Baselworld: Nỗ lực hồi sinh sau khi các thương hiệu lớn rút
Baselworld đang cố gắng để hồi sinh và duy trì sàn triển lãm đồng hồ lớn nhất thế giới của mình, sau khi Rolex và Swatch không tiếp tục tham dự.
Baselworld, triển lãm thương mại về đồng hồ cao cấp lớn nhất đang phải tồn tại phụ thuộc vào những thương hiệu đồng hồ nhỏ hơn, sau khi những gã khổng lồ như Rolex và Swatch Group AG rút lui trong vài năm trở lại đây.
Theo một webcast với giới báo chí gần đây, Giám đốc điều hành Michel Loris-Melikoff, xác nhận Baselworld sẽ tổ chức vào tiếp tục tái tổ chức vào tháng 4 năm 2022, kể từ lần cuối cùng tổ chức vào tháng 4 năm 2019, và sẽ tập trung vào phân khúc xa xỉ tầm trung. Ông cho biết vẫn chưa xác định thương hiệu nào thương hiệu nào sẽ tham gia vào Baselworld, hẵng còn quá sớm, nhưng họ sẽ lên lịch gặp gỡ với các nhà triển lãm tiềm năng trong các tuần tiếp theo. Sẽ có nhiều thương hiệu trong phân khúc giá thấp hơn tham gia trong tổng số 300 nhãn hàng.
“Thương hiệu Baselworld vẫn phải được duy trì, nhưng phải có những thay đổi cơ bản”, Loris-Melikoff tuyên bố.
Việc thiếu sự chắc chắn tham dự của các thương hiệu có thể khiến vị thế và tầm quan trọng của Baselworld, từng một thời là triển lãm thương mại quan trọng nhất trong ngành đồng hồ, bị lung lay. Họ đã mất đi đối tác triển lãm lớn nhất, Swatch vì bên này chỉ trích rằng Baselworld rất chậm chạp thích nghi với các thay đổi trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Hermes cũng là một trong số các công ty đã rời bỏ Baselworld để góp mặt trong Watches & Wonders, vốn được biết đến là đối thủ của Baselworld ở Geneva. Tiếp đến, đại dịch đã thúc đẩy sự chuyển đổi của các thương hiệu TAG Heuer và Bulgari. Trong khi đó, Patek Philippe và Rolex ngừng tham gia Baselworld để tự tổ chức sự kiện riêng cho mình.
Dự kiến triển lãm Baselworld tiếp theo sẽ diễn ra từ ngày 31/03 đến ngày 04/04 tại thành phố Basel và sẽ bao gồm các chế tác về đồng hồ, trang sức và đá quý. Sự kiện được lên kế diễn ra trong cùng tuần lễ với Watches & Wonders, nơi đa số trưng bày các sản phẩm từ các thương hiệu của tập đoàn Richemont.
Tập đoàn MCH, Chủ sở hữu Baselworld đã bị tác động nặng nề bởi đại dịch, đến mức họ phải hủy bỏ một số sự kiện lớn khác, chẳng hạn như Art Basel.
Theo BOF