ART & CULTURE

The Karl Lagerfeld Issue (Kỳ 1) – Quý ngài mãi giữ nét nổi loạn thuở thiếu niên

Apr 26, 2023 | By Luxuo Vietnam

Vào một ngày trời nắng đẹp giữa tháng Năm, 2013 tại Cung điện Versailles, sự xuất hiện của Karl Lagerfeld trên chiếc xe trượt gôn đã thổi bùng lên sức sống cho cảnh quan xung quanh – điều vốn dĩ chỉ xảy ra khi các vị vua xuất hiện.

Trong khuôn viên giữa Cung điện Versailles, chương trình ra mắt Bộ sưu tập Cruise mới đến từ thương hiệu Chanel ngoạn mục sắp diễn ra. Và tất nhiên, chưa từng có nhà mốt nào tổ chức một chương trình xa hoa đến thế chỉ để ra mắt bộ sưu tập mới của mình.

Bộ sưu tập lần này phô diễn kỹ năng điêu luyện cùng quá khứ huy hoàng vùng Versailles, bên cạnh sợi dây liên kết chặt chẽ với hiện tại. Các bộ váy punk, pannier cùng các bộ trang phục thường thấy trong những bộ phim truyền hình, xuất hiện trong phong cách đương đại hoàn toàn mới.

Bộ sưu tập Cruise lần này của nhà mốt không phải là phiên bản cũ kỹ của các ca khúc punk tại Camden Market. Tất cả đã được điều chỉnh một cách nhạy cảm và tinh vi. Đây hoàn toàn là ý tưởng từ bộ óc nổi loạn Karl Lagerfeld.

‘Một số người Pháp cho rằng, “gần như có quá nhiều thứ cần phải làm để thay đổi Versailles của hiện tại”, Karl chia sẻ trong buổi trò chuyện sau buổi biểu diễn một ngày. Cuộc khủng hoảng đồng euro và lời tuyên thệ nhậm chức của một lãnh tụ mới đang hiện lên trong tâm trí truyền thông Pháp.

‘Nhưng, chương trình này không dành cho nước Pháp. Đây là dấu hiệu tích cực truyền đến phần còn lại của thế giới về định nghĩa của sự xa xỉ theo nước Pháp. Chúng tôi không thực hiện một chương trình “địa phương”.

Đây cũng không phải là cuộc bầu cử của Pháp. Mà là sự đề xuất toàn cầu về thời trang, dành cho những ai vẫn còn khả năng chi tiêu thoải mái. Đúng vậy, đây là hành động lấy tiền của người giàu, nhưng bằng cách đưa ra các sản phẩm và chào mời họ mua nó. Chúng tôi không làm điều gì đó xấu, chẳng hạn như buôn bán vũ khí. Điều chúng tôi bán là sự quyến rũ!”

“Chúng tôi chỉ bán sự quyến rũ.”

Để biểu diễn trong buổi ra mắt lần này, các người mẫu trẻ đã diện những bộ trang phục nữ tính, kết hợp cùng giày trình diễn trong các buổi diễn tập, cải thiện vóc dáng để phù hợp hơn.

Amanda Harlech, người cộng tác ăn ý nhất của Karl Lagerfeld trong chặng hành trình 15 năm tại Chanel, hiện đang điều hành ở hậu trường: “Một số người trong số họ cần phải tập luyện nhiều hơn.” Trong lúc đó, một cô gái đặc biệt đã thu hút sự chú ý của Amanda. Và cô chợt nhận ra rằng bản thân cần phải chuyển hướng sang những người dân tại Buenos Aires nhiều hơn.

Những buổi trình diễn tương tự thế này của Chanel, theo tiếng Đức – quê hương của Lagerfeld, là Gesamtkunstwerk, có nghĩa là tác phẩm nghệ thuật tổng thể.

Như những gì ông đã chia sẻ: “Nó vô cùng đặc biệt. Tất cả mọi thứ, từ địa điểm, thiết kế, ánh sáng và thời tiết. Đây là sự pha trộn do phép màu tạo ra.”

Có thể Lagerfeld không ngờ rằng, kế hoạch tổng thể của mình lại trở thành hướng đi cho ngành công nghiệp thời trang trên phạm vi toàn cầu.

Trong suốt sự nghiệp của mình, ông sớm nhận ra rằng tất cả mọi thứ đều đóng vai trò quan trọng: cách mọi thứ được thiết kế, sản xuất, chụp ảnh và dàn dựng, thậm chí cả âm nhạc.

