BUSINESS OF LUXURY

Irene Ho – Nhà sáng lập The Luxury Network: “Nguyên tắc win-win là con đường tiến của các thương hiệu xa xỉ

Jul 17, 2019 | By Trang Ps

Nếu chọn một câu để mô tả Irene Ho, nhà sáng lập The Luxury Network, thì đó chính là “người phụ nữ đam mê xa xỉ tại Singpore”. Gần đây, nhóm LUXUO đã có dịp ngồi lại với Ho để được giải đáp một số thắc mắc về bối cảnh hiện nay của ngành công nghiệp xa xỉ. Và tại sao, nguyên tắc win-win là con đường tiến lên trong thời đại thương mại điện tử.

Chào Irene Ho! Là người phụ nữ quyền lực có ảnh hưởng đến nền kinh tế xa xỉ tại Singapore, tại sao chị vẫn cho rằng quốc đảo sư tử là thị trường béo bở của thương hiệu cao cấp quốc tế?

Các thương hiệu xa xỉ đang muốn “tiến quân” sang châu Á, đặc biệt là các nước Đông Nam Á, trong đó, sự hiện diện tự tin đầu tiên của họ luôn là đảo quốc sư tử. Singapore là một trong ba quốc gia hàng đầu tại đây, nói đúng ra là một nơi dễ làm ăn. Đó là lý do vì sao chúng tôi cần có một số quy định “thân thiện” với doanh nghiệp và tạo ra nhiều ưu đãi về tài chính và thuế cho các công ty mới.

Singapore là một trong những quần thể có giá trị ròng cao nhất, so với các thành phố như New York, Paris, Zurich, Sao Paulo, Bắc Kinh, Seoul và Đài Bắc. Chưa kể, đây cũng là một thị trường đủ nhỏ để các thương hiệu lấy làm “chuột bạch” trước khi họ mở rộng thị trường sang quốc gia khác trên khắp Đông Nam Á.

Chị có đề cập đến vấn đề mở rộng phạm vi khu vực. Vậy, những vấn đề rủi ro nào mà các thương hiệu cần chú ý khi “chinh phạt” vùng đất mới ngoài Singapore?

Để dấn thân vào thị trường mới, tôi tin, các thương hiệu phải thực hiện một cuộc nghiên cứu thị trường sâu rộng, nào là phân khúc khách hàng mục tiêu, đến xu hướng truyền thông và xã hội của thị trường đó. Có mạng lưới địa phương rộng lớn cũng như kiến thức thị trường địa phương tốt là điều hết sức quan trọng. Ví dụ, trước khi đến Singapore, các công ty sẽ tích lũy được cơ sở dữ liệu thông tin liên hệ và tận dụng nền tảng mạng.

Đây là lúc mà The Luxury Network (TLN) chúng tôi có thể hỗ trợ. Chúng tôi tạo điều kiện hợp tác độc đáo giữa các thương hiệu xa xỉ và nhà cung cấp dịch vụ cao cấp. Họ đều có chung mục tiêu là tiếp cận khách hàng có giá trị ròng cao.

Ngày nay, việc hợp tác có vẻ càng được đề cao?

Hợp tác giữa các thương hiệu và tiếp thị chéo đều là những chiến lược thương mại và thương hiệu tối quan trọng, đi kèm nhiều lợi ích khác nhau. Các thương hiệu xa xỉ có thể tận dụng điểm mạnh của nhau, đồng thời cung cấp trải nghiệm bổ sung nhưng không cạnh tranh dành cho khách hàng.

Thương hiệu xa xỉ xem xét việc hợp tác thông qua TLN vì chúng tôi đóng vai trò người trung gian đảm bảo rằng quan hệ hợp tác win-win (đôi bên cùng có lợi). Vì chúng tôi là những người tiếp cận đối tác thay bạn, điều này đảm bảo sự bình đẳng đối với tất cả đối tác.

Những rủi ro kỹ thuật số mà thương hiệu xa xỉ đối mặt trong cuộc chiến thương mại điện tử là gì?

Doanh số bán hàng xa xỉ trực tuyến chiếm đến 19% tổng doanh số vào năm 2025, đạt khoảng 74 tỷ euro. Sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng xa xỉ của thế hệ millennials và thế hệ Z đặt ra thử thách to lớn đối với các nhà bán lẻ xa xỉ, vì đây là thế hệ kỹ thuật số.

Nhưng theo tôi, kỹ thuật số cũng mang đến nhiều cơ hội cho thương hiệu xa xỉ tạo ra những trải nghiệm mua hàng liền mạch, nhất quán và độc đáo.

Điều gì sẽ xảy đến với bán lẻ truyền thống?

Với bối cảnh này thì các thương hiệu bắt buộc phải nhanh chóng thích nghi và thay đổi. Đây là cách TLN phát huy vai trò, giúp các doanh nghiệp xa xỉ phân bổ các nguồn lực tốt hơn và đạt được ROI cao bằng cách hợp tác.

Được biết, chị cũng là lãnh đạo của Hội đồng Ngoại giao ở Singapore, chị có thể chia sẻ nhiều hơn về tổ chức?

Hội đồng Ngoại giao là tổ chức độc đáo với tư cách tham vấn Liên Hợp Quốc, kết hợp một nhóm chuyên gia toàn cầu và mạng lưới kinh doanh hàng đầu thế giới cùng một quỹ từ thiện. Mạng lưới này liên quan đến các công ty xa xỉ, đó là lý do vì sao chúng tôi tổ chức sự kiện “Luxury Meets Diplomacy”, đại diện thương hiệu xa xỉ để gặp gỡ các đại sứ quán từ nhiều quốc gia khác nhau.

Các đại sứ quán là khách hàng tiềm năng của thương hiệu, và đổi lại, các thương hiệu có thể là đối tác hay nhà tài trợ cho các sự kiện của đại sứ quán.

Đấy chính là mối quan hệ win-win trong làm ăn!

Cám ơn Irene Ho vì những chia sẻ thú vị!


 
Back to top