Figaro Beneteau 3 giăng buồm lướt qua châu Á
Darren Catterall đã thử nghiệm chiếc Figaro Beneteau 3 trên biển lần đầu tiên ở châu Á, nó sẽ dừng lại ở Hồng Kông và sau đó hướng tới Đài Loan.
Chiếc Figaro 3 của Beneteau thực sự đã thay đổi cuộc chơi trong ngành công nghiệp đua thuyền thế giới khi trở thành chiếc thuyền buồm thân đơn nguyên khối đầu tiên. Sản phẩm cũng mang nhiều kỳ vọng vì là phiên bản tiếp theo sau 2 mẫu Figaro tiền nhiệm cực kỳ thành công kể từ năm 1992, chúng không chỉ dẫn đầu trong phân khúc mà còn có hải trình dài hơn bất kỳ chiếc thuyền nào khác trong khuôn khổ cuộc đua Vendee Globe.
Ấn tượng đầu tiên về Figaro 3 là một chiếc thuyền tuyệt đẹp, và được chăm sóc vô cùng cẩn thận.
Vì vậy, khi chiếc Figaro 3 đầu tiên lướt vào vùng biển châu Á qua Hồng Kông và hướng tới Đài Loan, chúng tôi đã rất hào hứng khi nhận được lời mời tham quan trước khi nó thuộc về chủ mới. Sản phẩm được chế tạo đặc biệt tại một xưởng đóng tàu ở Pháp bởi một đội ngũ riêng đến từ tập đoàn Beneteau, họ cũng phụ trách việc ra mắt chiếc tàu mang tính biểu tượng này và sẽ làm việc cho các dự án đua thuyền trong tương lai.
Phiên bản thứ ba tiếp nối thành công vang dội từ Figaro 2 – chiếc thuyền do Marc Lombard thiết kế đã làm nên sự nghiệp lừng lẫy của đội đua thuyền tinh nhuệ và tài năng nhất với hầu hết là người Pháp. Trong đó có Charles Caudrelier, người đã dẫn dắt Đội đua Dongfeng đại diệnTrung Quốc giành chiến thắng trong Cuộc đua Volvo Ocean 2017-18.
VPLP Design – do Marc Van Peteghem và Vincent Lauriot-Prevost thành lập – phụ trách phần thiết kế của hai chiếc thuyền gần đây giành giải Vendee Globe và cũng chịu trách nhiệm cho mẫu Figaro mới nhất này, bổ sung thêm vào lý lịch đáng tự hào của họ. Và đó là một thách thức lớn khi Figaro 3 được kỳ vọng sẽ phải thành công hơn cả Figaro 1 – chiếc thuyền do Finot Berret thiết kế và được sản xuất khoảng 140 chiếc.
Doanh số cho Figaro 3 đã vượt lên đứng đầu, vì nó là chiếc thuyền độc quyền sẽ được sử dụng trong năm nay ở Solitaire Solitaire du Figaro, một cuộc đua mà Caudrelier giành chiến thắng vào năm 2004 và là nơi để rất nhiều thủy thủ khẳng định tài năng của mình.
Đây là một cuộc đua đơn thân độc mã khi các thủy thủ chỉ muốn một mình trên biển với con thuyền của mình.
Tuy nhiên, với thiết kế buồm cong hướng vào trong đặc biệt, Figaro 3 cũng có thể trở thành bước đệm thay thế cho IMOCA 60 – mẫu thuyền được sử dụng trong 2 cuộc đua Vendee Globe và Volvo Ocean Race sắp tới- hay ở các cuộc đua khác nữa trên khắp thế giới.
Trải nghiệm cùng Figaro
Bước vào buồng lái, bạn lập tức hiểu rằng đây là chiếc thuyền dành cho một người mạnh mẽ trong hành trình chinh phục các cuộc đua.
Tất cả đều hiện diện ở buồng lái, chẳng hạn như bảng điều khiển chính, cần nâng và hạ cột buồm, hệ thống mở và gấp buồm, cần số lùi ngược dòng, dây kéo và máy phát điện. Sự tập trung quá nhiều thứ trong buồng lái nhỏ này có thể tạo ra một mớ hỗn độn lớn nếu bạn không kiểm soát tốt.
Ở giữa buồng lái là không gian cho một chiếc phao cứu sinh nhỏ, phù hợp với những cuộc đua xa bờ dài hơn, nhưng nó cũng đủ chỗ cho một máy ướp lạnh bia và cho âm nhạc nếu bạn chỉ muốn đi thuyền dạo quanh đảo, thật tuyệt phải không?
Việc cầm lái Figaro 3 là một bất ngờ thú vị. Cực kỳ nhẹ và rất nhạy, chiếc thuyền linh hoạt như một chiếc xuồng máy với khả năng định hướng tốt đáng ngạc nhiên nhờ mũi tàu bất đối xứng đặc biệt, và đây là một “phép thuật” theo lời của Beneteau. Thiết kế có một không hai này không tạo lực nhấc bổng tàu lên mà ngược lại tạo ra một lực ngang bổ sung để hỗ trợ phần thân tàu mỏng, cho phép linh hoạt chuyển hướng tối ưu.
Hệ thống này thay thế các thùng dằn được sử dụng trong Figaro 2 nhằm giảm trọng lượng và lực kéo, vì vậy Figaro 3 nhanh hơn so với người tiền nhiệm.
Rướn nhẹ lên một chút là tàu sẽ tăng tốc nhanh chóng vì diện tích bề mặt tiếp nước giảm và tỷ lệ sức kéo tăng lên. Với sức gió trung bình, tàu cũng dễ dàng lướt nhanh khiến người cầm lái ao ước ngày thử nghiệm là một ngày gió mạnh hơn để chứng kiến hết khả năng của Figaro 3.
Những chi tiết bên dưới
Sau khi trải nghiệm “cuốn theo chiều gió”, chúng tôi quyết định kiểm tra phần còn lại của con thuyền. Boong chính lớn và dễ dàng di chuyển xung quanh và có rất nhiều không gian trên các boong 2 bên vì cửa hầm khá hẹp và được chế tạo để bảo vệ khỏi các tác động ngoài khơi.
Để diễn tả bên trong khoang, chỉ có một từ phù hợp và đó là “hầm hố”. Không gì có thể làm mất đi mục đích duy nhất của nó là nhanh và xa. Hai chiếc cũi nhỏ, không thoải mái để ngủ có nghĩa là các thủy thủ sẽ chẳng thể nghỉ ngơi và luôn có mặt 24/7 để cùng đua với gió.
Không có tủ lạnh hay bếp nấu ăn nào, vì vậy các bữa ăn ngon không có trong thực đơn, nhưng đó không phải là điều tệ hại, vẫn có một nhà vệ sinh cho nhu cầu riêng của bạn.
Không có gì khác để phải cung cấp năng lượng như tủ lạnh, máy lạnh và TV, vì vậy pin cũng không cần quá lớn, giúp giảm nhiều trọng lượng. Động cơ phụ công suất 21hp từ một nhà sản xuất Nhật Bản Nanni Diesel.
Figaro 3 được chế tạo cho tốc độ, không phải để tận hưởng sự thoải mái, và nó sẽ thể hiện tốt nhất ngoài khơi với điều kiện khắc nghiệt. Và đây sẽ là một thế hệ thuyền buồm tiếp theo trong ít nhất 15 năm nữa, và là bệ phóng cho các thế hệ thuyền buồm tuyệt vời khác trong tương lai.
www.beneteau.com