Amanda Harlech giải thích rằng: “Đối với Karl, âm nhạc thật sự rất quan trọng. Tất cả chúng tôi đều được gửi một list các ca khúc giúp khơi gợi cảm hứng khi làm việc. Giai điệu có thể khác nhau. Karl cũng hiểu được sự bất hòa như thế nào. Có nghĩa là, cảm giác làm điều gì đó kỳ quặc, chói tai và bất thường, đồng thời cũng quan trọng như các cách sắp xếp đẹp đẽ, có phần thông thường hay xuất hiện ở Chanel.”

Có vài ý tưởng liên quan đến sự giải phóng bất hòa của Schoenberg, cũng như sự tự do nổi loạn xuyên suốt Chanel và chính bản thân Lagerfeld.

 

Hơn hết, ở bản thân nhà thiết kế nổi tiếng của Chanel còn hàm chứa sự tự do, khao khát thoát khỏi nét hoài cổ cùng chủ nghĩa tư sản – điều ông vẫn luôn thấm nhuần trong công việc tại Chanel, đảm bảo sự phù hợp và hài hòa nhất có thể.

Karl Lagerfeld thích những điều hoài cổ, và coi đó là nguồn cảm hứng vì ‘mọi người từ thời đó đều đã không còn, nên cũng không ai nhớ về nó nữa’, ông hài hước chia sẻ khi ngày biểu diễn chính thức còn một ngày sẽ diễn ra, đề cập lý do ông quay lại thế kỷ 17 và 18 để tìm kiếm ý tưởng cho bộ sưu tập lần này.

Nếu hôm trước, ông hóm hỉnh chia sẻ mọi điều, thì sang ngày hôm sau, nhà thiết kế của Chanel lại có góc nhìn thơ mộng hơn: ‘Một kỷ vật về những gì bạn biết chỉ có thể trở thành thảm họa.’ Và Lagerfeld hoàn toàn không có khuynh hướng tôn sùng Proustian.

Một ngày sau buổi biểu diễn, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện thân mặt tại trụ sở của Chanel tại đường Cambon ở Paris. Khi ấy, quá trình tân trang tòa nhà đang được tiến hành một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, trên tấm biển đặt trên cửa phòng chờ của Lagerfeld – một bản sao từ phiên bản gốc – cũng xuất hiện chữ ‘Mademoiselle’.

Đó là trò đùa của Karl Lagerfeld, tương tự như Coco Chanel, người sáng lập thương hiệu thời trang nước Pháp.

Dường như cả hai đều cố gắng tránh khỏi các quý bà, mặc dù theo những cách khác nhau. Cả Karl lẫn Coco đều có mối quan tâm đến việc xóa bỏ giới hạn trong công việc của mình. Nhưng có lẽ, điều giúp Karl Lagerfeld khác biệt hơn so với Coco chính là sự nổi loạn thường thấy của tuổi thiếu niên, sự vui tươi và thú vị không hề thay đổi theo năm tháng.

Và chính sự kiên định cả trong công việc lẫn đời sống cá nhân đã giúp ông thu hút các cô gái tuổi teen và cả những quý phú nhân, đồng thời luôn duy trì mãi nét quyến rũ đặc trưng ấy.

Karl cũng chỉ ra rằng, sự trưởng thành đã mang đến nỗi ám ảnh về địa vị cho Coco, trái ngược hoàn toàn với thời niên thiếu vô ưu vô lo ngày trước: “Ngày Coco trưởng thành, cũng là lúc mọi thứ thay đổi. Cuối cùng, điều bà ấy muốn là trở thành một quý cô nổi bật. Nhưng tôi nghĩ, điều thú vị nhất khi nhắc về Coco chính là những tháng ngày trong quá khứ. Ngay cả khi vào những năm 50, thời điểm thậm chí một số phụ nữ trong xã hội cũng không nói chuyện cùng bà – thì khi ấy, Coco vẫn là thỏi nam châm thu hút sự chú ý của các quý ông. Những cô gái Pháp thời Belle Epoque khi ấy thực sự rất thú vị. Họ chẳng sợ hãi bất kì điều gì.”

Ngược lại, Karl Lagerfeld là người ghét thói hợm hĩnh – điều ông thừa hưởng từ mẹ – và không quan tâm đến quyền lực và tham vọng vì lợi ích riêng của mình, dù điều ông thích là sự tự chủ và tự do.

Giờ đây, Karl như một nhân vật trong truyện cổ tích, và tuổi tác dường như không quá ý nghĩa. Nếu như dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện cùng Karl, chắc chắn bạn sẽ không thất vọng.

