Từ sự sụp đổ của Zac Posen: Khi thời trang đường phố lên ngôi, liệu thời trang cao cấp có còn phù hợp?
Khi thời trang đại chúng chuyển sang kiểu ăn mặc giản đơn hơn, liệu sự xa hoa của haute couture có còn ý nghĩa?
Cứ hai lần một năm, chúng ta lại có dịp chiêm ngưỡng phần hiếm hoi nhất trong tất cả các buổi trình diễn thời trang ở Paris: haute couture.
Buổi trình diễn haute couture mới nhất diễn ra vào ngày 30 tháng 6 đến ngày 4 tháng 7, với sự góp mặt của các thương hiệu như Chanel, Dior, Valentino và Giorgio Armani, thể hiện các sáng tạo và trình độ cắt may khéo léo bậc nhất trong ngành thời trang. Điều này được thể hiện rất rõ tại Valentino, nơi giám đốc sáng tạo Pierpaolo Piccioli trình bày các kiệt tác có màu sắc, hình dạng và đường cắt hoàn toàn nữ tính. Tiêu biểu trong số đó là chiếc váy có họa tiết hoa đòi hỏi 990 giờ hoàn , hay mẫu váy ó các mảng hình vuông được khâu từng chiếc khiến toàn bộ quá trình sản xuất lên đến 2.010 giờ.
Các mẫu thiết kế được bao bọc trong những dải màu quyến rũ như ngọc lục bảo, nghệ tây, hoa cà và ngọc lam. Những phục trang được làm đẹp như các món trang sức và chúng chỉ có thể được tạo ra bởi những người thợ lành nghề nhất của một nhà mốt danh giá. Điều này đã được khẳng định bởi sự tôn vinh của Piccioli đối với các thợ may trong đội ngũ của anh. Với Valentino, phải thừa nhận rằng một giám đốc sáng tạo có thể có ý tưởng về những bộ quần áo đẹp nhất, nhưng cuối cũng quyền năng vẫn nằm trong tay của “những người thợ nhỏ nhắn”. Sự thành bại cuối cùng phụ thuộc vào họ.
Một cách công bằng, Dior đã mang đến một rung cảm hiện đại, mạnh mẽ về nghệ thuật, khẳng định lý do haute couture vẫn có ý nghĩa đối với một số thương hiệu. Trong khi các hãng khác như Gucci đang ngày càng hướng tới thời trang đại chúng, Dior – thuộc sở hữu của LVMH – là ví dụ điển hình trong việc bao phủ hoàn hảo toàn bộ kim tự tháp của ngành thời trang từ haute couture xa xỉ đến các phụ kiện không thể thiếu, bên cạnh các bộ sưu tập cho nam giới với phong cách đường phố lấy cảm hứng từ Nhật Bản hay phong cách thanh lịch; nước hoa và mỹ phẩm; cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là các bộ sưu tập trang sức.
Trong khi đó, Giorgio Armani giới thiệu một bộ sưu tập lấy cảm hứng từ Art Deco và Nhật Bản. Mặc cho độ tuổi 85, nhà thiết kế vẫn thể hiện các hình cắt gọn gàng, tinh tế và thăng hoa tại buổi trình diễn của mình, thể hiện sự tinh thông và kỹ năng thủ công được mài giũa từ nhiều năm kinh nghiệm và những bí quyết riêng.
Mùa này cũng chứng kiến sự ra mắt của một số bộ sưu tập nhỏ với nhiều thể nghiệm hơn, như đã thấy tại Schiaparelli, người đã giới thiệu giám đốc nghệ thuật mới được bổ nhiệm là Daniel Roseberry. Chanel, nơi có sự thay đổi lớn trong vai trò lãnh đạo và vẫn đang trải qua sự mất mát của biểu tượng Karl Lagerfeld, cũng có bộ sưu tập từ giám đốc nghệ thuật mới Virginie Viard phản ánh tâm trạng mới và hiện đại.
Vào thời điểm mà thời trang cao cấp đang trở nên ‘’nhanh và dữ dội’’ về mặt doanh số, trong khi phần lớn doanh số đến từ các loại giày thể thao và áo nỉ cotton, haute couture là hang động quý giá của Aladdin, nơi các kho báu của vẻ đẹp và sự tinh xảo được bảo vệ.
Phải thừa nhận rằng, haute couture không dành cho tất cả mọi người. Với số lượng khách hàng ước tính khoảng 4.000 trên toàn cầu, số lượng này khá mờ nhạt nếu so với nhu cầu về thời trang đường phố ngày càng tăng như Bain & Company đã lưu ý trong một báo cáo năm ngoái. Đây là chìa khóa để thúc đẩy khách hàng mới trong tương lai, sau khi trải qua sự tăng trưởng nổi bật trong năm 2017.
Nhưng haute couture – phải đáp ứng nhiều đòi hỏi khắt khe và được làm thủ công để được định nghĩa như vậy – nên được tôn vinh vì sự tự do mà nó mang lại cho các nhà thiết kế để sáng tạo mà không bị ràng buộc như lẽ thông thường. Trong khi các nhà thiết kế bị hạn chế trong quá trình phát triển bộ sưu tập quần áo may sẵn (bởi các nhà bán lẻ, bộ phận bán hàng, tài chính, chuỗi cung ứng) và tự giới hạn các suy nghĩ bên trong một chiếc hộp kín, rất ít người được phép tạo ra thời trang cao cấp để suy nghĩ và thử nghiệm miễn phí.
Đó là nơi mà bất cứ điều gì đều có thể từ thiết kế của một chiếc váy đến các mảnh thêu cầu kỳ nhất. Trong một thời đại bị ám ảnh bởi các thuật toán và robot, haute couture là một làn gió mới nhắc nhở tất cả chúng ta rằng các nghề thủ công vẫn còn quý giá cho sự sáng tạo.
Nhà thiết kế quá cố Karl Lagerfeld đã từng nói: “Luôn luôn có một năng lượng sáng tạo giữa xưởng vẽ, các nghệ nhân và thợ may ở Chanel, những người làm việc trên các bộ sưu tập của tôi. Khi những bản vẽ dần định hình, những bức thêu, nhưng chi tiết và đường cắt sẽ được nâng lên tầm cao mới.”
Điều này cho phép ngành công nghiệp và công chúng nhìn thấy một thương hiệu tập trung vào sự phát triển dài hạn của họ như thế nào. Tiêu biểu trong số này là Fendi, khi đi đầu trong bản hùng ca của thương hiệu nhờ các bộ sưu tập thời trang cao cấp rực rỡ lấy cảm hứng từ thành phố nơi nó được sinh ra, Rome.
Đây là tư duy rất cần thiết cho ngành công nghiệp và chỉ có các dự án thời trang haute couture đỉnh cao, đầy tự do mới có thể mang lại nguồn cảm hứng này.