai trò Tổng giám đốc của Pacific Basin Shipping tại Hồng Kông và CEO của Rydex có trụ sở tại Canada, thuộc sở hữu của Pacific Basin.

Năm 1999, ông chuyển đến Florida để giữ chức Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Globe-Wireless, công việc mà ông đảm đương trong suốt 12 năm. Ông cũng từng là Chủ tịch của Immarsat Maritime ở London và CEO của Transas Marine ở Ireland trước khi trở lại Hồng Kông vào năm 2018 để gia nhập Wallem.

Bài đăng trong ấn phẩm Yacht Style #2 – Du thuyền và lối sống Việt Nam, phát hành ngày 2.2.2021. 


 
Back to top