Karl Lagerfeld là hình mẫu hoàn hảo mà bạn muốn hướng đến: sự thông thái với bề dày kiến thức đáng ngưỡng mộ.

Có vài lý do giải thích vì sao Karl Lagerfeld có thể vươn tầm trở thành nhà thiết kế mạnh mẽ nhất hiện nay, như chính ông đã từng chia sẻ trước đó: “Tôi hoàn toàn bị thương hiệu của mình thu hút.” Chính vì thế nên, tuy rằng yêu thích tự do như một tay bắn tỉa tự do, ông vẫn luôn có trách nhiệm với công việc của mình.

“Khi bắt đầu tiếp quản Chanel, nó hoàn toàn không hợp thời trang chút nào”, ông giải thích. “Người chủ nói với tôi, “Miễn là còn hoạt động, bạn có thể làm bất kì điều gì. Và nếu không, tôi sẽ tiếp tục bán công ty.”

Từ đó, Chanel vẫn tiếp tục và Karl Lagerfeld có toàn quyền quyết định và làm mọi điều mình muốn. “Tôi thích điều đó. Tôi thích tự do, đó là điều quan trọng nhất. Tôi hoàn toàn độc lập. Hợp đồng của tôi với Chanel không có bất kì điều khoản độc quyền nào. Còn tên khắc trên cánh cửa? Tôi không cần – thậm chí tôi còn không thể băng qua đường.”

Và tất nhiên, Karl Lagerfeld là một trong những nhà thiết kế thời trang nổi tiếng và có độ nhận diện lớn nhất trên thế giới.

“Tôi không muốn nổi tiếng”, Karl chia sẻ. “Dù sao trước đây tôi cũng chưa từng có được danh tiếng hư vọng nào, nhưng bây giờ lại có. Tôi không nhìn lại chính mình như cách mọi người vẫn thường làm: có thể mọi người nghĩ tôi khác biệt, nhưng chỉ tôi mới biết bản thân bình thường như thế nào.

Tôi có một chiếc áo sơ mi, vài chiếc quần jean, cùng một chiếc áo khoác. Vậy, điều đó có gì đâu đặc biệt? Nhưng theo tôi, nó vốn dĩ nên như thế nào.  Giọng nói cũng là một phần – nhưng tôi vẫn luôn nói thế này! Khi tôi còn nhỏ, mẹ thường nói rằng, “con không thể phát âm mọi thứ một cách chính xác.” Liệu tôi có biết được bản thân phát âm không rõ, tất nhiên rồi.”

Khi được hỏi liệu có khi nào ông nghĩ rằng số phận đã được sắp đặt từ thuở thơ ấu, Karl cho rằng quan niệm này thật nực cười: “Không. Thời trang chưa bao giờ là điều quyến rũ tôi khi bắt đầu sự nghiệp. Mẹ tôi nghĩ điều đó khá tốt, vì ‘nó chứng tỏ rằng con không phải là kẻ hợm hĩnh. Nếu không, con đã không lựa chọn công việc thế này’. Điều bà ấy hy vọng là tôi được hạnh phúc và có cơ hội rời khỏi Đức. Bà cho rằng thật phí hoài nếu tôi cứ dành mãi thời gian ở Đức, mặc dù khi ấy, tôi rất nổi tiếng và trở thành một trong những người Đức có vị thế riêng trên trường quốc tế.”

Rõ ràng, mẹ của Karl Lagerfeld đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời ông, đồng thời là người tác động giúp hình thành quan niệm của nhà thiết kế về độc lập và tự do cho bản thân ông và trong các ý tưởng liên quan đến phụ nữ một cách sâu sắc.

 

“Bà ấy rất vui vẻ, nhưng không hẳn đáng yêu”, ông giải thích. Mặc dù khi được hỏi, liệu ông có từng giống như thế, Karl dừng lại đôi chút, và rồi bật cười, “Tôi không xấu tính như thế!”

Quý bà Lagerfeld đáng kính từng nói với con trai rằng: “Nếu con muốn nói chuyện cùng mẹ, con cần phải cố gắng. Con sáu tuổi, nhưng mẹ thì không. Hãy nỗ lực hơn hoặc đừng nói gì cả”. Tuy nhiên, Karl cũng nói thêm rằng, “Đó thật sự là điều rất tốt cho tôi!”

