Con đường Maybach: Những thăng trầm của một thương hiệu xe sang
Maybach xuất hiện như một điểm sáng tại Vietnam Motor show năm nay. Tuy nhiên, ít ai biết đến những thăng trầm của nó.
Từ năm 1997 đến năm 2013, thương hiệu xe hơi siêu sang nhà Daimler đã từng đối đầu với Rolls-Royce và Bentley. Nhưng các sai lầm về chiến lược đã dẫn đến việc, từng có lúc, bị dừng hoạt động…
Ít ai muốn nhắc đến thời điểm hỗn độn đó của Maybach, Rolls-Royce và Bentley, vào năm 1997, khi bộ phim Titanic vừa ra rạp và tạo nên cơn sốt toàn cầu. Còn trong thế giới xe hơi, Rolls-Royce vẫn đang đang chìm sâu trong các cuộc đàm phán kinh doanh. Công ty Vickers, nhà chế tạo ô tô, đã quyết định bán đi cả Rolls-Royce và Bentley.
Đã từng có một cuộc chiến diễn ra gay gắt trên sàn đấu.
BMW có vẻ là người mua tiềm năng nhất – nhưng, giới doanh nhân cũng không trừ việc Volkswagen và Daimler-Benz đang dòm ngó.
Cuối cùng, Daimler-Benz ngừng đàm phán, cuộc đua giữa BMW và Volkswagen lên đến đỉnh điểm, dẫn đến sự chia rẽ: Rolls-Royce về với BMW, và Bentley thuộc Volkswagen.
Thương vụ được ví như “một mớ hỗn độn có giá hàng triệu đô la Mỹ”. Daimler-Benz, có lẽ cũng đã từng tiếc nuối vì đã lỡ cơ hội.
Ngay sau đó, Rolls-Royce bắt tay vào việc tạo ra chiếc Phantom còn Bentley tập trung cải tiến mẫu Continental GT, Daimler-Benz cũng bước vào thời kì bận rộn để tạo nên một đối thủ cạnh tranh. Hãng đã quyết định đầu tư một concept xe hơi hạng sang từng tiết lộ tại Tokyo Motor Show năm trước. Chiếc xe được cho là khởi đầu cho cái gọi là “kẻ hủy diệt Bentley”. Daimler cũng dành 4 năm tiếp theo để biến nó thành một chiếc siêu V12 tăng áp kép, siêu sang trọng.
Với hai kích cỡ, chiều dài chênh lệch nhau nửa mét, Daimler-Benz đã tung ra những chiếc ô tô hạng sang mới 57 và 62, vào năm 2002 – những chiếc xe từ công ty con với tên gọi: Maybach.
Các mẫu Maybach 57 và Maybach 62 mới được thiết kế với cùng một sự cầu kỳ, có hệ thống điều hòa khí hậu bốn vùng, hệ thống định vị kích hoạt bằng giọng nói, ghế bọc da cao cấp và vô lăng bằng gỗ thật.
Cực kỳ đắt tiền, Daimler biết, giới siêu giàu muốn một cỗ xe như thế.
Trên thực tế, Maybach 57 có giá khởi điểm khoảng 240.000 bảng – cao hơn đáng kể so với mức 214.500 bảng mà Rolls-Royce dành cho cho chiếc Phantom. Mọi thứ tưởng chừng rất ổn dù cho giá bán ra có cao ngất ngưởng. Maybach 62 được ra tiếp đó vào năm 2002, được đặt trong tủ kính, được đưa lên du thuyền RMS Queen Elizabeth II và được vận chuyển qua Đại Tây Dương đến Thành phố New York, trước khi được trực thăng đưa ra khỏi tàu và chở đến khách sạn Regent ở Phố Wall.
Thương hiệu đã trở lại với hào quang sau hơn nửa thế kỷ, và những người nổi tiếng từ Jay Leno, Woody Allen đến Madonna và Charlie Sheen bắt đầu để mắt đến. Khi thương vụ sáp nhập kỷ lục của Daimler với gã khổng lồ Chrysler của Mỹ còn chưa hạ nhiệt, khách hàng Mỹ đã coi Mybach như một thương hiệu quê nhà để thay thế cho những chiếc Bentley và Rolls-Royces. Họ xếp hàng để đặt cọc với số tiền khổng lồ, để có được Maybach.
