BUSINESS OF LUXURY

Đầu tư vàng (Kỳ 1): Chuyên gia IPM Group và Phó Tổng Giám Đốc Prima Gold chia sẻ độc quyền cùng LUXUO

Aug 16, 2020 | By Nguyen Huu Hon

Hai cuộc trò chuyện, một được thực hiện vào thời điểm giá vàng vượt ngưỡng kỷ lục, cùng David Mitchell từ IPM Group (Indigo Precious Metals Group), và một được thực hiện vào thời kỳ giá vàng bình ổn cùng bà Tuyết Nguyễn (Phó TGD Pranda Vietnam Retails), chúng tôi sẽ mang đến cái nhìn kỹ hơn cho độc giả cho một câu hỏi muôn thuở: Đầu tư vàng thế nào là đủ? 

Khi bước vào thị trường tài chính và đầu tư hiện đại, vàng có thể là loại mặt hàng ít được sử dụng, nhưng lại là tài sản trả vô cùng trung thành với nhà đầu tư. Vàng tạo ra lợi nhuận dài hạn, vượt khỏi rào cản tiền tệ của các quốc gia, giảm thiểu tổn thất trong lúc thị trường căng thẳng, có khả năng thanh khoản mà không gây rủi ro tín dụng. Và cuối cùng, vàng giúp cải thiện hiệu suất danh mục đầu tư tổng thể. Với hơn 20 năm kinh nghiệm từng làm việc tại các ngân hàng lớn như Swiss Bank, HSBC, NationsBank hay Bank of America, chuyên gia David Mitchell chia sẻ:

Chuyên gia David Mitchell từ IPM Group (Indigo Precious Metals Group)

Theo ông, đâu là thời điểm tốt nhất để mua vàng?

Đối với các nhà đầu tư kim loại quý, câu thần chú “mua khi thị trường chứng khoán ở mức cao nhất” chính là quy tắc hàng đầu. Tuy nhiên, cần lưu ý, lịch sử thị trường đã cho thấy nhiều trường hợp ngoại lệ, thậm chí trong 20 năm qua. Ví dụ, lý thuyết đó không đúng khi vàng tăng giá cùng với thị trường chứng khoán kể từ cuối năm 2015. Vào thời điểm ấy, mức thấp được giao dịch bằng vàng là khoảng 1.045 USD và tính đến ngày nay, vàng tăng + 65% tính theo đô la Mỹ, + 87% bằng đô la Úc và + 66% bằng đô la Singapore.

Trong cùng thời gian này, S&P 500 đã tăng lên mức cao + 65% vào đầu tháng 2 năm 2020, và hiện chỉ tăng + 37% so với mức tháng 12 năm 2015 sau lần khủng hoảng gần đây.

Kim loại quý phải luôn là một phần trong danh mục đầu tư tổng thể của một người và trong nghiên cứu tôi (theo mọi giai đoạn trong chu kỳ kinh tế kể từ năm 1970) thì một khoản đầu tư dù ít ỏi vài phần trăm vào kim loại quý trong tổng tài sản rõ ràng vẫn sẽ tốt hơn là không làm gì. Kim loại quý là một tài sản không tương quan (không có quan hệ hoặc liên kết) khi so sánh với các loại tài sản như cổ phiếu, thu nhập cố định, nợ và bất động sản.

David Mitchell, đối tác sáng lập của Auctus Metal Portheadsios và IPM Group

Nghệ thuật là quyết định sẽ đầu tư bao nhiêu phần trăm cho kim loại quý trong danh mục đầu tư tổng thể. Hầu hết các nhà phân tích sẽ đề xuất mức 5% đến 10%, trong môi trường vĩ mô cân bằng bình thường. Nhưng trong những thời điểm chưa từng có như cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu đang gia tăng và thiếu bền vững, từng được dự báo từ hơn 5 năm trước, nắm giữ kim loại quý phải chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với tất cả các danh mục đầu tư của khách hàng. Đây chính xác là lý do môi trường kinh tế vĩ mô là rất quan trọng.

Với ông, mua vàng bao nhiêu là đủ? 

Không gian bên trong Le Freeport Singapore, nơi Tập đoàn IPM lưu trữ vàng và các loại kim loại quý giá khác.

Việc phân bổ các kim loại quý (không chỉ vàng) vào danh mục đầu tư tổng thể của bạn cần được cân nhắc với kinh tế vĩ mô theo lý thuyết “rủi ro đuôi” hay “thiên nga đen”. Biết cách đa dạng hóa là khía cạnh quan trọng nhất của giao dịch đầu tư để một nhà đầu tư thành công trong quản lý tài sản và đạt được sự tăng trưởng bền vững. Mọi người nên có mục tiêu cá nhân và khoảng hợp lý của riêng mình (đặc biệt là rủi ro), nhưng việc nắm giữ 5% đến 10% kim loại quý trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế này là không đủ.

Auctus Metal Portheadsios sử dụng các thuật toán độc quyền để cân bằng lại chính xác danh mục đầu tư kim loại quý của khách hàng với chiến lược đầu tư đa dạng và tăng trưởng cao.

