Đọc vị Gen Alpha – khách hàng tương lai của ngành xa xỉ phẩm: Không phải đứa trẻ nào cũng ăn tôm hùm hay trứng cá tầm caviar mỗi ngày, nhưng chúng sẽ mua đồ hiệu là chắc chắn
Không phải đứa trẻ nào cũng ăn tôm hùm hay trứng cá tầm caviar mỗi ngày, nhưng chúng sẽ mua đồ hiệu là chắc chắn. Gen Alpha – tệp khách hàng tiềm năng của ngành công nghiệp xa xỉ. Nhưng định nghĩa của họ về thị trường này có gì khác với những khách hàng thông thường?
Thế nào là xa xỉ trong mắt Gen Alpha?
Không phải đứa trẻ nào cũng có điều kiện ăn tôm hùm hay trứng cá tầm caviar mỗi ngày, hay có thể mua những item có giá vài nghìn đô như một thói quen mua sắm thường thức, đó là hiện thực.
Tuỳ theo mức thu nhập hay phụ cấp từ bậc phụ huynh, các đối tượng khác nhau sẽ có những định nghĩa khác nhau về mức giá, thế nào được coi là “xa xỉ”.
Theo kết quả khảo sát từ Jam, trên 550,000 thanh niên độ tưởi 15-25, đối với Gen Alpha trong độ tuổi 15-25 tuổi, một chiếc áo phông 100$ hay một đôi sneakers có giá 300$ trở lên, đối với họ, được định nghĩa là “một món hàng hiệu”.
Tuy nhiên trên thực tế, có một bộ phận nhỏ thuộc giới trẻ siêu giàu có thể chi trả lên tới hàng nghìn, hàng chục nghìn cho một bộ trang phục hay phụ kiện nào đó và tổng giao dịch một năm có thể ở mức hàng trăm nghìn đô la mỗi năm. Theo số liệu từ Statista, doanh thu năm vừa qua của ngành công nghiệp tỷ đô này có tới 19% đến từ các khách hàng ở độ tuổi 13-20.
Và câu hỏi tiếp theo được đặt ra là, nếu được chọn lựa thì Gen Alpha sẽ ưu tiên cho các mặt hàng xa xỉ nào? Kết quả thu được, thứ tự ưu tiên sẽ lần lượt là: Quần áo (Vêtement – 30%), trang sức (Bijoux -22%) và đồ da thuộc (Maroquinerie – 20%)
Tiếp đó chính là những sản phẩm công nghệ. Những chiếc điện thoại, máy tính bảng cao cấp dường như là vật bất ly thân của thế hệ trẻ hiện nay. Đó là đặc trưng của thế hệ từ gen Z cho đến gen Alpha, khi mà họ lớn lên ở thời đại bùng nổ công nghệ thông tin cùng với sự xuất hiện dày đặc của các nền tảng mạng xã hội.
Vai trò của “hàng hiệu” với Gen Alpha?
Không quá khó để có câu trả lời, đó là cách đơn giản nhất để họ quảng bá “thương hiệu cá nhân”. Việc sở hữu những món đồ xa xỉ như một tuyên ngôn về đẳng cấp của bản thân người chủ sở hữu.
Iphone không khác gì những chiếc điện thoại Android khác, thậm chí trong những năm gần đây, có những công nghệ mới đã được áp dụng trên các điện thoại dòng Android nhưng bạn lại không thể tìm thấy nó trên các sản phẩm của Apple. Thế nhưng doanh số của Apple vẫn luôn dẫn đầu trên thị trường, vì sao?
Đó là vì Apple mang lại “Giá trị” cho người dùng, khi bạn cầm trên tay sản phẩm của Apple, bạn có cảm giác, mình thật sự “đẳng cấp và sang trọng”. Đó mới là giá trị người dùng trẻ tuổi quan tâm.
