Nghệ thuật

1001 cách bảo tàng thích nghi với khủng hoảng

May 16, 2020 | By Trang Ps

Từ Tiktok, Memes, đến bán tranh trực tuyến… dưới đây là cách các bảo tàng nghệ thuật và phòng trưng bày tranh thích nghi với khủng hoảng.

Khi thế giới nghệ thuật khuynh đảo vì đại dịch COVID-19, các bảo tàng và phòng trưng bày nghệ thuật buộc phải đóng cửa, triển lãm nghệ thuật lớn Art Basel Hồng Kông cũng phải hủy sự kiện đã được lên kế hoạch từ trước. Trong bối cảnh đó, các phòng trưng bày khắp thế giới và sự kiện nghệ thuật buộc phải thúc đẩy các phòng tranh trực tuyến, tận dụng công nghệ thực tế ảo để giữ chân các nhà sưu tập, trong khi các bảo tàng cố gắng tạo ra trải nghiệm thưởng thức nghệ thuật mới, nâng cao ý thức về hoạt động của họ. Có thể nói, các tổ chức trên toàn thế giới đang thực hiện các phương pháp sáng tạo hơn bao giờ hết để tái tạo trải nghiệm thưởng thức nghệ thuật tại nhà.

Kể từ khi đại dịch diễn ra, vô số phòng xem trực tuyến (online viewing room) đã được tung ra trên các trang web của các phòng trưng bày trên toàn cầu, mang đến cho những người yêu nghệ thuật trải nghiệm và kết nối với người mua nghệ thuật vô cùng sáng tạo trên không gian số. Ngoài mục đích hướng tới sự kết nối nghệ thuật, đây còn được xem là nỗ lực bán hàng sáng tạo trong giai đoạn khó khăn.

#GogasianSpotlight – Phòng trưng bày Gogasian

李维伊(LI Weiyi), 此刻 (The Ongoing Moment), 2020. Courtesy of the artist and New Museum.

The Ongoing Moment), 2020

Vào đầu tháng 4, phòng trưng bày nổi tiếng Gagosian hàng tuần đều cho lên sóng một tác phẩm trên Instagram, đồng thời bán tranh của các nghệ sĩ chỉ trong vòng hai ngày trong chuyên mục #GogasianSpotlight. Đây là cách tiếp cận rất linh hoạt nhằm giảm thiểu việc quá tải về lựa chọn được cung cấp trực tuyến hiện có trên mạng đồng thời loại bỏ gánh nặng phải lựa chọn cho các nhà sưu tập. Vào ngày 4/4 vừa qua, phòng trưng bày đã ra mắt một bức của Stanley Whitney với giá 350.000 USD. Và #GogasianSpotlight của tuần ngay sau đó là Jennifer Guidi.

Larry Gagosian chia sẻ: “chúng tôi đã thảo luận về việc trình bày các triển lãm theo lịch trình trực tuyến, nhưng đó không phải là cách tốt nhất. Chúng tôi cần một giải pháp đòi hỏi nghệ sĩ phải thỏa hiệp. Quả là thách thức lớn đối với chúng tôi: đổi mới, linh hoạt trong tài nguyên và chiến lược để hỗ trợ nghệ sĩ khi cánh cửa của bạn phải tạm đóng trong một thế giới đầy biến động.”

Đưa nghệ thuật lên TikTok – Garage Museum of Contemporary Art

Một số bảo tàng lại tập trung vào các triển lãm tận dụng tối đa không gian ảo khả dĩ. Chẳng hạn, Bảo tàng Garage Museum of Contemporary Art tại Moscow đã cho ra mắt “nền tảng tự cách ly”, trong đó bao gồm các hoạt động giới thiệu triển lãm, các bản hòa âm Soundcloud, các đoạn văn xuôi và lý thuyết phê bình bên cạnh triển lãm kỹ thuật số hoàn toàn được tổ chức trên nền tảng số Garage của bảo tàng. Bảo tàng này cũng đang sử dụng kênh TikTok để tạo ra loạt phim kinh dị nhiều hồi được quay quanh tòa nhà trống trơn của bảo tàng, sử dụng góc từ nhìn người thứ nhất.

