BUSINESS OF LUXURY

Trí tuệ Nhân tạo: Top xu hướng và tác động xã hội hiện nay

Nov 28, 2024 | By Nguyễn Trí Đức

Khoảng hơn 5 năm trở về trước, Trí tuệ Nhân tạo (AI) vẫn còn là một thuật ngữ chỉ được thấy trong những bộ phim khoa học viễn tưởng. Nhưng giờ đây, Trí tuệ Nhân tạo không còn là một khái niệm tương lai, mà đã được tích hợp sâu rộng trong đa ngành công nghiệp, thúc đẩy đổi mới và thay đổi cách thức hoạt động của các doanh nghiệp cũng như xã hội vận hành. 

Xuyên suốt năm 2024 qua, Trí tuệ Nhân tạo tiếp tục định hình lại mọi thứ, từ chiến lược marketing kỹ thuật số đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, kinh doanh bán lẻ, công nghiệp ô tô… Và nhũng tác động này sẽ tiếp tục định hình kinh tế và xã hội trong tương lai.

1. Nâng cao tính cá nhân hóa trong Digital Marketing

Tính cá nhân hóa đã lâu là yếu tố quan trọng trong ngành digital marketing, nhưng vào năm 2024, AI đưa lên một tầm cao mới. Bằng cách phân tích lượng dữ liệu khách hàng khổng lồ, AI đang dần giúp các doanh nghiệp cung cấp nội dung, khuyến mãi và sản phẩm phù hợp với sở thích từng khách hàng, độc giả và người tiêu dùng.

Theo bài báo cáo của McKinsey & Company có tựa The Future of Personalization (2024), 71% người tiêu dùng hiện nay mong đợi trải nghiệm cá nhân hóa. Các công cụ như hệ thống đề xuất và chatbot AI giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng vào đúng thời điểm, tăng cường sự trung thành và thúc đẩy doanh số bán hàng.

2. Trí tuệ Nhân tạo (AI) trở thành trợ thủ đắc lực trong sáng tạo nội dung và tối ưu hóa SEO

Trong ngành digital marketing cũng như truyền thông báo chí, nội dung vẫn chễm chệ vị trí tối quan trọng. Các nền tảng AI như ChatGPT và BardAI đang cách mạng hóa việc tạo nội dung, khiến quá trình này nhanh chóng, hiệu quả và đồng thời giúp tối ưu hóa SEO. Các công cụ này có thể tạo bài blog, cập nhật mạng xã hội và thậm chí cả nội dung hình ảnh, giúp các nhà tiếp thị có thời gian tập trung vào chiến lược và sáng tạo.

Trong một bài báo cáo có tên AI in Content Marketing đăng tải trong năm 2024 của HubSpot, 65% nhà tiếp thị đã áp dụng công cụ AI để hỗ trợ đề xuất và sáng tạo nội dung, điều này giúp họ gia tăng số lượng nội dung lên 30% so với năm trước. AI cũng giúp tối ưu hóa nội dung của các nền tảng Quản lý Nội dung (CMS) trên các công cụ tìm kiếm, nâng cao khả năng hiển thị và tương tác giữa độc giả với những nhà sản xuất nội dung.

3. Phân tích dự báo và thấu hiểu khách hàng

Phân tích dự báo dựa trên AI đang trở thành nền tảng của các chiến lược marketing. Bằng cách phân tích dữ liệu trong quá khứ và hành vi người dùng, AI giúp các doanh nghiệp dự đoán xu hướng, hiểu nhu cầu khách hàng và tối ưu hóa các chiến dịch của mình. Phân tích dự báo dựa trên AI giúp cải thiện tỷ lệ chuyển đổi bằng cách cho phép các nhà tiếp thị đưa ra quyết định chủ động, có căn cứ từ dữ liệu. McKinsey & Company cũng chỉ ra rằng các công ty sử dụng AI trong phân tích dự báo đã cải thiện được sự tương tác với khách hàng từ 20-30%.

4. Ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo trong y tế

AI đang có tác động sâu rộng đến ngành y tế, với phân tích dự báo và y học cá nhân hóa là hai xu hướng nổi bật. Các mô hình AI đang được sử dụng để dự đoán kết quả bệnh lý, phát hiện bệnh sớm và cá nhân hóa các kế hoạch điều trị dựa trên dữ liệu di truyền, nâng cao chất lượng chăm sóc và giảm chi phí.