“Bà ấy đã qua đời cách đây hơn 30 năm”, ông tiếp tục. “Tôi không biết liệu bà có tự hào về những gì tôi đã làm hay không. Bà thường chê và nói rằng Sonia Rykiel làm tốt hơn nhiều. Mẹ tôi là mẫu người phụ nữ của những năm 20 và 30, bà không hứng thú với những thay đổi mới và tất cả những thứ bà cho là vớ vẩn, vì vậy, Sonia Rykiel mới thật sự là giấc mơ của mẹ tôi. Trong suốt cuộc đời, bà chưa từng có cơ hội xem một buổi biểu diễn thời trang.”

Không quá ngạc nhiên khi thấy Lagerfeld thường xuyên nhắc về những người phụ nữ vĩ đại trong lịch sử với sự tôn kính và đúng mực.

Trong bộ sưu tập ra mắt tại Versailles lần này, Madame du Barry, vị nhân tình của vua Louis XV, chính là nguồn cảm hứng của Karl Lagerfeld.

“Bà ấy sở hữu sự sang trọng, vui tươi, và cũng là người phụ nữ đẹp nhất khi ấy. Bà thường mặc những bộ trang phục như cậu thiếu niên để kích thích vị vua già”, Karl giải thích. Marie Antoinette ghét Du Barry, không phải vì bà là nhân tình của nhà vua, mà bởi Du Barry chính là người phụ nữ đẹp nhất trong triều khi ấy.

German designer Karl Lagerfeld appears at the end of his Haute Couture Spring Summer 2015 fashion show for French fashion house Chanel in Paris January 27, 2015. REUTERS/Gonzalo Fuentes (FRANCE – Tags: FASHION TPX IMAGES OF THE DAY)

Người tình của vua Louis XV có gu thẩm mỹ tuyệt vời khi diện những bộ trang phục thời thượng nhất lúc bấy giờ. Hầu như mọi món đồ nội thất lẫn ngoại thất có thiết kế gắn liền với Madame du Barry đều rất, rất đẹp, rất hiện đại. Phong cách tân cổ điển là của bà ấy.

Karl cũng có những cách rất khéo léo để đối phó với những thăng trầm của sự nổi tiếng và chắc chắn rằng ông có thể tiếp tục thực hiện những việc ý nghĩa trong cuộc đời. Và phương pháp của Catherine de Medici là một ví dụ.

“Khi còn là nữ hoàng trị vì nước Pháp, bà ấy luôn thích có những người đẹp trai xuất hiện tại căn biệt thự của mình – ngay cả khi họ trông hơi lúng tung vì nhận được quá nhiều sự chú ý. Bởi tôi quá bận rộn với công việc riêng, nên tôi luôn thích có những chàng trai ưa nhìn vây quanh. Bằng cách đó, người khác sẽ chú ý họ và tôi có thể làm nhiều việc mà không cần quan tâm quá nhiều đến ánh mắt thiên hạ. Catherine de Medici gọi đó là đội quân sắc đẹp.”

Với việc sở hữu công ty thời trang lớn nhất thế giới (tuy nhiên, chúng tôi cũng không rõ về điều này, khi Chanel là công ty tư nhân và họ không bao giờ tiết lộ số liệu thật của mình), không quá ngạc nhiên khi Karl Lagerfeld có quyền tự do như một vị vua hoặc nữ hoàng thời phục hưng.

“Tôi không muốn trao đổi quá nhiều, vì thật ra, tôi chỉ quan tâm đến ý kiến của mình”, ông thừa nhận. ‘Tôi không muốn thảo luận. Điều tôi quan tâm là những gì mình tận mắt chứng kiến. Tôi không hay nói, nhưng tôi luôn hành động. Tôi không có thời gian cho những việc dư thừa khác. Tôi luôn suy nghĩ rất nhiều trước khi nói bất kì điều gì. Như nhà thiết kế nội thất Lady Mendl đã từng nói: “Không có sự lựa chọn thứ hai – bạn hãy nghĩ về điều đó trước.”‘

Tại Chanel, Karl Lagerfeld luôn tin tưởng vào khả năng của mình. Và hiện tại, chính niềm tin đó đã giúp ông định hình thời trang một cách mạnh mẽ.

“Đừng nói quá nhiều về quá khứ hay những người đã từng quen – điều đó rất nhàm chán. Điều thú vị là bây giờ, việc tìm ra thị trường ngách nhỏ của chúng ta hiện tại tùy thuộc vào chính bản thân mình. Còn quá khứ? Tôi đã sớm không còn nhớ gì nữa rồi.”

Bảo Ngọc

 

 

 

 


 
Back to top