Apple không bao giờ hạ giá sản phẩm của mình, họ “ăn cắp” những tinh hoa của những sản phẩm “Haute Couture”: tính nghệ thuật và sự sang trọng, từ đó thổi hồn vào các sản phẩm của mình. Điều đó tạo dựng cho họ một cộng đồng, chỉ trung thành với những sản phẩm riêng của Apple, bất chấp mọi ý kiến trái chiều về chất lượng của sản phẩm cũng như giá thành không ngừng tăng cao của tập đoàn công nghệ này.
Đó chính là thứ hấp dẫn gen Alpha, thế hệ sống bằng “dinh dưỡng” từ những like share trên các nền tảng mạng xã hội.
Tiêu chí để gen Alpha quyết định “xuống tiền” cho một món đồ hiệu?
Một câu hỏi khác, được đặt ra trong cuộc khảo sát này về cách thức định nghĩa “đồ hiệu” của các Gen Alpha. Những tiêu chí nào được các bạn trẻ xem xét theo thứ tự ưu tiên khi đứng trước một quyết định mua hàng?
Đầu tiên, chính là giá cả của những món đồ hiệu: việc sở hữu một chiếc áo phông giá 200$, đương nhiên, điều này mang ý nghĩa hoàn toàn khác với mua một chiếc áo 9,99$ của H&M hay 19,99$ của Zara.
Hoặc đơn cử như sự khác nhau của việc sở hữu một chiếc xe 10.000$ so với một chiếc xe điện của Tesla có giá trị 110.000$, hay một đêm nghỉ dưỡng tại Airbnb 70$ so với một đêm trong khách sạn hạng sang có giá từ 1500$/đêm, đó là những phép so sánh hiển nhiên, bạn không cần hỏi cũng có thể dự đoán được kết quả.
Giá cả chính là thước đo!
Sau giá cả, thì tên tuổi của thương hiệu là nhân tốt góp phần ảnh hưởng đến quyết định của gen Alpha. Đối với họ, mỗi thương hiệu xa xỉ đều có ADN riêng, điều này giúp cho họ thể hiện phần nào cá tính của mình qua việc lựa chọn những tên tuổi phù hợp với phong cách của bản thân.
Và đôi khi các bạn trẻ hiện nay luôn sẵn sàng chi trả thêm nhiều hơn nữa cho các phiên bản giới hạn. Điều này có thể giải thích phần nào bởi sự ham thích sở hữu những món đồ độc và lạ cùng xu hướng muốn chứng minh rằng bản thân mình là hoàn toàn khác biệt với số đông.
Gen Alpha châu Á – đối tượng tiềm năng của ngành xa xỉ
Các con số về doanh thu của các ngành hàng xa xỉ tăng lên chóng mặt trong những năm gần đây ở châu Á. Đặc biệt là ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc, nhiều khảo sát chỉ ra rằng, sự “chịu chi” của giới trẻ hiện nay, hơn hẳn các tầng lớp đang đi làm và có thu nhập.
Ở hàn quốc, giới trẻ 13-20 tuổi được cho là có sức mua các sản phẩm đồ hiệu cực kì cao so với nhóm ngoài 20 tuổi. Hay đặc biệt là tại Trung Quốc, đất nước tỷ dân vốn có rất nhiều Phú nhị đại hiện nay. Theo Bloomberg, thì những đứa trẻ từ khoảng 1997 đến 2012 có thể bỏ ra trung bình lên tới hàng chục nghìn đô la cho các sản phẩm xa xỉ và hầu như số tiền này đến từ sự chu cấp của các bậc cha mẹ.
Những xu hướng mua sắm này, sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của ngành hàng xa xỉ, khi mà nó sẽ tái định hướng và phân chia lại phân khúc khách hàng của ngành công nghiệp này.
Đặc biệt là trong năm 2021, khi mà dịch bệnh vẫn đang còn tiếp diễn, các ông lớn sẽ dần tiến tới việc thực hiện chuyển đổi các hoạt động mua hàng truyền thống sang các nền tảng số để vực lại ngành công nghiệp này. Và không thể phủ nhận rằng, các khách hàng trẻ thì lại đối tượng tiềm năng của những nền tảng số này.
Ảnh: Internet