LIFESTYLE

ECOXURY: “Giải cứu” vật liệu vải dư thừa từ bãi rác – Hành trình của Christian Dean

Aug 05, 2019 | By Trang Ps

R Collective là thương hiệu thời trang cao cấp, nhưng có một điểm khác biệt, doanh nghiệp này “giải cứu” những vật liệu dư thừa từ các nhà mốt/nhà thiết kế hàng đầu thế giới rồi nâng cấp, tái tạo chúng thành những nguyên liệu hoàn toàn mới.

Founder of The R Collective Christina Dean

Doanh nhân người Anh Christian Dean thành lập R Collective từ năm 2017, lấy cảm hứng từ tổ chức từ thiện Redress mà cô xây dựng từ năm 2007. Hoạt động của Redress là giảm thiểu sự lãng phí trong ngành công nghiệp thời trang và thúc đẩy phát triển để biến nó thành lĩnh vực kinh tế tuần hoàn.

Chúng tôi muốn sử dụng kinh doanh như một công cụ để chuyển đổi thời trang. Lần đầu tiên, chúng tôi chứng kiến một lượng lớn chất thải dệt may còn chất lượng đến như vậy. Ước tính, có đến 92 triệu tấn chất thải dệt may mỗi năm. Trong khi đó, chúng ta đang trực tiếp chứng kiến thị trường tiêu dùng phát triển vùn vụt tại châu Á, điển hình là Trung Quốc”.

Với 12 năm kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề lãng phí của ngành công nghiệp và chịu chi phối của khủng hoảng môi trường do thời trang gây ra, Dean không muốn chỉ bắt đầu với một thương hiệu đơn thuần. Nữ doanh nhân người Anh chia sẻ: “Chúng tôi muốn sử dụng kinh doanh như một công cụ để chuyển đổi thời trang. Lần đầu tiên, chúng tôi chứng kiến một lượng lớn chất thải dệt may còn chất lượng đến như vậy. Ước tính, có đến 92 triệu tấn chất thải dệt may mỗi năm. Trong khi đó, chúng ta đang trực tiếp chứng kiến thị trường tiêu dùng phát triển vùn vụt tại châu Á, điển hình là Trung Quốc”.

R Collective “giải cứu” vật liệu vải dư thừa của các nhà mốt từ bãi rác

uncaptioned

Thực tế, thế giới hiện đã có đủ quần áo và chúng ta không cần phải mua thêm nữa. Nhưng thời trang không đơn giản như vậy, nó khéo léo khuyến khích người tiêu dùng đến mua và rồi trở lại. Đó là lý do vì sao đội ngũ của R Collective tin rằng người tiêu dùng vẫn cứ mua, song, ngành công nghiệp thời trang sẽ phải thực hiện một cuộc cách mạng đổi mới.

Với R Collective, Dean nhắm tới mục tiêu chiến thắng những người tiêu dùng thời trang thông thường và biến họ trở thành người tiêu dùng thời trang bền vững. Mỗi người tiêu dùng mà họ thu hút được có nghĩa là họ đang góp phần giảm chất thải và trở thành chất xúc tác cho ngành công nghiệp thời trang tuần hoàn.

Dean muốn chứng minh rằng một doanh nghiệp thời trang đạo đức và bền vững vẫn có thể tạo ra lợi nhuận cho nhà đầu tư

Công ty nhắm đến thị trường tiêu dùng tại Trung Quốc, Hồng Kông và Vương quốc Anh. Văn phòng đại diện của họ tại Hồng Kông là cơ sở chiến lược để nắm bắt thị trường tiêu dùng thời trang phát triển nhanh nhất thế giới tại châu Á. Báo cáo Pulse 2019 của Tập đoàn Consulting Boston cho thấy 75% người tiêu dùng nhận thức được tính bền vững là vô cùng quan trọng. Cuộc khảo sát về tính bền vững mới của J. Walter Thompson năm 2019 cũng khẳng định rằng 79% số người được hỏi khẳng định họ muốn biết thêm thông tin bền vững của các nhãn hiệu quần áo mà họ mua.

