BUSINESS OF LUXURY

Ngành công nghiệp kim cương lao đao vì thiếu nguồn cung

Mar 08, 2022 | By Ton Binh

Các lệnh trừng phạt nhắm vào nền kinh tế Nga đã ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn cung kim cương thô. Alrosa, nhà sản xuất kim cương lớn nhất thế giới thuộc sở hữu của Nga đã bị đưa vào danh sách trừng phạt. 

Trước đó, theo báo cáo thường kỳ của Bain và Trung tâm Kim cương thế giới (Antwerp – AWDC), ngành công nghiệp kim cương toàn cầu đã có sự hồi phục. Năm 2021, doanh thu toàn ngành tăng 62% trong phân khúc khai thác, 55% gia công, đánh bóng và 29% cho bán lẻ trang sức kim cường. Hầu hết các phân khúc đều tăng trước đại dịch tương ứng 13%, 16% và 11% .

Nguồn cung giảm do ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt kinh tế Nga

Dự đoán nhu cầu về trang sức kim cương và kim cương thô sẽ tăng trong nửa đầu năm 2022. Tuy nhiên, trước các lệnh trừng phạt nhắm vào nền kinh tế Nga, nguồn cung kim cương thô có thể bị cắt giảm hơn 25% do Alrosa, nhà sản xuất kim cương lớn nhất thế giới thuộc sở hữu của Nga bị đưa vào danh sách trừng phạt.

Bộ Tài chính Mỹ cho biết, Alrosa sản xuất 90% sản lượng kim cương của Nga, chiếm 28% nguồn cung toàn cầu. Chính phủ Nga sở hữu 33% cổ phần của Alrosa và 33% thuộc sở hữu của Sakha, Cộng hoà Nga – nơi công ty đặt trụ sở chính.

Nhà sản xuất kim cương Alrosa tại Nga hợp tác với công ty kim cương do nhà nước kiểm soát Bakwanga, được gọi là MIBA, ở Cộng hòa Dân chủ Congo năm 2021.

Phát biểu tại AWDC, Tom Neys cho biết: “Các lệnh trừng phạt có thể tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh kim cường. Mặc dù là đòn kinh tế cho Nga nhưng lại phản tác dụng khi ảnh hưởng tới nguồn cung toàn cầu. Bởi người Nga có thể trao đổi kim cương của họ với các nước không thuộc EU”.

Tính đến thời điểm hiện tại, ngành công nghiệp trang sức kim cương có nguồn cung thấp nhất lịch sử theo ước tính của Bain.

Quy luật cung cầu

Năm 2021, doanh số bán trang sức kim cương đạt 84 tỷ USD, mặc cho giá cả tăng nhu cầu mua tiếp tục được đẩy mạnh. Chỉ số kim cương RapNet của Rapaport cho thấy, giá trung bình cho một viên kim cương một carat tăng 17,4% trong suốt năm 2021 và vẫn chưa có dấu hiệu giảm.

Giá kim cương tăng là dấu hiệu tích cực cho các phòng thí nghiệm của kim cương nuôi cấy. Với giá thành thấp hơn so với viên kim cường khai thác tự nhiên, theo báo của Bain, giá bán lẻ trung bình kim cương nhân tạo đã giảm xuống 30% trong năm 2021. Đồng thời, nguồn cung đá nhân tạo cũng tăng lên khi năng lực sản xuất dồi dào cùng tiến bộ về công nghệ.

Mặc dù trước đây, người tiêu dùng không quá mặn mà với kim cương nhân tạo nhưng điều này đã dần thay đổi nhất là khi sự chênh lệch giá ngày càng tăng. Bain cho rằng, những viên kim cương nhân tạo sẽ được phân ra thành một loại trang sức đặc biệt, giá cả phải chăng hơn.

Thu Thảo – Theo Forbes


 
Back to top