BUSINESS OF LUXURY

Lefair trở lại: Số công nợ lên tới 50 tỷ đồng sẽ đi về đâu?

Jun 14, 2021 | By admin

Theo một số nguồn tin mới đây nhất, thương hiệu Leflair sang tên chủ mới. Vậy số công nợ lên đến 50 tỷ đồng sẽ đi đâu về đâu?

Người yêu thời trang và phong cách sống Việt Nam chắc không còn quá lạ lẫm với cái tên Leflair – sàn thương mại điện tử chuyến cung cấp các sản phẩm hàng hiệu giảm giá, cam kết chính hãng 100%. Leflair được sáng lập bởi hai doanh nhân trẻ người Pháp là Loic Gautier và Pierre-Antoine Brun vào năm 2015 – hai doanh nhân này từng là nhân sự của Lazada.

Thương hiệu Leflair thời điểm đó đã thu hút rất nhiều giấy mực từ công chúng khi lựa chọn theo mô hình kinh doanh lưu hàng tại kho, thay cho theo mô hình tiết kiệm hơn là chợ trực tuyến (marketplace). Cụ thể, Leflair đã áp dụng mô hình lưu hàng và đầu tư hai kho tại Singapore và Hồng Kông – để đảm bảo chất lượng hàng xa xỉ luôn ở trạng thái tốt nhất.

Sau khi ra mắt tại thị trường Việt Nam năm 2015, thương hiệu cung cấp sản phẩm hàng hiệu này đã hợp tác với 2.500 thương hiệu cao cấp, tiếp cận 120.000 khách hàng, với doanh thu ‘khủng’ đạt hàng chục triệu USD.

Trước thông tin Leflair sẽ đổi chú, chủ mới không liên quan gì đến số nợ 50 tỷ từ các Nhà cung cấp. Theo dòng sự kiện của Lefair, chúng tôi điểm lại một số sự kiện tiêu biểu nhất của vụ việc này từ 2020 đến nay.

Đóng toàn bộ cửa hàng tại Sài Gòn: Sau Tết 2020

Đầu tháng 2.2020, Leflair bất ngờ gửi thông báo đến các nhà cung cấp, nhân viên về việc sẽ đóng cửa trang thương mại điện tử tại Việt Nam sau 04 năm hoạt động. Trong buổi làm việc tiếp theo, đại diện Leflair ước tính số công nợ chưa xử lý của 500 nhà cung cấp lên đến 2 triệu USD, tương đương 50 tỷ đồng – tuy nhiên, thời điểm đó công ty chỉ còn gần 50.000 USD trong tài khoản.

Vào năm 2019, sàn thương mại công bố vòng gọi vốn Series B từ hai quỹ đầu tư GS Shop và Belt Road Capital Management có trị giá 7 triệu USD, đưa tổng giá trị các vòng gọi vốn của công ty từ lúc thành lập, đạt gần 12 triệu USD.

Hai ông chủ Leflair đầu quân cho Maison: Tháng 5.2020

Vào tháng 5 năm ngoái, theo một thông báo nội bộ của Maison, hai nhà sáng lập Leflair sẽ đầu quân cho Tập đoàn bán lẻ thời trang cao cấp Maison. Ông Pierre Antoine Brun được bổ nhiệm làm giám đốc vận hành, phụ trách công nghệ thông tin, kế toán, hậu cần, chương trình thành viên và mảng thương mại điện tử của tập đoàn này. Trong khi đó, ông Loic Gautier đảm nhiệm vị trí giám đốc phát triển, liên quan đến các vấn đề về thương hiệu, quảng cáo và trải nghiệm khách hàng.

Theo Tuổi Trẻ online, giám đốc nhân sự Maison Group cho biết tập đoàn bán lẻ hàng hiệu Maison không tuyển dụng hai nhân sự này theo dạng hợp đồng lao động, mà theo hình thức tư vấn – việc hợp tác giữa Maison và hai cá nhân theo hợp đồng dịch vụ hoàn toàn bình thường và không trái pháp luật.

Theo thống kê của các nhà cung cấp, thương hiệu này cũng là một trong những chủ nợ của Leflair với số tiền gần 1 tỷ đồng. “Công ty Maison và Leflair từng hợp tác kinh doanh. Hiện tại hai bên đã hoàn tất các nghĩa vụ – không còn công nợ giữa hai bên từ cuối năm 2019” – Đại diện Maison cho biết.

Nghĩa vụ giải quyết công nợ với nhà cung cấp với Leflair sẽ do Leflair đứng ra giải quyết. Đây không phải nghĩa vụ của hai cá nhân này.

Tuy nhiên, một số nhà cung cấp của Leflair cho rằng lý giải trên không thuyết phục – Các hợp đồng liên quan đều do một trong hai cựu sáng lập của Leflair ký kết.

“Với quy mô lớn như Maison Group thì chắc chắn họ phải biết về việc Leflair đang có tranh chấp với 500 nhà cung cấp khác trong việc giải quyết công nợ. Đây không phải là hành động đúng đắn”, nhà cung cấp này chia sẻ.

