Nha Trang: Điểm đến đầu tiên có bến du thuyền dành cho giới siêu giàu
Theo DBS, vào năm 2029, thành phố Nha Trang sẽ vượt mặt Singapore về tăng trưởng kinh tế nếu giữ vững phong độ hiện tại. Đó cũng là lý do vì sao thiên đường du lịch biển này trở thành một trong những nơi đầu tiên ở nước ta sở hữu bến du thuyền đẳng cấp quốc tế.
Tại Nha Trang, thành phố biển năng động nằm ở bờ phía Đông nước ta, số lượng xe gắn máy mặc dù vẫn áp đảo số lượng xe hơi sang trọng nhưng điều đó không hề cản trở tầng lớp giàu có sinh sôi ở khắp mọi nơi. Chỉ khoảng nửa giờ lái xe dọc con đường bến du thuyền nước sâu đầu tiên của Việt Nam, khách du lịch dễ dàng quan sát hàng loạt khu nghỉ dưỡng sang trọng, một số trong đó đang trong giai đoạn thi công và phát triển theo các tiến độ khác nhau.
Chỉ cách Sài Gòn một chuyến bay kéo dài trong vòng một giờ đồng hồ, Nha Trang từ một làng chài chìm sâu trong giấc ngủ dài bây giờ đã hóa thành thiên đường du lịch mời gọi nhiều ông lớn bất động sản trong nước và quốc tế đổ tiền đầu tư. Điển hình như sự ra đời của bến du thuyền Ana Marina với sức chứa đến 220 chiếc đang dần hoàn thiện.
Chỉ khoảng nửa giờ lái xe dọc con đường bến du thuyền nước sâu đầu tiên của Việt Nam, khách du lịch dễ dàng quan sát hàng loạt khu nghỉ dưỡng sang trọng, một số trong đó đang trong giai đoạn thi công và phát triển theo các tiến độ khác nhau.
Những thay đổi chóng mặt này đã đưa Nha Trang trở thành điểm đến du lịch thịnh vượng trong những năm gần đây dành cho khách địa phương và ngoại quốc. Đặc biệt, người Trung và người Nga rải rác khắp mọi nơi và trở thành nguồn khách du lịch đóng góp một phần không nhỏ vào GDP của thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa.
Tăn trưởng kinh tế của Nha Trang đang giữ ở mức trên 6% trong 5 năm qua, một phần nhờ sự phát triển của công nghiệp sản xuất hàng may mặc, linh kiện điện tử và điện thoại di động. Theo dự báo của DBS, nền kinh tế Nha Trang thậm chí có thể phát triển hơn Singapore vào năm 2029 nếu duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện tại.
Theo dự báo của DBS, nền kinh tế Nha Trang thậm chí có thể phát triển hơn Singapore vào năm 2029 nếu duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện tại.
Việt Nam được ví như nơi sinh sôi của tầng lớp giàu và siêu giàu trên thế giới. Những cá nhân có giá trị tài sản ròng cao, và những thế hệ thừa kế tài sản được ước tính hơn 30 triệu USD. Những con số này duy trì từ năm 2013 đến năm 2018, vượt mặt hai quốc gia hùng mạnh như Trung Quốc và Ấn Độ. Tỷ lệ nghèo của đất nước đang giảm, không có nhiều hộ gia đình rơi vào tình trạng thiếu lương thực và thu nhập bình quân đầu người hàng tháng tăng 10,2%/năm (từ năm 2016 đến năm 2018), lên đến 3,7 triệu đồng (158 USD).
Riêng ở thị trường Việt Nam, Mercedes-Benz Ag đã bán được 150 chiếc Maybach vào năm 2017, cao hơn bất kỳ thị trường nào khác tại Đông Nam Á. Mercedes-Benz Việt Nam cũng tự hào cho biết họ đã có thể lập kỷ lục doanh số cho các loại xe của mình mỗi năm kể từ năm 2012, và tăng trưởng 12% trong 4 tháng đầu năm 2019.
Tại sao xây dựng bến du thuyền ở Nha Trang thay vì Sài Gòn?
Để giải đáp điều này, ông Đặng Hiếu, Giám dốc điều hành của Ana Marina cho biết: “Chúng ta có du thuyền tại Sài Gòn nhưng thật tiếc, thành phố này không giáp biển. Chúng ta có dòng sông lớn, với cảnh quan hai bờ nhộn nhịp và hoa lệ nhưng việc du thuyền neo đậu trên đó thật nhàm chán”.
Đó cũng là lý do vì sao, sau khi hoàn thiện vào cuối năm nay, Ana Marina sẽ có diện tích gấp đôi nhà ga trung tâm New York với đầy đủ tiện ích như câu lạc bộ, trung tâm hội nghị, nhà hàng ăn uống cao cấp và biệt thự. Đặng Hiếu cũng đã thực hiện một chuyến viếng thăm Monaco để xem câu lạc bộ du thuyền đẳng cấp quốc tế này được vận hành ra sao. Trong thực tế, người ta mong muốn bán hoặc gửi du thuyền của họ tới Việt Nam để tránh điều kiện thời tiết ngoài kỳ vọng.
Những điều kiện thúc đẩy văn hóa du thuyền phát triển
Một điểm đáng chú ý hơn, Chính phủ Việt Nam thúc đẩy việc phát triển du thuyền, ít nhất cho mục đích du lịch (trái ngược với thị trường Trung Quốc, đang hạn chế sự phát triển của siêu du thuyền). Hơn nữa, ở nước ta, thuế tiêu thụ đặc biệt 30% đối với các mặt hàng xa xỉ có thể được miễn phí khi doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng thủ công để giải trí cho khách du lịch hoặc cho thuê điều lệ.
Những điều kiện trên đã thúc đẩy ông Đoàn Viết Đại Từ, Chủ tịch Openasia Group đầu tư vào mảng xa xỉ này: “Tôi đã theo dõi ngành du thuyền trong nhiều năm và dịp này chính là thời cơ chín muồi. Openasia đang sở hữu Tam Son, một nhà phân phối hàng xa xỉ từ các thương hiệu như Hermes, Kenzo, Bottega Veneta. Và, chúng tôi cũng tham gia kinh doanh du thuyền với đối tác khác vào năm 2017 để ra mắt Tam Son Yachting, hiện là nhà nhập khẩu chính thức của Beneteau”.
Đơn vị này cũng đã đầu tư cơ sở vào hạ tầng du thuyền, mà ngày nay, ở Sài Gòn, chúng ta biết đến Central Park Marina. Nó nằm liền kề với biểu tượng bất động sản khác, một dự án rộng 44h của Vinhomes JSC lấy cảm hứng từ trái tim New York. Đây là điểm đến của những căn hộ và biệt thự sang trọng, tòa nhà cao chọc trời nhất của đất nước với lối đi dạo ven sông thơ mộng.
Dù ngành công nghiệp du thuyền vẫn đang ở giai đoạn sơ khai, nhưng ông Đoàn Viết Đại Từ đã thể hiện niềm tin mãnh liệt về tiềm năng của văn hóa này. Họ mong muốn mang du thuyền đến như một hình thức giải trí đẳng cấp, một thứ gì đó gần gũi hơn với tầng lớp trung lưu thay vì chỉ tập trung một miếng bánh riêng cho thế giới nhà giàu.