Đến năm 2005, Maybach tìm cách mở rộng. Họ đã ra mắt 57S – ‘S’ cho ‘Special’ – tại Triển lãm Ô tô Geneva; Đây là chiếc xe sở hữu khối động cơ 6 lít mới của Mercedes và tăng tốc 0-100 km/h dưới 5 giây. Samuel L.Jackson đã mua một chiếc ngay lập tức, Kanye West cũng vậy. Will Smith cũng nhanh chóng trở thành khách hàng hạng A.
Dưới ánh hào quang của sự thành công, Daimler tự tin dự đoán rằng một nửa doanh số bán hàng sắp tới – dự báo lạc quan là 2.000 chiếc mỗi năm – sẽ đến từ Mỹ.
Năm 2006, Maybach’s 62S tấn công vào thị trường Trung Quốc. Nhưng ngay sau đó, ở đỉnh cao danh vọng, Maybach chững lại. Cuối năm 2007, thương hiệu đóng cửa gần một nửa số đại lý ở Mỹ. Theo sau đó là nhiều con số hơn: chỉ có 164 chiếc được bán ở Mỹ vào năm 2006 và sự sụt giảm ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Cuộc khủng hoảng tài chính 2007-08 đã đưa Maybach sa lầy. Doanh số bán hàng gặp khó khăn, thương hiệu xa xỉ gánh chịu sự công kích dữ dội. Một bài báo trên tạp chí Fortune đã gọi kế hoạch kinh doanh của hãng là “cực kỳ vụng về” và chê bai quyết định của Daimler trong việc đem động cơ sang trọng của mình gắn lên một chiếc Mercedes với trục cơ sở cũ.
Các nhà báo được lái thử những chiếc xe của Maybach nhưng lại phải ngồi ghế sau theo yêu cầu của nhà sản xuất. Họ giải thích rằng những chiếc xe này được tạo ra để hưởng thụ ở vị trí ông chủ, chứ không phải để lái. Do đó, các bài đánh giá thiếu sự công tâm về kỹ thuật. Đến năm 2010, doanh số bán hàng năm của Maybach đã giảm xuống còn 157 chiếc trên toàn cầu – một con số ít ỏi khi so sánh với 2.711 chiếc của Rolls-Royce trong cùng khung thời gian. Một năm sau, vào năm 2011, con số này một lần nữa giảm xuống mức thấp đáng kinh ngạc: chỉ 44.
Maybach từ đó trở đi, được nhắc đến như một thương hiệu nhàm chán và đắt đỏ, không tạo nên đủ sự khác biệt giữa các mẫu Mercedes cao cấp của Daimler và những dịch vụ được gọi là “siêu sang”. Thậm chí, phiên bản ‘Zeppelin’ cuối cùng còn sở hữu nội thất da màu be California, bộ ly rượu sâm panh màu bạc gauche – không có bất cứ liên hệ nào với mẫu Maybach Zeppelin ban đầu.
Vào tháng 11 năm 2011, toàn bộ việc sản xuất Maybach đã bị Daimler tạm dừng. Họ biết mất, để nhường chỗ cho các mẫu Mercedes-Benz S-Class mới. Cuộc chiến nhằm hạ bệ Bentley và Rolls-Royce dường như thất bại rõ mồn một.
Kể từ khi chiếc Maybach cuối cùng rời dây chuyền sản xuất, Mercedes-Benz đã lấy tên này làm thương hiệu phụ cho dòng xe S-Class của riêng mình. Mercedes-Maybach S600 có thể giữ nguyên tinh thần sang trọng của thương hiệu với ghế mát-xa, âm thanh vòm 3D, hệ thống tạo hương thơm và không khí ion hóa xung quanh cabin. Tuy nhiên, giới cuồng dòng xe này còn cần thêm sự tiên phong của những chiếc xe nguyên bản từng được chế tác.
Vẫn còn đó một chút đổi mới dưới nắp ca-pô của Maybach. Được giới thiệu tại Pebble Beach Concours d’Elegance 2016, Vision Mercedes-Maybach 6 là một chiếc xe chạy điện hoàn toàn. Đây có lẽ là chìa khóa để đưa thương hiệu Đức trở lại vị trí xứng đáng để kỷ niệm sinh nhật 100 tuổi.
Chúng ta sẽ thấy Maybach trở lại?