Người trẻ Việt và châu Á nghĩ gì về Lối sống dùng hàng hiệu giả?
Câu chuyện đang xôn xao mạng xã hội gần đây về chiếc túi Dior và cả Louis Vuitton được cho là fake của Sĩ Thanh (chưa được kiểm chứng). Lối sống dùng hàng giả, hay gọi khác hơn, lối sống sai thương hiệu, đang dẫn trở thành một đề tài được nghiên cứu kỹ lưỡng và phân tích có chiều sâu với sự tham gia của nhiều giáo sư châu Á và thế giới. Thế hệ Millennials và Gen Z Việt và châu Á, nghĩ gì về lối sống đặc biệt này?
Thái độ của Gen Z Trung Quốc đối với việc mua hàng giả bị chi phối bởi đạo đức nhiều hơn là những cân nhắc về tài chính.
Thiếu quan tâm về IPR có bị chi phối nhiều về tài chính
Điều đầu tiên cần khẳng định là, Millennials và Gen Z Việt chính là thế hệ những người tiêu dùng ít hiểu biết nhất về quyền sở hữu trí tuệ (IPR), và rõ ràng, thái độ của họ đối với việc mua hàng giả cũng bị chi phối nhiều bởi đạo đức hơn là những cân nhắc về tài chính.
Đây cũng là hai đúc kết từ một báo cáo mới của Hiệp hội nhãn hiệu quốc tế (INTA), nghiên cứu thái độ người tiêu dùng ở thế hệ Gen-Z từ 10 quốc gia khác nhau. Với tiêu đề “Tìm hiểu về Gen Z: Các thương hiệu và sản phẩm giả”, báo cáo đã khảo sát những người mua sắm trẻ tuổi ở Trung Quốc, Argentina, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật Bản, Mexico, Nigeria, Nga và Hoa Kỳ.
Kết quả này có lẽ chứng minh rằng sự phổ biến của hàng giả tại thị trường Việt Nam trong những thập kỷ gần đây đã phần nào đó, giúp định hình thế hệ trẻ – thế hệ quan tâm đến việc kinh doanh các sản phẩm hợp pháp.
Gen Z châu Á đứng thứ 5 trong nhóm người mua hàng hiệu giả
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, Gen Z là những người tiêu dùng đứng hàng thứ năm về khả năng mua sản phẩm giả, với 84% cho biết họ đã làm như vậy, ít nhất là trong năm qua. Tuy nhiên, 70 phần trăm số người được hỏi cho biết họ dự kiến sẽ mua ít hàng giả hơn trong tương lai. Chỉ có những Gen Z đến từ Indonesia và Nigeria trả lời rằng vẫn tiếp tục mua với số lượng lớn hơn.
62% Gen Z châu Á coi trọng thương hiệu và việc xài đồ hiệu
Trong khi chỉ có 62 phần trăm tất cả những người được hỏi trong cuộc khảo sát của INTA cho biết thương hiệu là “khá quan trọng” hoặc “rất quan trọng”, thì Gen Z Trung Quốc có xu hướng coi trọng thương hiệu hơn. Theo báo cáo, 74% người tiêu dùng Gen Z của Trung Quốc nói rằng một thương hiệu là khá quan trọng đối với họ.
Giới trẻ Việt mua hàng hiệu giả ở đâu?
Đây là một đề tài thú vị, điều đáng nói là, việc đặt hàng fake hoặc super fake tại Việt Nam giờ đây công khai hơn trên những fanpage lớn của facebook, nơi gen Z Việt có thể vào đặt một cách thoải mái mà không cần lưu tâm đến việc sử dụng của mình liệu đã hợp lý. Chưa dừng lại ở đó, một số nhóm kín hơn, trao đổi và bán hàng qua các group chat của Viber, hoặc đăng trên cộng đồng kín của Zalo.
Điều thú vị nữa là, không chỉ giới trẻ Việt với đời sống và thu nhập vừa phải, chọn hàng hiệu giả như một giải pháp tạm thời. Rất nhiều người mẫu, diễn viên và ca sĩ trẻ cũng có thói quen sử dụng hàng hiệu giả, điều này ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và lối sống thời trang của thế hệ trẻ.
Một thế hệ đang lớn lên cần thay đổi suy nghĩ, một cơ hội tiếp thị cho chủ thương hiệu
Marie Genevieve Cyr, thạc sỹ giảng dạy thời trang tại Parson School of Design New York, người từng viết một bài luận về Lối sống sai thương hiệu ở Trung Quốc từng chỉ ra rằng đây là một thế hệ thú vị, và đã đến lúc cần có sự thay đổi trong suy nghĩ tiêu dùng của người trẻ châu Á.
Các thương hiệu hiện đang cạnh tranh khốc liệt để thông tin đến người tiêu dùng Gen-Z, những người sẽ trở thành nhóm người tiêu dùng thế hệ lớn nhất vào năm 2020. Thế hệ này đã lớn lên trong một thế giới nơi thương mại quốc tế về hàng giả đang bùng nổ và vi phạm bản quyền kỹ thuật số được dự đoán sẽ đạt 2,81 nghìn tỷ đô la vào năm 2022.
Đây cúng chính là cánh cửa cơ hội tiếp thị đang mở ra cho việc thay đổi suy nghĩ và thói quen mua hàng của Gen Z. Các tập đoàn về nghiên cứu thời trang toàn cầu đã cảnh báo, lưu ý và liên tục tư vấn cho các chủ sở hữu thương hiệu rằng đây chính là cơ hội để điều chỉnh các chiến lược tiếp thị, sao cho thế hệ Z sống thật phong cách và vẫn an tâm khi tiến tới việc mua hàng chính hãng.
“Cánh cửa đang mở ra cho việc thay đổi suy nghĩ và thói quen mua hàng của Gen Z”, “Nghiên cứu cảnh báo các chủ sở hữu thương hiệu rằng họ cần chú ý và điều chỉnh các chiến lược tiếp thị.”
Một số gạch đầu dòng về xu hướng tiêu dùng sai thương hiệu của người trẻ châu Á:
- Gần như tất cả các Gen Z đều có sự tôn trọng mạnh mẽ đối với giá trị của ý tưởng và sáng tạo của mọi người.
- Khoảng 80% các Gen Z cho rằng, việc mua sản phẩm chính hãng là rất quan trọng.
- Khoảng 61% Gen Z mua hàng giả vì chúng rất dễ tìm – thứ mà thương mại điện tử đang mang lại, và cũng đang cố gắng ngăn chặn.
- Gen Z tin rằng, đạo đức khi sử dụng hàng giả cần được đưa lên hàng đầu, trước khi đưa ra suy nghĩ vì thu nhập thấp, nên cần sử dụng hàng giả.