Con đường Cartier
Từ chiếc cúp danh giá cuộc đấu ngựa Cartier Queen’s Cup Tournament đến giải đua xe ‘Style et Luxe’ Concours d’Elégance, mọi nẻo đường đều dẫn lối về ngôi đền số 175-176 Bond Street, London – Một Cartier cổ điển hòa quyện hòa hảo cùng tinh thần Anh Quốc.
Được khai sinh tại Paris, vào năm 1847 khi Louis-François Cartier đảm nhận xưởng kim hoàn từ ông chủ Adolphe Picard. Thương hiệu lừng danh nước Pháp đã chọn London làm tiền đồn quốc tế đầu tiên vào năm 1902, trùng với thời điểm vua Edward VII Anh Quốc lên ngôi và đạt hàng món vương miện 27 cho buổi lễ phong vương, ông thể hiện một tình cảm đặc biệt khi gọi Cartier là “Nhà kim hoàn của các vì vua và là vua của thế giới trang sức”.
Chỉ hai năm sau, việc phê chuẩn các ký kết “Entente Cordiale” cải thiện đáng kể mối quan hệ Anh-Pháp và tấn ban ân huệ hoàng gia cho Cartier vào năm 1904, giúp thắt chặt viên ngọc nước Pháp với giới quý tộc Anh. Từ đó nó đi vào lòng xã hội Anh đương thời đến nỗi được công nhận là “Honorary Brit” (Học vị Anh Quốc).
Đại bản doanh Cartier’s New Bond Street lan tỏa khối di sản khổng lồ của thương hiệu
Một Cartier cổ điển hòa phối cùng tinh thần Anh Quốc, cội rễ và di sản thương hiệu tỏa sáng dưới mái nhà New Bond Street. Lịch sử phong phú được củng cố bằng các sự kiện ngoài trời trong như giải Cartier Queen’s Cup Tournament vô cùng đẹp đẽ.
Phong cách và sự tinh tế của Cartier được thể hiện một cách hình tượng và nam tính nhất qua mẫu đồng hồ Santos de Cartier năm 1911, tiền thân của mẫu đồng hồ thể thao xa xỉ Genta Royal Oak dành cho quý ngài phi công Alberto Santos và phái đẹp, tựa như món trang sức được đặt để trong các giá treo bạch kim và là gương mặt thân thuộc trong các sự kiện của tầng lớp thượng lưu khắp London.
Phản ánh tính cách quốc tế hóa của thủ đô nước Anh, Cartier London tôn vinh sự tương phản và tương đồng của hai thế giới một cách hiếm có.
Được thôi thúc phá vỡ lề lối cũ kĩ xứ sở sương mù, thương hiệu vượt ra khỏi những giới hạn đã được thiết lập, tôn trọng nhưng đồng thời bẻ cong mọi quy tắc, điển hình như chiếc vòng Cartier London-made Tutti Frutti bandeau, được sở hữu vào năm 1928 bởi phu nhân bá tước Edwina Mountbatten và tạo ra sự khao khát của xã hội quý tộc thời ấy. Một thử nghiệm mang tính táo bạo giữa một đất nước bị gánh nặng truyền thống đè trên vai đối với một tạo tác như vậy đã đặt nền móng đạo đức vững chắc cho Cartier London.
Ngày nay, tinh thần đổi mới của Cartier London tiếp tục được truyền tải trên phố New Bond với tuyệt phẩm làm mới lại từ mẫu Cartier Crash vàng 18 carat. Hình dạng phá vỡ cấu trúc của phiên bản giới hạn dành riêng cho cửa hàng đường New Bond. Tương truyền rằng, chiếc máy điểm thời gian độc đáo này được dtruyền cảm hứng từ một chiếc đồng hồ bị biến dạng trong một tai nạn xe hơi và được mang đến công xưởng Cartier London sửa chữa, thể hiện tính bền bỉ của tạo phẩm nhỏ bé này, như sự trùng hợp, ảnh hưởng Anh Quốc đã tác động lên phong cách nhà kim hoàn này.
Trang sức và những buổi tiệc xa hoa của quý tộc nước Anh
Cartier London khéo léo đưa ra ranh giới giữa nhận thức về nghi thức xã giao và sự kiềm hãm của Anh và các khía cạnh biểu cảm, táo bạo hơn của xã hội thượng lưu: những nhân vật quý tộc đi vào lề lối nhưng dám nổi loạn và sống khác biệt.