Quá trình xử lý công nợ do ông Brun phụ trách. Trong tình hình căng thẳng đó, ông Brun cho biết chưa giải quyết xong các thủ tục tuyên bố phá sản của Lefair – do ảnh hưởng của đại dịch.

Sự xuất hiện trên Vietcetera, tháng 8.2020

Vào tháng 8, 2020, ông Loic Gautier chia sẻ bài học về sự thất bại của sàn thương mại điện tử tại thị trường điện tử Việt Nam. “Hiện tại, tôi đang ở Paris, không thể quay lại Việt Nam – do tình trạng đóng cửa biên giới. Đây là thời điểm khó khăn nhất của công ty. Tôi vẫn làm việc từ xa với các cá nhân hỗ trợ chúng tôi xử lý vụ việc này” – ông Loic Gautier. Trong khoảng thời gian đó, ông Pierre Antoine Brun cùng gia đình vẫn cư trú tại Việt Nam,  điều phối hoạt động, đảm bảo quy trình diễn ra ổn thỏa.

Trước sự sa sút nặng nề của Leflair, Loïc Gautier cảm thán: “Các thông tin thường bị cường điệu hóa. Người đời thích nghe câu chuyện một công ty hay cá nhân nào đó thất bại còn hơn cả những câu chuyện thành công”. Theo đó, các thông tin về Leflair được chia sẻ rộng rãi gần đây là việc CEO không có mặt tại nơi cư trú, Leflair bị điều tra hay đồng sáng lập bị cảnh sát bắt giữ.

Lý giải về việc đóng cửa Leflair, nhà sáng lập chia sẻ thẳng thắn: “Đối với Leflair, điều thực sự đã giết chết công ty không phải vì chúng tôi không có đủ khách hàng. Công ty vẫn tăng trưởng qua từng năm, vẫn tuyển thêm người chỉ vài tuần trước khi phá sản. Chỉ là chúng tôi đã hết tiền mặt trước khi có thể hòa vốn hoặc gọi thêm tiền từ vòng gọi vốn kế tiếp”, Loic chia sẻ.

Vụ việc này cũng để lại nhiều tranh cãi: “Một trong những nguyên tắc kinh doanh là im lặng và làm cho đúng, cũng như tìm kiếm sự đồng cảm của người tiêu dùng và cả đối tác. Le flair lại ngược lại, từ lúc tuyên bố phá sản đến khi nhận lời xuất hiện phỏng vấn lại nói về thất bại của mình và đưa ra lời khuyên cho start up đao to búa lớn, ồn ào là một lựa chọn không phù hợp”, một độc giả bức xúc chia sẻ.

Leflair sang tay chủ mới

Như vậy chỉ sau 3 tháng tuyên bố phá sản được chấp nhận từ tòa án, sàn thương mại điện tử Leflair này lại hồi sinh, dưới sự quản lý của một chủ sở hữu mới Công ty TNHH SoPa Technology – Social Pass kinh doanh đa lĩnh vực tại Việt Nam từ tháng 10 năm 2019: tư vấn quản lý, xuất bản phần mềm, dịch vụ công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu…

Leflair gia nhập hệ sinh thái Social Pass – hiện tại SoPa có 1,5 triệu người dùng và 5.500 đối tác, đạt tổng doanh thu 10 triệu USD vào năm 2019. Tuy nhiên trang thương mại điện tử Leflair đã thay đổi từ Leflair.vn sang Leflair.com.

Theo một số nguồn tin, Leflair sẽ được chuyển nhượng quyền sở hữu tên thương mại, cũng như các tài sản vô hình gắn liền với nhãn hiệu Leflair theo luật quốc tế. Như vậy, chủ sở hữu mới SoPa Technology sẽ chính thức vận hành sàn thương mại điện tử, tuy nhiên không chịu bất kì nghĩa vụ nào gắn liền với doanh nghiệp cũ Leflair.

Hiện tại, các nhà cung cấp trước đây của Leflair tại Việt Nam đang tỏ ra bức xức khi nhận được email mời hợp tác từ SoPa Technology. Nguyên nhân, họ vẫn chưa nhận được bất kì khoản thanh toán công nợ vào từ Leflair

500 nhà cung cấp đứng trước nguy cơ mất trắng số tiền lên đến 2 triệu USD – trong khi số tiên mặt còn lại trong tài khoản của doanh nghiệp chưa đến 50.000 USD. Đứng trước tình cảnh này, các nhà cung cấp không biết câu chuyện công nợ Leflair sẽ đi về đâu? Vậy số tiền sau vụ thương vụ chuyển nhượng thương hiệu Leflair cho SoPa Technology sẽ về túi ai?

Trong khi số tiền công nợ của sàn thương mại điện tử đùn đẩy hết tổ chức này sang tổ chức khác – không có bất kì một tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm số tiền 2 triệu USD, vẫn chưa có thêm bất kì thông tin gì thêm từ người đại diện Leflair.

Tổng hợp: Thanh niên, Tuổi trẻ, Zing News


 
Back to top