Trung Quốc: Thị trường xa xỉ lớn nhất thế giới vào năm 2025?
Vai trò của Trung Quốc trong lĩnh vực xa xỉ toàn cầu đang ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết. Trong năm 2020, thị trường xa xỉ của nước này có tăng trưởng tăng gấp đôi, trong khi tại các châu lục khác đang phải vật lộn sống sót để vượt qua thời kì khủng hoảng.
Khi đại dịch Covid tiếp tục gây ra những tác động về kinh tế trên toàn thế giới cùng lệnh đóng cửa nghiêm ngặt, thì sự trở lại nhanh chóng của Trung Quốc đã chứng tỏ đất nước này là yếu tố quan trọng để giữ cho các thương hiệu xa xỉ tồn tại.
Theo một báo cáo tổng hợp của Tmall, Alibaba và Bain & Company được công bố vào tuần trước, thị phần toàn cầu của công ty trong ngành đã tăng gấp đôi vào năm 2020 và đang trên đà trở thành thị trường xa xỉ lớn nhất vào năm 2025.
LUXUO Point:
Phần lớn tăng trưởng này, thú vị thay, được thúc đẩy bởi những người mua sắm thế hệ Millenial và Gen Z. Thế hệ này đã chi tiêu cho hàng xa xỉ của Trung Quốc tăng vọt lên 346 tỷ NDT vào năm 2020, tốc độ tăng trưởng 48%, thậm chí cả ngành hàng xa xỉ nói chung đã giảm 23% trong cùng thời kỳ. Đối tác cấp cao của Bain, Bruno Lannes, chia sẻ với MarketWatch rằng ngoài những người mua sắm trẻ tuổi, những con số bom tấn này còn là do sự thúc đẩy mạnh mẽ nền tảng kỹ thuật số của các thương hiệu xa xỉ, lĩnh vực mà từ lâu họ đã bỏ qua.
Điều này đã được chứng minh là chìa khóa để bù đắp lại các doanh thu từ mua sắm du lịch vốn bị hạn chế trong thời kỳ đại dịch.
Gucci là một trong những thương hiệu tích cực nhất trong việc mở rộng sự hiện diện kỹ thuật số và các kênh bán hàng của mình. Thương hiệu Ý thông báo họ sẽ mở hai cửa hàng flagship trên nền tảng Alibaba với hơn 750 triệu người tiêu dùng Trung Quốc. Cửa hàng đầu tiên cung cấp quần áo và phụ kiện, đã khai trương trong tuần này trong khi cửa hàng thứ hai tập trung vào các sản phẩm làm đẹp sẽ mở cửa vào tháng 2 năm sau. Nếu thành công, đây có thể là một lợi ích cho công ty mẹ Kering, tuy cổ phiếu vẫn giảm 7% trong năm nay.
LVMH, đối thủ của Kering, đã được hưởng lợi từ người tiêu dùng Trung Quốc khi quốc gia này gần như đưa nó trở lại tốc độ tăng trưởng trước đại dịch. Cụ thể là công ty kim hoàn di sản của Mỹ Tiffany & Co, thuộc tập đoàn LVMH. đã đánh bại các dự đoán của các nhà phân tích về lợi nhuận hàng quý nhờ doanh số bán hàng tăng 70%.
Và có khả năng các công ty hàng xa xỉ sẽ phải phụ thuộc nhiều vào doanh số bán hàng nội địa của Trung Quốc trong một thời gian nữa. Báo cáo lưu ý rằng điều kiện du lịch trên toàn thế giới khó có thể trở lại bình thường trước năm 2022 và hầu hết du khách Trung Quốc được dự đoán sẽ vẫn thận trọng khi ra nước ngoài. Kết hợp điều này với những lo ngại do một chủng vi -rút Covid-19 mới (hiện đang lan rộng ở Anh) và những rắc rối tiềm tàng về vắc xin ngừa Covid, vị thế thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực xa xỉ có thể đến sớm hơn chúng ta nghĩ .