Nghệ thuật cho đi: “Cẩm nang bảo tồn của cải” và cách làm từ thiện ngày nay của giới siêu giàu
Trước sự khủng hoảng của việc làm từ thiện gần đây đang diễn ra, chúng tôi ghi xuống vài dòng về Chủ nghĩa tỷ phú làm từ thiện và cẩm nang bảo tồn của cải một cách thông minh của giới nhà giàu. Và xin nhớ rằng: “Chết trong sự giàu có là cái chết đáng hổ thẹn”.
Nghệ thuật cho đi: How to give it là series những bài viết chuyên đề về Nghệ thuật cho đi của non người. Bạn có thể tìm đọc các bài viết tại LUXUO.VN
Một năm trước, tập đoàn khổng lồ LVMH đã có một quyết định táo bạo đáng ngạc nhiên và chưa từng xuất hiện lại trong lịch sử kể từ thời Chiến tranh Thế giới II. Nhà xa xỉ phẩm quyết định sử dụng toàn bộ chuỗi nhà máy sản xuất nước hoa nổi tiếng cho các thương hiệu Christian Dior, Guerlain và Givenchy để tập trung sản xuất nước rửa tay số lượng lớn cho các cơ quan y tế tại Pháp.
“Kể từ ngày 16/02, LVMH sẽ sử dụng dây chuyền sản xuất nước hoa và mỹ phẩm của tập đoàn để sản xuất nước rửa tay khối lượng lớn và vận chuyển miễn phí đến các cơ quan y tế. LVMH cam kết sẽ tiếp tục duy trì hành động trong khoảng thời gian cần thiết theo hướng dẫn của các cơ quan này,” LVMH tuyên bố.
Theo nguồn tin không chính thống, Lauren Sherman, Biên tập viên Thời trang thương mại cho biết đây là chỉ thị trực tiếp từ Chủ tịch và Giám đốc Điều hành LVMH, Bernard Arnault. Toàn bộ số hàng này sẽ được cung cấp miễn phí cho các cơ quan y tế và bệnh viện tại Pháp với mạng lưới gồm 39 bệnh viện với hơn tám triệu bệnh nhân mỗi năm.
Hành động đặc biệt tương tự từng xảy ra trong Chiến tranh Thế giới II, khi các nhà sản xuất đồng hồ như Hamilton, Bulova và Waltham đồng loạt ngừng hoạt động bình thường để tập trung sản xuất phục vụ cho quân đội Đồng minh. Kết quả, sản lượng vũ khí của quân Đồng minh nhiều gấp đôi so với tổng sản lượng từ các quốc gia bên phe Trục, góp phần quan trọng vào chiến thắng lịch sử. Giờ đây, thế giới một lần nữa đứng trước cuộc chiến toàn cầu chống lại đại dịch Covid-19. Và chúng ta một lần nữa có quyền hy vọng vào chiến thắng nhờ sự đóng góp của các tập đoàn lớn.
Chủ nghĩa “tỷ phú làm từ thiện” do ông trùm thép Andrew Carnegie khởi xướng từ những năm 1800 đang được thể hiện mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Cẩm nang bảo tồn của cải – mô hình cổ điển về trách nhiệm xã hội dành cho các công ty hiện đại
Với gia tài khổng lồ tại Pittsburgh, Mỹ, Carnegie chắc hẳn là nhà từ thiện lớn nhất thế giới. Tên của ông xuất hiện trong hàng ngàn cuốn sách tại thư viện, trường đại học và những học bổng danh giá. Carnegie tin tưởng vào việc nuôi dưỡng tâm hồn. Ông đã dành phần lớn của cải để xây dựng các không gian dành cho âm nhạc, văn hóa. Trong suốt cuộc đời, Carnegie đã trao tặng hơn 90% tài sản của mình với tổng trị giá 350 tỷ USD (theo tỷ giá năm 2020).
Carnegie không những là nhà từ thiện lớn nhất thế giới mà còn là nhà từ thiện hiện đại nhất. Công trình sách “Cẩm nang bảo tồn của cải” nổi tiếng của ông đã đưa ra những nguyên tắc cho người giàu khi đóng góp cho xã hội.
