Các kế hoạch tăng trưởng của Prada
Doanh số bán hàng của Prada tăng trưởng vượt mức năm 2019. Với triển vọng tích cực, liệu công ty có đạt được kế hoạch doanh thu 5 tỷ USD trong giữa kỳ?
Theo báo cáo doanh thu quý 3 của Prada năm 2021, nhiều chỉ số ghi nhận cao hơn năm 2019. Trong đó, doanh số bán lẻ tăng 18%, tỷ suất lợi nhuận EBIT (lợi nhuận trước lãi vay và thuế) cũng tăng đáng kể.
Patrizio Bertelli, giám đốc điều hành Prada lạc quan dự đoán công ty sẽ đạt 5 tỷ USD trong trung hạn, với EBIT tăng lên 20%. Đồng thời, Patrizio Bertelli cũng đặt mục tiêu tăng gấp đôi tỷ lệ thâm nhập trực tuyến hiện tại lên 15% doanh thu bán lẻ.
Tên tuổi phủ sóng với các thương hiệu xa xỉ Gucci, Chanel
So với các thương hiệu đối thủ như Gucci, Louis Vuitton hay Chanel, quy mô kinh doanh của Prada tương đối nhỏ. Tuy vậy, mức độ nhận diện thương hiệu lại không hề kém cạnh so với những tên tuổi trên.
Theo bảng xếp hạng thời trang Lyst’s Q3 Index, Prada đứng ở vị trí thứ 4 trong số các thương hiệu phổ biến nhất với chiếc túi tote Raffie – đứng đầu trong những sản phẩm bán chạy dành cho phụ nữ.
Một số ý kiến cho rằng, Prada đã rất chú trọng trong việc xây dựng bản sắc độc đáo. Paolo Zannoni, chủ tịch tập đoàn Prada nói: “Ngày nay, Prada với tư cách là một thương hiệu lớn hơn, một doanh nghiệp sẽ thúc đẩy những tiềm năng mạnh mẽ”.
Tháng 11.2021, Prada đã giới thiệu cửa hàng pop-up trang sức cao cấp và mời diễn viên Lý Dịch Phong làm đại sứ thương hiệu. Trang sức vàng lấy cảm hứng từ biểu tượng đích thực của Prada với hình tam giác.
Cùng với đó, thương hiệu chị em của Prada, Miu Miu (được đặt theo nickname của giám đốc sáng tạo Prada – Miuccia Prada) đầu tư 170 triệu USD vào truyền thông và quảng cáo để thúc đẩy doanh số bán hàng. Thương hiệu chú trọng phát triển bản sắc riêng, tương phản với hình ảnh sành điệu của Prada. Miu Miu hướng tới những phụ nữ quyền lực và nổi loạn.
Hướng phát triển khác nhau nhằm hạn chế tối đa cạnh tranh trong phân khúc khách hàng, xu hướng.
Đầu tư vào tích hợp chuỗi cung ứng dọc để bảo vệ sản phẩm “Made in Italy”
Các kỹ năng thủ công của người Ý được đánh giá cao, tuy nhiên các nhà máy tại Ý đa số ở quy mô vừa và nhỏ. Điều này dẫn tới thiếu không gian chế tác cho thợ lành nghề.
Kỹ năng không được lưu truyền là vấn đề nan giải, buộc Prada phải đầu tư mạnh mẽ vào việc tích hợp theo chiều dọc chuỗi cung ứng của mình để giải cứu sản phẩm “Made in Italy”.
Công ty đã mua lại nhà sản xuất hàng dệt kim cao cấp Filati Biagioli và đầu tư vào một số nhà máy chủ chốt khác. Tổng số vốn cho lĩnh vực sản xuất là 90 triệu USD, công ty cũng có kế hoạch đầu tư thêm 78 triệu USD vào lĩnh vực này trong năm 2022.
Nỗ lực trong việc nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng đã có kết quả lạc quan khi 40% sản phẩm của Prada được sản xuất từ 23 nhà máy thuộc sở hữu trực tiếp của tập đoàn.
Mở rộng các giá trị như một cách tiếp cận mới với thế hệ Z
Trong 2 năm ảnh hưởng của đại dịch, Prada đã lựa chọn số hoá các kênh bán hàng và truyền thông của mình. Điều này đi kém với việc trẻ hoá hình ảnh thương hiệu nhằm đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người tiêu dùng trẻ mới. Lực lượng sẽ chiếm 70% phân khúc khách hàng vào năm 2025 của thương hiệu.
Trong những năm gần đây, Prada cũng thúc đẩy đổi mới chất liệu, chuyển đổi hoàn toàn sang vải tái tạo nylon. Thương hiệu hỗ trợ chương trình giáo dục dành riêng cho việc bảo tồn đại dương, “Sea Beyond” – hợp tác với UNESCO.
Prada cũng chú ý tới thử nghiệm đồ xa xỉ đã qua sử dụng như Gucci Vault, dịch vụ cho thuê như The Lauren Look của Ralph Lauren. Thời đại ngày nay, khái niệm xa xỉ dần rời bỏ quyền sở hữu đối với một số người. Tại Trung Quốc, người trẻ đang bắt kịp nhanh chóng xu hướng “bán lại”. Tháng 8.2021, đã có 9.758 hoạt động kinh doanh đã đăng ký liên quan đến bán lại đồ xa xỉ đã qua sử dụng.
Từ việc duy trì ảnh hưởng của thương hiệu đến tích hợp chuỗi cung ứng dọc và vạch ra các sáng kiến bền vững, Prada đã và đang xây dựng lộ trình để đạt mục tiêu doanh thu 5 tỷ USD và 20% EBIT vào giữa kỳ.