BUSINESS OF LUXURY

Các thương hiệu cao cấp đầu tư vào Ấn Độ sau sự suy giảm của thị trường Trung Quốc

Oct 27, 2024 | By Nguyen Huu Hon

Bloomberg lo ngại về sự sụt giảm của thị trường kinh doanh xa xỉ Trung Quốc và nhìn ra sự dịch chuyển đầu tư của các thương hiệu cao cấp sang thị trường Ấn Độ.  

Ảnh: Dior

Báo cáo doanh số vào quý 3 tệ hơn dự kiến của LVMH (giảm 5% bộ phận thời trang và đồ da), hay Kering ( giảm 16% so với cùng kì), hoặc Gucci (giảm 25% doanh số tại thị trường châu Á, trong đó suy giảm đáng lo ngại tại Trung Quốc).

Sự thay đổi trong thói quen của khách hàng Trung Quốc, đặc biệt là khách hàng trẻ, khi lựa chọn thị trường xám hoặc du lịch mua sắm, đặt ra thách thức cho các thương hiệu đã đầu tư mạnh vào đất nước tỷ dân.

Và họ tìm ra Ấn Độ

Trong khi mức tăng trưởng bán lẻ tại Trung Quốc chỉ còn 4% vào năm 2025, thấp nhất từ năm 2022, lĩnh vực bán lẻ Ấn Độ lại tăng trưởng trung bình 5% mỗi năm.

Theo Bloomberg, số tuổi trung bình ở quốc gia này là 28,2, thấp hơn nhiều so với độ tuổi trung bình 39 ở Trung Quốc, hơn nữa, tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh chóng.

Theo báo cáo được công ty tư vấn đầu tư BDA Partners công bố vào tháng 6, ngành hàng xa xỉ tại Ấn Độ dự kiến tăng trưởng gấp 3 lần vào năm 2030.

Con số này đạt được nhờ số lượng cá nhân sở hữu giá trị tài sản ròng cao ngày càng gia tăng. Ngoài ra, thói quen chi tiêu thoải mái, tuỳ ý cũng góp phần tạo ra dự báo trên.

Theo Znews, với Trung Quốc, lực lượng khách hàng mới quyết định khả năng hồi phục của thị trường xa xỉ. Chỉ khi tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ở quốc gia này giảm thiểu, cùng với sự hỗ trợ của các biện pháp kích cầu, nhiệt lượng của ngành hàng cao cấp mới có thể tăng trở lại. Ngược lại, nếu sự thay đổi không diễn ra, thị trường này sẽ rơi vào tình trạng trì trệ đáng lo ngại.


 
Back to top