Từ giải đấu Cartier Queen’s Cup Tournament: vật định tình cho mối quan hệ lâu bền của Cartier và hoàng thất thông qua một cuộc đấu ngựa polo được tổ chức hằng năm tại Windsor với sự hiện diện của nữ hoàng Elizabeth II hay cuộc thi xe cổ Cartier ‘Style et Luxe’ Concours d’Elégance, thậm chí là giải đua xe tốc độ cao Goodwood Festival of Speed. Mọi nẻo đường đều dẫn về đại bản doanh Cartier London’s Bond Street.
Ra mắt vào tháng 10 năm 2019, chín tháng sau cuộc cải cách, trụ sở đường Old Bond chỉ cách bản thể mới vài phút đi xe, với những mái ô Cartier đỏ thẫm. Điều đó mở ra một ý niệm tiên phong: Cặp cửa hàng song song giữa lòng quận Mayfair lịch sử mang đến trải nghiệm tuyệt vời giữa nét đẹp đương đại và những năm tháng hào hùng của thương hiệu.
Cartier từ quá khứ và hiện tại giữa trung tâm của Mayfair lịch sử
Với mặt tiền bằng đá nâu thanh mảnh được lấy cảm hứng từ các tòa nhà Victoria lân cận và khung cửa sổ mạ vàng được tô điểm bằng kính đen viền đồng, cửa hàng Old Bond Street được sinh ra với mong muốn như một cửa hàng cao cấp, phiên mã đặc tính Cartier qua ống kính hiện đại.
Mọi thứ đều bị phá vỡ, lá cờ Cartier của cửa hàng mới trên phố Bond Street gây kinh ngạc với diện tích 7 275 mét vuông, một trong ba ngôi đền duy nhất của Cartier trên thế giới, cạnh tranh với ngọn cờ lịch sử của Rue de la Paix ở Paris và biệt thự Đại lộ 5 ở New York.
Một cộng tác viên lâu năm của maison, kiến trúc sư nội thất nổi tiếng Bruno Moinard đã làm việc với một nhóm thợ thủ công trong chín tháng, tạo ra một thiết kế nội thất tinh xảo, hiện đại nhưng vượt thời gian từ các vật liệu quý phái, với tầm nhìn thẩm mỹ của ông – một sự pha trộn độc đáo của sự hòa quyện tinh tế của kỹ thuật nghề thủ công Pháp, thích nghi với tinh thần Luân Đôn và kết hợp cùng văn hóa Anh Quốc.
Với sự kết hợp mạnh mẽ của một tòa nhà lịch sử được phối kết theo cách vô cùng hiện đại, một kho lưu trữ, một xưởng và căn hộ riêng cho các sự kiện, không có bất kỳ điều gì giống như nó (flagship của Cartier London) trên con phố Bond hay những con phố khác khắp Vương Quốc Anh.
Đối lập với mặt tiền cổ kính thời Victoria, flagship New Bond Street của Cartier được trang hoàng nội thất hiện đại, thổi một làn gió tươi trẻ vào lòng các vị khách đến thăm ngôi đền xứ sở sương mù với phòng First Impression dành cho các BST trang sức chính của maison.
Sau đó, mọi con mắt đều bị thu hút bởi Envolee – một tác phẩm sắp đặt trên không tựa như đèn chùm bằng đồng và thủy tinh được thiết kế tùy chỉnh bởi Mydriaz Paris. Bên trái là không gian dành cho quý ông trong khi tầng trệt lại hướng về các khu vực dành riêng cho nữ trang và đồng hồ của phái đẹp, nơi cuối dãy là phòng trưng bày kim cương.
Khu vực Prestige với lối vào từ cầu thang hoặc thang máy được hoàn thiện một cách tinh tế, nơi những vị khách V.I.P có thể chậm rãi thưởng thức các tuyệt phẩm nghệ thuật dưới những bóng đèn trần bằng thủy tinh nhịp nhàng lên xuống.
Flagship của Cartier tại London là sự pha trộn giữa thẩm mỹ truyền thống nguyên bản với tinh thần đương đại, một lò sưởi trong Salon Charles de Gaulle, tương truyền rằng Jacques Cartier đã dành văn phòng của mình cho một chính khách Pháp để soạn thảo bài phát biểu năm 1940 của ông trên đài BBC cùng các cửa sổ thanh lịch, khuôn đúc kiểu vòng hoa (đặc trưng của Cartier) và dĩ nhiên, mọi thứ nội thất ấy đều được làm thủ công hoàn toàn.