BST Dior Men Thu-Đông 2022: Những anh chàng phóng khoáng, nổi loạn trên đường phố London thập niên 50
Lấy cảm hứng từ quyển tiểu thuyết kinh “On the Road” vào những năm 1950 của nhà văn Jack Kerouac, show diễn mới nhất của Dior Men đã một lần nữa khởi dậy sự sống của “Thế hệ Beat” và một bộ sưu tập sách quý hiếm đến London.
Khi Christian Dior qua đời vào năm 1957, Yves Saint Laurent, ở độ tuổi 21, đã nắm trong tay quyền điều hành một thương hiệu thời trang cao cấp lừng lẫy nhất thế giới. Sau một số bộ sưu tập thanh lịch điển hình, ông đã tạo dòng haute couture áo khoác mô tô đen, kết hợp hài hòa giữa BST ‘New Look’ biểu tượng của Monsieur Dior với phong cách nổi loạn Beatnik đình đám trong giới trẻ thời bấy giờ.
Tuy nhiên, sự mới mẻ và khác biệt trong thời trang của ông đã không chinh phục “cái gật đầu” của giới mộ điệu lúc bấy giờ, đặc biệt là nhóm khách hàng “bảo thủ” của Dior từ đó gây không ít những ảnh hưởng xấu đến tên tuổi thương hiệu. Tưởng chừng cái tên Yves Saint Laurent sẽ bị đào thải ra khỏi thế giới haute couture lộng lẫy và bị sa thải nhưng chính sự tiên phong đó đã tạo ra một chương mới thay đổi cả lịch sử thời trang và mở ra một tương lai cho những nhà thiết kế sau, một thế hệ sẽ mang văn hóa phản kháng cũng như phong cách thời trang đường phố lên một tầm cao nhất của sàn catwalk.
Và chỉ hơn 60 năm sau, NTK Kim Jones đã chính thức “hồi sinh” phong cách Beatnik trở lại đường băng của Dior. Và chính cuốn tiểu thuyết huyền thoại “On the Road” năm 1951 của nhà văn Jack Kerouac đã mang đến nguồn cảm hứng mạnh mẽ để Kim Jones có thể tạo ra những tuyệt tác đột phá trong BST Thu-Đông lần này.
Đôi nét về quyển tiểu thuyết huyền thoại và tác giả của nó, vào những năm của thập niên 50, nhà văn Jack Kerouac được nhiều người xem như là “tiếng nói” của cả một thế hệ trẻ và ông đã truyền cảm hứng cho nhiều người từ huyền thoại âm nhạc Mỹ – Bob Dylan đến ngôi sao nhạc rock đình đám – Mick Jagger, họa sĩ nổi tiếng trong nền nghệ thuật đại chúng (Pop Art) – Andy Warhol đến danh ca đa tài – Patti Smith, và bây giờ là NTK lừng danh – Kim Jones.
“On the Road” là những dòng văn mang âm hưởng Jazz vui nhộn, dòng âm nhạc được xem là một giá trị nghệ thuật không thể tách rời nền văn hóa phản kháng trong giới trẻ những năm 50. Nó còn là một cuộc hành trình của hai anh bạn luyên thuyên qua lại từ những con phố ở New York vào mùa hè nóng nực đến các quán rượu whisky, cánh đồng lúa mì ở Trung Mỹ đến những khu rừng tuyết tùng, cây họ cam quýt ở Bờ biển Thái Bình Dương, và rồi uống rượu, nghe nhạc jazz, giao lưu.
Cũng như nhiều người khác, Kim Jones lần đầu tiên khám phá ra cuốn sách này khi còn là một thiếu niên mê lang thang, đam mê sưu tập nhiều thứ – như sách, nghệ thuật, thời trang đường phố, những kỷ vật văn hóa đại chúng. Anh cũng bắt đầu mua nhiều thứ có dấu ấn có “Thế hệ Beat” như thư, ấn bản đầu tiên sách, đồ vật cá nhân, bản thảo…Khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát, cũng chính là lúc để Kim Jones gieo mầm cho sự hợp tác với gia sản của Jack Kerouac tại thư viện của riêng mình.
Đây cũng là show diễn đầu tiên của Dior ở London trong một khoảng thời gian ngắn, và để gây dấu ấn và khiến chúng trở nên đặc biệt hơn, Kim Jones đã quyết định tổ chức triển lãm “Nowhere to go but Everywhere” trưng bày 60 cuốn sách (từ bộ sưu tập hơn 100 ấn bản đầu tiên của Kerouac) trong một cuộc triển lãm hoàn toàn dành cho Thế hệ Beat. Sàn diễn lần này còn gây ấn tượng khi mọi thứ được trang trí tối giản để làm nền cho mặt sàn catwalk, là một bản sao của “On The Road” dưới dạng một cuộn giấy chữ đánh máy khổ lớn .
Trở lại sàn diễn của Dior men Thu-Đông 2022, với nguồn cảm hứng to lớn của “On the Road” cũng như Jack Kerouac, Kim Jones lần này muốn đánh thức dám khác biệt, sẵn sàng đối đầu với mọi thách thức đúng với tinh thần nổi loạn của giới trẻ trong văn hóa phản kháng thập niên 50, đồng thời cũng đúng với tinh thần bất chấp mọi rào cản và cá tính của giới trẻ hiện nay – thế hệ năng động và không ngừng thay đổi.
BST lần này được ví như một chiếc vali chứa đầy quần áo, mỗi ngày một kiểu, một phong cách trong một chuyến đi dài và là một bản phối hài hòa giữa những giá trị truyền thống, vẻ đẹp cổ điện nhưng chứa đầy hơi thở hiện đại, giữa những giá trị, tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật của đến từ Hoa Kỳ, Anh Quốc và Pháp. Kim chia sẻ: “Nó không nhất thiết phải là đồ thể thao classic của Mỹ, mà là một cách diễn giải hiện đại về nó, lấy những thứ trong kho lưu trữ của Dior và biến tấu chúng thành những phiên bản hiện đại,”
Xuyên suốt show diễn là 49 thiết kế đặc trưng bởi những món đồ như những chiếc trench coat được kết hợp với những mẫu ba lô, áo len Fair Isle và mũ len dệt kim mang lại vẻ lung linh nhưng năng động không kém đậm chất Parisian, và những chiếc áo sơ mi đi kèm với những dải cà vạt lấp lánh và mảnh mai được thay thế từ những tấm vải thô cổ điển.
Ngoài ra còn có những chiếc quần jean slouchy bạc màu – đây có lẽ là một điều đáng ngạc nhiên Kim, người bị thu hút bởi vẻ đẹp sang trọng – cũng như áo khoác phi công cắt lớp và áo khoác vải tuýt (loại mà Kim phát hiện lần đầu tiên trong Bảo tàng Beat ở San Francisco) kết hợp với dây nhung bạc cuộn lại và những đôi bốt đi bộ đường dài hạng nặng. Một sự kết hợp tuyệt vời giữa những bộ quần áo thể thao, phóng khoáng dành cho nhà thám hiểm gan dạ và sự cắt may tinh tế, thời thượng của nhà mốt Dior.