Christina Dean wearing The R Collective apparel

Dean không chỉ đảm bảo sự thay thế cho thời trang nhanh mà còn cung cấp giải pháp quản lý chất thải bền vững cho các thương hiệu thời trang. Điển hình, R Collective còn hợp tác với các nhãn hiệu thời trang xa xỉ, tạo cho họ lộ trình tái chế về vật liệu dư thừa, không bao gồm thiêu đốt, chôn lấp hay bán cho thị trường giẻ rách.

Mỗi năm, công ty đều cho ra hai bộ sưu tập hợp tác với các nhà thiết kế bền vững trên khắp thế giới. Trong 12 năm qua, Dean đã chứng kiến thị trường thời trang bền vững phát triển với tầng lớp người tiêu dùng trên toàn thế giới, đặc biệt là thế hệ Z và millennials. Họ đang ngày càng khao khát tìm đến các nhãn hiệu thời trang bền vững và kỳ vọng lớn vào kinh doanh đạo đức và có trách nhiệm.

Christina Dean in TAL Apparel

Khi kinh doanh được dẫn dắt bởi sứ mệnh bảo vệ môi trường, điều đó có nghĩa R Collective buộc phải sáng tạo ra nhiều kiểu thiết kế khác nhau nhằm giải quyết vấn đề. Nó cũng đồng nghĩa với việc hợp tác với các nhà mốt hay nhà thiết kế khác để nhân rộng phạm vi ảnh hưởng.

R Collective không mua hàng dệt may, họ chỉ dùng các loại vải dư thừa và không cạnh tranh trong thị trường có sẵn này. Đó là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, vì vải dư thừa ở bãi rác thường là loại vải khó “giải cứu” nhất. Công ty cũng dùng các vật liệu được quyên góp, vì thế chi phí hàng hóa của họ thấp hơn so với hầu hết các đối thủ cạnh tranh.

Công ty cũng dùng các vật liệu được quyên góp, vì thế chi phí hàng hóa của họ thấp hơn so với hầu hết các đối thủ cạnh tranh.

Hiện tại, R Collective đang đầu tư nhiều tiền vào công việc “giải cứu” chất thải vải. Họ cũng hợp tác với tổ chức từ thiện Redress và một tổ chức dệt may khác ở Hồng Kông cho phép họ nghiên cứu và trải nghiệm các vật liệu thải độc đáo. Đến nay, thương hiệu đã ổn định tốt chuỗi cung ứng, dựa trên chiến lược truy tìm nguồn cung ứng độc đáo và đầy thử thách. Một trong những đối tác của họ là TAL Group.

Đến thời điểm hôm nay, R Collective bán 70% sản phẩm cho nhà buôn và 30% cho người tiêu dùng trực tiếp. Trong tương lai, Dean hi vọng R Collective sẽ sở hữu 0,1% thị trường thời trang bền vững vào năm 2023, cũng như tạo ra một chuỗi gây quỹ lành mạnh cho tổ chức từ thiện Redress. R Collective cũng sẽ quyên góp 15% lợi nhuận cho tổ chức từ thiện này.

Thông qua cách làm này, Dean muốn chứng minh rằng một doanh nghiệp thời trang đạo đức và bền vững vẫn có thể tạo ra lợi nhuận cho nhà đầu tư.

(Theo Forbes)

Tại Việt Nam, bạn đọc có thể theo dõi về dự án Ecoxury – một chương trình được khởi xướng của LUXUO.VN và nhiều thương hiệu xa xỉ, nhằm thực hiện hành trình xê dịch và lan toả tinh thần sống xanh thông qua các không gian điểm đến. Dự án sẽ được khởi động vào tháng 8.2019


 
Back to top