LIFE

LUXUO Health: Nghỉ ngơi nhiều mà vẫn kiệt sức? Hãy thử 6 cách sau

Jan 24, 2022 | By Nguyen Huu Hon

Ngủ nhiều hơn, nằm trên giường cả ngày, nghe một đoạn nhạc…? Nhưng tại sao bạn vẫn cảm thấy kiệt sức? Bạn có sai sót điều gì không? Sau đây là 7 cách nghỉ ngơi mà ai cũng cần đến trong cuộc sống hiện đại.

Nghỉ ngơi về thể chất

“Nghỉ ngơi thể chất” được chia làm 2 dạng là thụ động và chủ động. Nghỉ ngơi thể chất thụ động chính là ngủ và chợp mắt. Trong khi đó, nghỉ ngơi thể chất tích cực có thể là các hoạt động phục hồi cơ thể như yoga, thập thể dục nhẹ, liệu pháp thư giãn và massage giúp cải thiện sự tuần hoàn và linh hoạt của cơ thể.

Nghỉ ngơi về tâm lý

Hình thức nghỉ ngơi thứ hai là “nghỉ ngơi tâm lý”. Bạn có quen một người đồng nghiệp bắt đầu công việc mỗi ngày với một ly cà phê khổng lồ? Anh ấy thường cáu kỉnh, hay quên và rất khó tập trung vào công việc. Mỗi tối Khi đi ngủ, anh ấy thường cố gắng “tắt bộ não” của mình vì những cuộc trò chuyện trong ngày cứ lấp đầy suy nghĩ của anh ta. Và mặc dù đã ngủ từ 19h – 8h sáng hôm sau, anh ta vẫn cảm thấy uể oải, mệt mỏi và suy nhược.

Tin tốt là bạn không cần phải nghỉ phép hoặc đi nghỉ dưỡng để khắc phục điều này, mà chỉ cần sắp xếp các khoảng thời gian nghỉ ngắn trong mỗi 2 giờ trong suốt ngày làm việc của mình. Những khoảng nghỉ ngắn này nhắc bạn nên chậm lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể giữ một cuốn sổ ghi chú bên cạnh giường để ghi lại bất kỳ suy nghĩ dai dẳng nào khiến bạn khó ngủ.

Nghỉ ngơi giác quan

Loại nghỉ ngơi thứ ba mà chúng ta cần là “nghỉ ngơi giác quan”. Đèn sáng, màn hình máy tính, tiếng ồn xung quanh và nhiều cuộc trò chuyện dù từ văn phòng hay trong Zoom cùng đều có thể khiến các giác quan của chúng ta cảm thấy quá tải. Điều này có thể được khắc phục bằng cách làm điều gì đó đơn giản như nhắm mắt lại một phút vào giữa ngày, cũng như nói tạm biệt các thiết bị điện tử vào cuối mỗi ngày. Những khoảnh khắc này sẽ giúp xóa bỏ những tổn thương đến các giác quan do môi trường xung quanh gây ra.

Nghỉ ngơi sáng tạo

Loại nghỉ ngơi thứ tư là “nghỉ ngơi sáng tạo”. Loại nghỉ ngơi này đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ ai phải giải quyết nhiều vấn đề, hoặc thường động não cho các ý tưởng mới. Nghỉ ngơi sáng tạo đánh thức lại những điều tuyệt vời bên trong mỗi chúng ta. Bạn có nhớ lần đầu tiên nhìn thấy Grand Canyon, đại dương hay thác nước không?

Hãy cho phép bản thân tận hưởng vẻ đẹp của không gian ngoài trời ngay cả khi đó là ở một công viên gần nhà hay mảnh vườn sau – đó cũng là một hình thức nghỉ ngơi sáng tạo.

Nhưng nghỉ ngơi sáng tạo không chỉ đơn giản là tận hưởng thiên nhiên, đó cũng bao gồm việc thưởng thức nghệ thuật. Biến không gian làm việc của bạn thành một nơi đầy cảm hứng bằng cách trưng bày những hình ảnh về những địa điểm bạn yêu thích và các tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa với bạn. Bạn không thể dành 40 giờ một tuần để nhìn chằm chằm vào môi trường trống rỗng hoặc bừa bãi và mong đợi sẽ nảy ra những ý tưởng mới.

Nghỉ ngơi cảm xúc

Tiếp theo là “nghỉ ngơi cảm xúc”, có nghĩa là có thời gian và không gian để tự do thể hiện cảm xúc của mình và hạn chế làm hài lòng mọi người. Nghỉ ngơi cảm xúc cũng cần có dũng khí đích thực. Một người nghỉ ngơi về cảm xúc có thể đáp lại câu hỏi “Hôm nay bạn thế nào?” với câu trả lời trung thực “Tôi không ổn” – và sau đó tiếp tục chia sẻ về những điều khó khăn.

Nếu bạn cần nghỉ ngơi cảm xúc, có thể bạn cũng đang cần nghỉ ngơi xã hội. Điều này xảy ra khi chúng ta không phân biệt được đâu là những mối quan hệ tốt và đâu là những mối quan hệ khiến chúng ta kiệt sức.

Để trải nghiệm nghỉ ngơi xã hội, hãy tiếp xúc với những người tích cực, ngay cả khi các tương tác ấy diễn ra trực tuyến. Bạn có thể bật camera lên và tập trung vào người bạn mà mình đang trò chuyện.

Nghỉ ngơi tinh thần

Loại nghỉ ngơi cuối cùng là nghỉ ngơi tinh thần, đó là khả năng kết nối vượt ra ngoài thể chất và cảm xúc để cảm nhận được mục đích sâu sắc, tình yêu và sự chấp nhận. Để nhận được điều này, hãy tham gia vào điều gì đó vĩ đại cùng với những lời cầu nguyện, thiền định hoặc kết nối với những cộng đồng tích cực.

Như bạn thấy, giấc ngủ đơn thuần không thể giúp chúng ta cảm thấy hoàn toàn được nghỉ ngơi. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta bắt đầu tập trung vào việc nghỉ ngơi đúng cách mà cơ thể đang cần.


 
Back to top