Ngày Môi trường Thế giới 2020: Hành động để bảo vệ đa dạng sinh học
Ngày Môi trường Thế giới năm nay là thời gian để dành cho thiên nhiên.
Theo thông lệ, kể từ năm 1974, ngày 05/06 được chọn làm ngày Môi trường Thế giới, là một ngày quan trọng để nhắc nhở những hành hành động vì môi trường, truyền cảm hứng cho sự thay đổi tích cực trên toàn cầu, khuyến khích các cá nhân suy nghĩ về tiêu thụ trong cuộc sống hàng ngày, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển mô hình kinh tế xanh, hỗ trợ nông dân và các nhà sản xuất làm nông nghiệp và chế biến bền vững, kích thích chính phủ bảo vệ thiên nhiên hoang dã; và thúc đẩy người trẻ trở thành những người bảo vệ mạnh mẽ cho một tương lai xanh hơn.
Nếu chủ đề của ngày Môi trường Thế giới 2019 là “Ô nhiễm không khí và hành động của chúng ta”, thì chủ đề của năm 2020 là đa dạng sinh học và những hành động bảo vệ khẩn cấp.
Mức độ quan trọng của đa dạng sinh học
Từ những vụ cháy rừng thảm khốc ở Brazil, Mỹ và Úc, đến những vụ xâm lấn khắp châu Phi và đại dịch toàn cầu như hiện nay, những sự kiện gần đây nhất cho thấy mối quan hệ tương hỗ quan trọng giữa con người với thiên nhiên.
Đa dạng sinh học bao phủ trên 8 triệu giống loài khác nhau trên hành tinh, từ thực vật và động vật đến nấm và vi khuẩn, hệ sinh thái và sự đa dạng di truyền của chúng. Sự đa dạng sinh học đem đến oxy để thở, nước sạch để uống, đất đai màu mỡ và nhiều loại thực phẩm giúp con người giữ gìn sức khỏe và chống lại bệnh tật. Đó là nền tảng của hầu hết các ngành công nghiệp và sinh kế, thậm chí giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, kiểm soát lượng carbon và điều tiết lượng mưa trên thế giới. Khi một thành phần trong chuỗi sinh học bị thay đổi hoặc loại bỏ, toàn bộ hệ thống sẽ bị ảnh hưởng và có thể gây ra hậu quả cả tích cực lẫn tiêu cực.
Con người đã vượt quá giới hạn của thiên nhiên
Dân số loài người đã tăng gấp đôi trong 50 năm qua; trong khi nền kinh tế toàn cầu đã tăng gần gấp bốn lần và thương mại toàn cầu đã tăng khoảng 10 lần. Phải cần đến 1,6 lần Trái Đất với nguồn tài nguyên như hiện tại để đáp ứng đủ nhu cầu mà con người mong muốn khai thác từ thiên nhiên mỗi năm.
Sự xuất hiện của Covid-19 làm sáng rõ một điều: khi chúng ta phá hủy đa dạng sinh học, chúng ta đồng thời phá hủy hệ thống hỗ trợ sự sống của chính mình, tạo điều kiện cho mầm bệnh khủng khiếp như Covid-19 lây lan.
Thay đổi thứ tự ưu tiên – Thiên nhiên lên hàng đầu
Để bảo vệ đa dạng sinh học tốt hơn trong tương lai, Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) và các đối tác đang phát động Thập kỷ Liên hợp quốc về phục hồi hệ sinh thái (2021-2030), một sáng kiến toàn cầu nhằm phục hồi mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. UNEP cũng đang làm việc với các nhà lãnh đạo thế giới để phát triển khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu mới sau năm 2020 nhằm hiện thực hóa tầm nhìn 2050 về việc sống hòa hợp với thiên nhiên. Điều này chỉ có thể đạt được nếu chúng ta đảo ngược tác động tiêu cực của mất đa dạng sinh học, đồng thời hành động đầy đủ theo Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
Đa dạng sinh học không thể được giải quyết như một vấn đề độc lập mà phải được liên kết với nhiều vấn đề khác của con người, cũng như các quá trình tương tác, tạo ra, ảnh hưởng đến nó. Điều này bao gồm giải quyết từ nguyên nhân gốc rễ của mất đa dạng sinh học trong các lĩnh vực đang phát triển như tiêu thụ thực phẩm, khai thác năng lượng và ô nhiễm môi trường.
Hành động của các tập đoàn toàn cầu
Trước cuộc khủng hoảng Covid-19 đã càn quét kinh doanh trong suốt 3 tháng và những thách thức về môi trường đang trở nên cấp bách, LVMH tiếp tục khẳng định các cam kết của họ đối với sản xuất bền vững và khuyến khích thái độ có trách nhiệm hơn để bảo vệ và duy trì Trái Đất cho các thế hệ tương lai.
Despite the public health crisis that has swept across the world for several months, environmental challenges remain as pressing as ever. To mark World Earth Day, LVMH Maisons reaffirm their commitment to the planet. https://t.co/5JELVHi4a0#LVMH #EarthDay pic.twitter.com/KRSWvlhTTE
— LVMH (@LVMH) April 22, 2020
Hãng giày thể thao Puma đã hợp tác với trường thiết kế Central Saint Martins tại London để cho ra mắt bộ sưu tập Puma x CSM, sử dụng kỹ thuật ‘nhuộm dope’ nhằm cắt giảm việc sử dụng năng lượng, nước và hóa học so với cách xử lý thông thường.
Burberry chính thức chuyển mình thành thương hiệu thời trang bền vững với sự ra mắt BST bền vững đầu tiên mang tên “ReBurberry Edit”. Burberry sẽ gắn mình với những thông điệp xã hội tích cực, cam kết đóng góp những thay đổi về nhận thức trong vấn đề môi trường.
Nhiều hãng xe trên thế giới cũng đang dần cho ra mắt những chiếc xe điện với hiệu suất cao và bảo vệ môi trường như Polestar của Volvo, Taycan của Porsche, Rapide E của Aston Martin, SF90 Stradale của Ferrari hay Sián của Lamborghini.