Tuy có vẻ quen thuộc trong thế giới ngày nay, hình ảnh những tỷ phú đi làm từ thiện lại là cả cuộc cách mạng lớn lao vào thời của Andrew Carnegie. Ông chính là người đặt nền móng cho tư tưởng và phong cách làm từ thiện hiện đại. Theo ông, đóng góp tài chính cho xã hội phải được thực hiện theo cách toàn diện bằng cả tâm trí, cơ thể và linh hồn. Ý tưởng của ông là tạo ra một nơi mà tất cả các nhà công nghiệp vĩ đại có thể đến với nhau và ngăn chặn thế chiến.
Những mâu thuẫn trong cách làm từ thiện
Khi thế giới bàng hoàng vì vụ cháy nhà thờ Đức Bà Paris vào tháng 4 năm ngoái, rất nhiều công sức và tiền của đã được gom lại để phục vụ việc tái thiết nhà thờ. Nhiều người đã đặt câu hỏi rằng liệu chừng đó tiền của có thể phục vụ xã hội tốt hơn bằng cách dành tặng cho những người nghèo hay không.
Và mâu thuẫn này đã trải dài suốt hơn 200 năm.
Tuy nhiên, khi mở cửa thư viện khổng lồ tại Pittsburgh, Carnegie đã nêu rõ ý kiến với nhân viên: “Các bạn sẽ nghĩ với chừng ấy tiền, tôi có thể tăng lương cho nhân viên thay vì xây dựng một công trình tốn kém. Nhưng đã bao giờ các bạn tự hỏi mình sẽ làm gì với số tiền lương nhiều hơn mỗi tháng? Sửa soạn cho gia đình những bữa ăn ngon hay đầu tư loại đồ uống hảo hạng? Không. Tôi biết chính xác thứ bạn cần. Thư viện, bảo tàng, phòng hòa nhạc. Chúng giúp con người phát triển. Chúng là lý do tôi tiết kiệm một số tiền khổng lồ. Tôi đang mang lại cho xã hội và cộng đồng những gì họ thật sự cần.”
Về mặt nhận thức và triết học, việc quyên góp để phục hồi nhà thờ sau vụ cháy hay ủng hộ nghệ thuật là hành động đáng hoan nghênh. Bởi nhân loại không chỉ phát triển dựa trên việc tìm kiếm cái ăn qua ngày, mà họ phát triển nhờ tâm trí và linh hồn được nuôi dưỡng đúng cách. Xã hội tồn tại những vấn đề cấp bách như nạn vô gia cư, sự mất cân bằng lương thực hay phân hóa giàu nghèo. Nhưng giữ gìn văn hóa và bảo tồn di sản nghệ thuật cũng quan trọng không kém.
“Cẩm nang bảo tồn của cải” thực sự
Trong thời hiện đại, khi của cải ngày càng tập trung trong tay một số người thì những quy luật mà Carnegie vạch ra trong công trình sách của ông vẫn không thay đổi trong suốt 200 năm. JP Morgan, John D. Rockefeller, Cornelius Vanderbilt và William Randolph Hearst đều nổi tiếng với khối tài sản khổng lồ được dùng để phân phối cho những nhu cầu xã hội đúng theo cách Carnegie đề cập trong sách.
Những gì LVMH đang làm với dây chuyền sản xuất khổng lồ chính là đại diện cho thế hệ tỷ phú từ thiện thời hiện đại, đặc biệt khi nó đến từ chỉ thị trực tiếp của ông trùm kinh doanh Bernard Arnault. Bernard từng lập nên LVMH vào năm 1991 với mong muốn trở thành nhà bảo trợ nghệ thuật cho quốc gia Pháp. Từ đó đến nay, tập đoàn luôn cam kết hỗ trợ các sáng kiến từ thiện cộng đồng. Năm 2019, Arnault quyên góp 200 triệu USD để trùng tu nhà thờ Đức Bà Paris và 11 triệu USD cho rừng Amazon. Gần đây nhất, trước đại dịch Covid-19, LVMH đã tặng 2,2 triệu USD cho Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc để đầu tư thiết bị y tế.
Carnegie cho rằng, người giàu có trước hết phải biết cách sống khiêm tốn, chi tiêu vừa phải cho những mong muốn chính đáng của chính mình và những người phụ thuộc, sau đó phải biết ủy thác và quản lý các khoản thu còn lại để tạo lợi ích tối đa cho cộng đồng.
“Chết trong sự giàu có là cái chết đáng hổ thẹn”, Carnegie khẳng định.