“First Look: New Art Online” – New Musueum

Một chương trình tương tự “First Look: New Art Online” của New Musueum đưa vào sử dụng các tác phẩm kỹ thuật số mới phù hợp lý tưởng với thời đại tự cô lập, kết hợp với Rhizome. Dự án mới nhất của chương trình này, “We = Link: Ten Easy Pieces”, là kết quả từ mối hợp tác với Trung tâm nghệ thuật Chronus của Thượng Hải, gồm 10 tác phẩm kỹ thuật số của các nghệ sĩ từ khắp nơi trên thế giới, từ các tác phẩm trừu tượng như WELT (2020) của aaajiao cho tới tác phẩm về sức khoẻ, sự thịnh vượng chung như Tega Brain và Get Well Soon! (2020) của Sam Lavigne.

We=link – Chronus

“WE=LINK:十个小品 Ten Easy Pieces,” 2020. Courtesy of New Museum

“WE=LINK:十个小品 Ten Easy Pieces,” 2020

Zhang, giám tuyển tại Trung tâm nghệ thuật Chronus, người tổ chức triển lãm ảo hy vọng rằng “We = Link” sẽ nhắc nhở khách truy cập suy nghĩ nghiêm túc về cách mà cuộc sống – nghệ thuật vẫn tiếp tục diễn ra trên mạng kể cả khi mọi người đang bị cô lập. “Chúng tôi hy vọng trong cuộc phiêu lưu mạo hiểm này, chúng tôi có thể phát triển một mô hình hợp tác bền vững và củng cố mạng lưới nghệ thuật như nguồn nghệ thuật cơ bản và trọng tâm trong các bài diễn thuyết, việc phê bình được lan toả trong xã hội của mạng lưới.”

Come together – MoMA PS1

Trong khi một số bảo tàng khai thác nền tảng số đối với chức năng giám tuyển, số khác đang thúc đẩy các chức năng cộng đồng mà các bảo tàng đảm đương. Vào ngày 28 tháng 3, MoMA PS1 đã tổ chức lễ hội trực tuyến “Come Together (Apart)”, một phiên bản mở rộng của lễ hội âm nhạc và hội chợ thu âm ban đầu dự kiến sẽ diễn ra tại trung tâm nghệ thuật. Buổi lễ hội quy tụ các DJ được phát trực tiếp, trình chiếu phim tài liệu, trò chuyện về phim từ xa và hội thảo trực tuyến.

Commons Online – Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Chicago

Claudia Rankine and Will Rawls, What Remains, ngày 15/5/2020, 6–8 pm

Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Chicago cũng đưa ra một ý tưởng tương tự và phát triển thành các chương trình hàng tuần như một phần của dự án “Commons Online”, một trung tâm số hoạt động như một phần mở rộng của không gian cộng đồng thực (những “Commons”). Commons Online đóng vai trò chủ nhà cho nhiều hội thảo và sự kiện nhóm, thường diễn ra trên Instagram Live, bao gồm một buổi trình diễn thời trang ảo với các nhà thiết kế trẻ, các buổi livestream về thiền có hướng dẫn, kể chuyện về drag queen, các hoạt động được thiết kế và hướng dẫn làm thủ công cho các gia đình.

Kelsey Campbell-Dollaghan, giám đốc chiến lược nội dung tại MCA Chicago, cho biết cách mà văn hóa bị ảnh hưởng sẽ không phải riêng tại thời điểm này mà còn kéo dài hàng tháng, thậm chí cho tới năm sau. “Công việc mà chúng tôi hiện đang xây dựng dựa trên nền tảng vững chắc mà MCA đã có từ lâu trước COVID-19. Nghệ thuật là một công cụ mạnh mẽ giúp ta tự phản ánh và phản tư; Nó cũng có khả năng tạo ra các kết nối có ý nghĩa giữa mọi người và cộng đồng.”