Bài báo cáo AI in Healthcare (2024) của Accenture chi ra rằng AI trong y tế có thể giúp tiết kiệm tới 150 tỷ USD mỗi năm cho hệ thống y tế Mỹ vào năm 2026 nhờ vào cải thiện hiệu quả và chất lượng chăm sóc bệnh nhân.

5. Trí tuệ Nhân tạo trong ngành công nghiệp ô tô

Ngành công nghiệp ô tô là một trong những trọng điểm phát triển của công nghệ Trí tuệ Nhân tạo và đã có những bước phát triển rõ rệt trong nhiều năm qua. Các công ty xe điện khí hóa như Tesla nói riêng và cả ngành công nghiệp ô tô nói chung đang tích hợp AI vào các mẫu xe điện (EV) của họ để tối ưu hóa hiệu suất và lập kế hoạch lộ trình. Công nghệ xe tự lái do AI điều khiển đang cải thiện sự an toàn và hiệu quả, mở ra một tương lai với xe tự động.

6. Tự động hóa quy trình kinh doanh dựa trên AI

Trên khắp các ngành công nghiệp, AI đang được sử dụng để tối ưu hóa quy trình thông qua tự động hóa. Cho dù là tự động hóa các công việc lặp đi lặp lại trong quản lý chuỗi cung ứng, dịch vụ khách hàng với chatbot AI hay các quy trình ra quyết định, AI đang giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

McKinsey & Company ước tính rằng quy trình tự động hóa dựa trên AI có thể đóng góp thêm 13 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2030. Bên cạnh đó, việc ứng dụng AI sẽ gia tăng 20% sản lượng và giúp giảm chi phí sản xuất.

8. Yếu tố quản lý đạo đức và sử dụng AI có trách nhiệm

Khi AI trở nên phổ biến hơn, những lo ngại về đạo đức và nhu cầu có các khuôn khổ quản lý đang gia tăng. Các vấn đề như bảo mật dữ liệu, thiên lệch thuật toán và trách nhiệm của các hệ thống AI đang thúc đẩy các công ty và chính phủ xây dựng các hướng dẫn rõ ràng về phát triển và sử dụng AI.

Trong một bài viết phân tích có tựa Ethical AI Practices (2024) của Forbes, 56% các doanh nghiệp toàn cầu hiện đang tập trung vào đạo đức AI để đảm bảo các hệ thống của họ minh bạch, công bằng và không có thiên lệch. Với các quy định ngày càng tăng về AI, các công ty đang đầu tư vào các phương pháp đạo đức để xây dựng niềm tin với người tiêu dùng.

9. Trí tuệ Nhân tạo trong ngành tài chính giúp phát hiện gian lận và quản lý rủi ro

Trí tuệ Nhân tạo đang thay đổi ngành tài chính theo hướng tích cực khi cải thiện khả năng phát hiện gian lận và quản lý rủi ro. Các thuật toán AI phân tích các mô hình giao dịch để phát hiện hành vi bất thường và ngăn ngừa gian lận trong thời gian thực, đồng thời đánh giá rủi ro tài chính để đưa ra các quyết định đầu tư sáng suốt.

Trong báo cáo có tên AI in Finance (2024) của PricewaterhouseCoopers (PwC), một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới hiện nay, đã chỉ ra rằng 74% các tổ chức tài chính hiện đang sử dụng AI để chống gian lận, với hệ thống phát hiện gian lận dựa trên AI đã giảm tỷ lệ gian lận tới 40%. Sự chuyển mình này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn nâng cao niềm tin của khách hàng đối với các dịch vụ tài chính kỹ thuật số.

10. AI trong ngành bán l: cải thiện quản lý kho và trải nghiệm khách hàng

Các nhà bán lẻ đang ngày càng tận dụng AI để quản lý kho hàng tốt hơn, dự đoán nhu cầu và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Các công cụ AI dự đoán nhu cầu sản phẩm, tối ưu hóa mức tồn kho và cá nhân hóa các trải nghiệm mua sắm, giúp các nhà bán lẻ cải thiện hiệu quả và đáp ứng kỳ vọng của khách hàng.

Trong một nghiên cứu của Deloitte có tựa AI in Retail (2024) cho thấy việc ứng dụng AI trong ngành bán lẻ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí tồn kho từ 15-20%, trong khi cá nhân hóa dựa trên AI giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 30%.

Bài: Trí Đức

Tham khảo: tổng hợp

 


 
Back to top