BUSINESS OF LUXURY

Độc quyền: Triết lý của Paolo Vitelli trong kinh doanh du thuyền xa xỉ

Jun 30, 2019 | By Trang Ps

Nhân kỷ niệm 50 năm thành lập hãng du thuyền nổi tiếng toàn cầu Azimut, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện thân mật cùng nhà sáng lập Paolo Vitelli về quá trình Azimut vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp du thuyền.

Azimut founder Paolo Vitelli with daughter Giovanna.

Chân dung Paolo Vitelli – nhà sáng lập Azimut và con gái Giovanna.

Chào Ngài Vitelli, chúc mừng Azimut Yachts tròn 50 tuổi! Công ty đã chuẩn bị như thế nào cho sự kiện trong đại này, thưa ông?

Có nhiều cách thức khác nhau để chúng tôi cùng ăn mừng sự kiện long trọng này, và mọi thứ diễn ra hầu như ở nơi làm việc quen thuộc của nhân viên Azimut Yachts.

Chúng tôi sẽ trao tặng huân chương vàng cho những cá nhân có nỗ lực xuất sắc và gắn bó với Azimut Yachts lâu dài, đặc biệt trong giai đoạn công ty trải qua những thăng trầm và biến cố khác nhau. Tương tự, chúng tôi gửi lời cám ơn chân thành đến khách hàng thân thiết vì họ đã liên tục tin tưởng sản phẩm của Azimut Yachts.

Bữa tiệc diễn ra ở một trong những nhà máy tuyệt đẹp của chúng tôi,  với mong muốn thông qua sự kiện lịch sử này, Azimut Yachts góp phần tôn lên lối sống Ý đáng ngưỡng mộ.

Suốt 19 năm qua, Azimut-Benetti luôn dẫn đầu Global Order Book ở hạng mục siêu du thuyền trên 24m. Công ty đã có những chiến lược gì để luôn đứng vững lâu dài trong thị trường du thuyền cạnh tranh, đặc biệt ở thời điểm hiện tại?

Thứ nhất là tài chính ổn định. Là một công ty tư nhân, khi đạt được điều thứ nhất này, chúng tôi mới có đủ điều kiện để đầu tư lợi nhuận trong công ty, và chống lại cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang rình rập và có thể xảy đến bất cứ lúc nào.

Thứ hai là tính nhất quán. Nó cho phép chúng tôi định vị công ty một cách logic, mạch lạc và duy trì mọi hoạt động liên tục, mạnh mẽ.

Thứ ba chính là sự đổi mới. Qua thời gian, mọi công nghệ và thiết kế mà chúng tôi đang tiến hành đều có sự lột xác. Đó là điều tất yếu, không chỉ ở Azimut-Benetti.

“Có 3 tài sản quý giá khiến Azimut-Benetti luôn là con hổ đầu đàn: tài chính ổn định, tính nhất quán và sự đổi mới”.

Khi Azimut tạo ra dòng thương hiệu Grande, chúng tôi bắt đầu bước chân vào cuộc chơi du thuyền xa xỉ, sang trọng đi kèm một bản sắc thích hợp hơn. Những người sở hữu Azimut mơ ước mua chiếc Grande và nhận dịch vụ cá nhân. Sắp tới, Grande nâng cấp lên thành siêu tàu ba tầng, đây ắt hẳn là tin mới khiến tín đồ du thuyền trên thế giới phải phấn khích, hồi hộp.

Từ khóa vàng trong triết lý kinh doanh của chúng tôi là “liên tục gắn liền nhất quán”.  Có những sự liên tục nhưng diễn ra một cách rời rạc, sự liên tục (bền bỉ) nhưng không logic. Đối với một ngành công nghiệp du thuyền như Azimut, liên tục đó phải đồng hành cùng sự mạch lạc để mọi hoạt động diễn ra trôi chảy.