Câu chuyện phố tàu – Poster House New York

Mặt khác, nhiều tổ chức lại thúc đẩy vai trò là người hoạt động cộng đồng trong giai đoạn này, biến nền tảng số thành phương tiện hành động. Bảo tàng Poster House New York đã cho ra mắt loạt video “Coronavirus: Câu chuyện phố Tàu”, trong đó có ghi lại những đoạn phỏng vấn chi tiết với người dân khu phố Tàu và các chủ cửa hàng về những ảnh hưởng của COVID-19 tới cuộc sống và kế sinh nhai của họ. Các cuộc phỏng vấn nhẹ nhàng nhưng xót xa là kết quả cho thấy phản ứng nhanh chóng của bảo tàng. Sau khi đóng cửa vào ngày 10 tháng 3, các nhân viên của Poster House đã tìm đến tác giả Grace Young để giúp đỡ mở rộng chương trình cho triển lãm của bảo tàng. “The Sleeping Giant” (Gã khổng lồ đang ngủ) – phản ảnh mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới để dự đoán kinh tế tác động của virus đối với người Mỹ gốc Hoa ở New York.

“Ý định ban đầu là phỏng vấn các chủ nhà hàng và cửa hàng để hiểu được mức độ ảnh hưởng của virus đến doanh nghiệp của họ. Khi đóng máy, chúng tôi không thể ngờ là chúng tôi đã ghi lại và làm chứng cho một trong những ngày buồn nhất trong lịch sử của khu phố Tàu.” Julia Knight, giám đốc của Poster House cho biết dự án là sự chuyển hướng tự nhiên của bảo tàng như nghĩa vụ đối với cộng đồng của mình.

Memes – Bảo tàng nghệ thuật Metropolitian

Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan đã phát động chiến dịch truyền thông xã hội #MetTwinning của mình vài tháng trước khi cách ly, nhưng ý tưởng mọi người chế lại tác phẩm nghệ thuật yêu thích của họ thông qua các bức chân dung tự họa đã được phổ biến trên nhiều nền tảng truyền thông xã hội. Bảo tàng Rijksmuseum và J. Paul Getty đã phát động các chiến dịch tương tự trong tháng qua. Người dùng đã tạo lại mọi thứ, từ những tảng đá cẩm thạch cổ cho đến các tác phẩm nghệ thuật kinh điểm của trường phái tượng mà bình thường vẫn được quảng bá thông rộng rãi trên các kênh truyền thông xã hội của họ.

Art Generator – Getty

Animal Crossing: New Horizons, 2020. Photo by Sarah Waldorf. Courtesy of J. Paul Getty Museum.

Animal Crossing: New Horizons, 2020

Mục tiêu chiến dịch của Getty là làm cho mọi người cảm thấy không chỉ được kết nối mà còn giúp họ lấy lại cảm giác về bản thân. Công chúng thích điều đó. Và các sáng kiến số của bảo tàng không dừng lại ở những thử thách “chế tranh”. Bảo tàng này đã cho ra mắt tiện ích mở rộng (Add-On) Art Generator cho trò chơi trực tuyến đang nổi như cồn “Animal Crossing: New Horizons” cho phép người chơi nhập vào bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào có trong thư viện mở của Getty vào trò chơi.

“Khi mọi người bị cô lập, cảm giác về cộng đồng và sự kết nối trở nên quý giá hơn bao giờ hết”, ông Wald Waldorf nói về thử thách chụp ảnh. Những người ở nhà đang tìm cách gắn kết với bạn bè và gia đình của họ, thậm chí từ xa. Trong những hành động như diện đồ, rà soát ngôi nhà để tìm kiếm đồ vật, làm tóc hoặc trang điểm, bạn đã trở thành đạo diễn buổi chụp hình của mình, và, theo một góc độ nhỏ, lấy lại cảm giác kiểm soát hoàn cảnh của mình. Tôi nghĩ nó cũng nói lên sức mạnh của sự sáng tạo.”

Sức mạnh của các bảo tàng đến từ vai trò là những trung tâm đối với con người, nghệ thuật và cộng đồng. Trong một thế giới nơi sự cô lập là bắt buộc, việc giữ vị trí trung tâm (về mặt cảm xúc, tâm lý và sáng tạo) không hề dễ dàng chút nào. Nhưng các nhóm sáng tạo tại các tổ chức này đang cho thấy rằng công việc khám phá là một quá trình tiếp diễn. Ngay cả khi đại dịch tiếp tục thay đổi cuộc sống hàng ngày của hàng tỷ người, vẫn có những khả năng kết nối ở mọi góc độ của không gian kỹ thuật số theo cách đầy thú vị.

Bài: Blue I Nguồn: Artsy


 
Back to top