Từ ngày Azimut Yachts mua lại Benetti, thị trường bắt đầu cảm nhận được tính liên tục và nhất quán mà chúng tôi thực hiện. Nó trở thành sự cam kết chắc chắn của công ty, vẽ đường cho các chiến lược, giải pháp và ý tưởng mới.

 

Paolo Vitelli was a boating lover from an early age

Paolo Vitelli đam mê tàu thuyền từ thời nhỏ.

Kỷ niệm nào gợi nhắc về niềm đam mê du thuyền trong những năm đầu đời của ông? Có liên quan đến bức ảnh chụp ông lúc 4 tuổi, trong tay ôm chiếc mô tô Evenrude 1947 mà ông từng đề cập?

Tôi yêu những chuyến đi đầy thử thách trên biển. Tôi còn nhớ cuộc phiêu lưu ngẫu hứng và kích thích trên chiếc tàu 3m và chiếc xuồng gỗ 4m với động cơ Evinrude mà bạn vừa đề cập tới.

Điều ngạc nhiên và liều lĩnh là tôi đã sống trên chiếc thuyền đó, phiêu lưu trên mặt nước vài ngày. Cảm giác như được bay giữa biển khơi mênh mông, không ngôn từ nào có thể diễn đạt được sự sung sướng ấy! Có lẽ, chính những trải nghiệm đầu đời này khiến tôi đam mê du thuyền.

Điều gì khiến ông thành lập Azimut vào năm 1969, lúc ông còn là một sinh viên trẻ tuổi?

Ở thời điểm đó, tôi mong muốn lớn lên phải thành công hơn người bố của mình. Và giấc mơ xây dựng một doanh nghiệp gia đình cháy bỏng trong trái tim của chàng thanh niên ở độ tuổi hai mươi.

“Tôi bị lay động hoàn toàn bởi tình yêu và niềm đam mê dành cho thuyền và kinh doanh”.

Tôi còn nhớ, tôi đã chi số tiền đầu tiên mà mình kiếm ra để đổi lấy những chiếc thuyền buồm. Chưa bao giờ tôi thấy trải nghiệm này tuyệt vời và vui sướng đến như vậy, và tôi bắt đầu chia sẻ nó với những người khác. Sau đó tôi tự hỏi: “Tại sao không thử kiếm tiền bằng cách này?” Chẳng phải dễ dàng và đơn giản vậy thôi sao!

Mẫu du thuyền Azimut 74 Fly “Iris”

Và rồi ông quyết định tự sản xuất những chiếc du thuyền của riêng mình?

Vâng, tôi đã đưa ra một quyết định táo bạo rằng mình sẽ đóng tàu. Tôi đơn giản cảm nhận được tiềm năng của phong cách Ý lẫn kỹ năng mà người dân quốc gia này sở hữu, đặc biệt là tầng lớp nghệ nhân. Họ vô cùng khéo léo và tinh tế.

Tôi mong muốn bản thân kinh doanh khôn ngoan hơn những nhà sản xuất tàu thuyền mà tôi đã thuyết trình tại Ý. Hơn thế nữa, bản thân mình vẫn có thể bắt đầu mọi thứ với số tiền ít hơn nhờ những hợp đồng đã được ký kết.

Năm 1985, Azimut mua lại Benetti. Cơ hội ấy đã đến như thế nào, thưa ông?

Khi bạn ở độ tuổi 35, bạn trở nên liều lĩnh, đặc biệt khi bạn nhìn ra nó là một cơ hội thì rủi ro cũng bắt đầu được xem xét ít đi.

Cách đó một hay hai năm, tôi đã bỏ lỡ cơ hội mua Baglietto và sự kiện 1985 xảy ra như một bài học kinh nghiệm. Và quả nhiên, Benetti là một món hời lớn, lớn hơn những gì tôi suy nghĩ!

Vitelli is renowned as one of the pioneers of luxury yachting

Vitelli được biết là nhân vật tiên phong trong lĩnh vực sản xuất du thuyền xa xỉ.

Kể từ ngày Benetti chính thức về đội mình, ông đã quản lý thời gian như thế nào?

Về nguyên tắc, tôi lo phần chiến lược và kiểm soát là chính. Nhưng khi một doanh nghiệp như Azimut hay Benetti đòi hỏi nhiều sự chú ý hơn do thay đổi điều kiện kinh tế hay quản lý, tôi phải dành lượng thời gian cần thiết để quản lý các hoạt động (cần hỗ trợ từ phía kinh nghiệm của tôi). Hiện tại, Giovanna cũng đang làm điều tương tự.

Gần đây, cô Giovanna được xem như cánh tay phải đắc lực trong sự nghiệp kinh doanh Azimut-Benetti của ông. Ông và con gái của mình đã làm việc như thế nào để đảm bảo mọi thứ diễn ra tốt đẹp?

Chúng tôi trò chuyện với nhau về những quyết định mang tính chiến lược, cùng kiểm soát quá trình phát triển sản phẩm. Nhưng bố con tôi nhận thức được rằng với một công ty có quy mô như thế này, cần có sự tách biệt giữa vai trò quản lý và vai trò cổ đông.

Tôi phát hiện Giovanna có một biệt tài trong việc lựa chọn các nhà thiết kế tài năng. Những mẫu du thuyền gần đây của chúng tôi như được thổi thêm một luồng sinh khí mới. Kinh doanh luôn cần sự mới mẻ, như tôi đã chia sẻ ban đầu.

Kể từ khi Azimut ra mắt tại thị trường châu Á vào năm 1987, ông nhận xét gì về sự phát triển của miếng bánh lớn này?

Không chỉ là miếng bánh lớn, đó là miếng bánh cực kỳ hấp dẫn. Thực tế, Azimut đang dẫn đầu về xuất khẩu du thuyền tại đây, thậm chí là đầu tiên tại Hồng Kông, Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan.

“Châu Á luôn là thị trường quan trọng mà chúng tôi muốn khuất phục. Hiện nay, khu vực châu Á – Thái Bình Dương chiếm đến 15% tổng doanh thu của tập đoàn”.

Tôi còn nhớ chuyến du lịch tuyệt vời cùng các đồng nghiệp vào những năm 1980, tôi bắt đầu hiểu hơn về những quốc gia này và lên kế hoạch đầu tư. Chiến lược này khôn ngoan ở chỗ, khi châu Âu rơi vào tình thế khó khăn, chúng tôi đã xuất khẩu ra châu Á đến 80% trong khi các công ty cạnh tranh chỉ có thể xuất khẩu khoảng 30% – 40% tại thị trường này.

Thomas Woo (right) of Marine Italia represents Azimut in selected Asian market including Hong Kong and Singapore

Thomas Woo (phải) của Marine Italia đại diện cho Azimut tại các thị trường châu Á.

Những ông lớn trong ngành công nghiệp du thuyền đang trầm ngâm chờ đợi một sự bùng nổ xảy ra ở thị trường Trung Quốc, dù khó khăn, nhưng chúng tôi vẫn luôn giữ lạc quan. Vấn đề nằm ở thời gian, nhưng chính vì tính thương hiệu mạnh của Azimut tại Đông Nam Á, nên nó sẽ có bước tấn công tích cực tại thị trường Trung Hoa.

Theo ông, thay đổi ngoạn mục nhất xảy đến trong ngành công nghiệp du thuyền trong thập kỷ tới là gì?

Các công ty nhỏ sẽ biến mất, tôi nghĩ vậy. Trong ngành này, sự đổi mới yêu cầu các khoản đầu tư cực kỳ cao và các công ty lớn thường xoay xở điều này tốt hơn hẳn.

Cám ơn ông vì cuộc trò chuyện này!

Bài: JOHN HIGGINSON, TRANG PS


 
Back to top