Sử dụng hơn 55 biến số với nguồn cấp dữ liệu trực tiếp xác định cơ hội gia tăng của việc nắm giữ kim loại vật lý của khách hàng, các tài khoản quản lý danh mục đầu tư được cung cấp bởi Auctus trong lịch sử đã đảm bảo “lợi nhuận alpha” vượt xa so với mức chuẩn của vàng. Kết quả này có được dựa trên việc đánh giá mà không có tài sản thế chấp, giao dịch giấy hoặc bất kỳ đòn bẩy nào, nếu các nhà đầu tư giữ kim loại trong các kho riêng biệt và miễn thuế.

Bên cạnh khả năng “phòng ngừa khủng hoảng”, các nhà đầu tư cũng cần cân nhắc và theo dõi các đường cung-cầu, tỷ lệ giá, độ phát triển ngành công nghiệp, chi phí sản xuất, suy thoái nguồn cung cấp quặng, cơ sở hạ tầng khai thác, giá cổ phiếu, phân tích chu kỳ, cơ bản kinh tế vĩ mô và nhiều thứ khác. Theo số liệu, các khách hàng đầu tiên của IPM đã đạt được lợi nhuận 1.200% bằng rhodium, hơn 700% trong paladi và nhiều mức lợi nhuận cao trên danh mục đầu tư kim loại, kể cả các loại đất hiếm.

“Mục tiêu của chúng tôi là nhận ra và tư vấn cho khách hàng của chúng tôi về thời điểm tham gia và khi nào nên cân bằng lại bất kỳ kim loại cụ thể nào trong giao dịch lớn tiếp theo – trên cơ sở cập nhật liên tục. Platinum đặc biệt là một lựa chọn đầu tư thực sự tuyệt vời, bên cạnh bạc và một số kim loại đất hiếm. Chúng tôi tin rằng bạch kim và bạc sẽ vượt trội hơn vàng kể từ thời điểm này trở đi về mặt hiệu suất phần trăm trong chu kỳ tiếp theo vào năm 2024,” ông David Mitchell khẳng định.

Những rủi ro tiềm ẩn trong việc đầu tư vàng là gì, thưa ông? 

Tuy nhiên, như thế không có nghĩa vàng không có khả năng thất bại trong hiệu suất. Khi cơn khủng hoảng tài chính năm 2008 diễn ra, vàng đã trải qua những đợt giảm giá từ 15 đến 25% tính theo đồng USD. Tuy nhiên, đến cuối năm, vàng vẫn là một trong số ít tài sản đạt được lợi nhuận dương.

Các nhà đầu tư đang phải đối diện với một danh sách mở rộng các thách thức xung quanh việc quản lý tài sản và xây dựng danh mục đầu tư. Trong đó, lãi suất thấp có thể thúc đẩy các nhà đầu tư tìm kiếm tài sản rủi ro ở định giá cao hơn, làm tăng giá trị nợ và có thể làm giảm tỷ lệ tài trợ của họ. Ngoài ra, sự không chắc chắn của thị trường tài chính, các căng thẳng địa chính trị, kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế toàn cầu, sự biến động tài sản tiếp tục là những mối quan tâm lớn của nhà đầu tư.

Trước thực tại đó, vàng không những giữ vị thế là thành phần đầu tư hữu ích cho danh mục đầu tư về lâu về dài, mà còn ngày càng chứng tỏ khả năng phù hợp trong bối cảnh hiện tại.

 “Thị trường bán lẻ vàng đang hoạt động rất mạnh và vàng đang được xem là lựa chọn chủ đạo trong danh mục của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, điều khiến tôi thực sự phấn khích chính là những ẩn số chưa được khai thác trong thị trường này – những người trước giờ chưa từng đầu tư vào vàng và đang có ý định trong tương lai. 

Có hai vấn đề cần được giải quyết để giúp họ tham gia thị trường – niềm tin và nhận thức. Thị trường vàng có thể phát triển mạnh mẽ nếu chúng ta tạo dựng được niềm tin trên toàn bộ sản phẩm vàng được bán, bên cạnh việc nâng cao nhận thức về vai trò tích cực mà vàng có thể đóng góp trong việc bảo vệ sự giàu có của nhà đầu tư.”

Bà Tuyết Nguyễn, Phó Tổng Giám Đốc Pranda Vietnam Retail 

Cuộc trò chuyện với bà Tuyết Nguyễn – Phó Tổng Giám Đốc Pranda Vietnam Retail (Bao gồm 02 gồm hai nhãn hàng: Prima Gold – nữ trang vàng cao cấp và Prima Art – tranh nghệ thuật từ vàng 24k) – diễn ra vào thời kỳ giá vàng bình ổn. Tuy nhiên, những quan điểm của bà về thói quen tiêu dùng vàng của người Việt Nam, tiềm năng của thị trường là đáng học hỏi.

Bà Tuyết Nguyễn – Phó Tổng Giám Đốc Prima Gold

Là loại tiền tệ lâu đời nhất, đồng thời cũng là nữ trang từ nguyên thuỷ của phái đẹp. Với bà, vàng có ý nghĩa gì và bà tìm thấy niềm đam mê trong công việc này tại Prima Gold như thế nào?

Tôi đến với công việc này cũng chỉ là tình cờ, khi nhãn hàng muốn xây dựng lại thương hiệu tại thị trường Việt Nam. Trước khi bước vào Prima Gold, tôi chỉ có kinh nghiệm hơn chục năm về ngành hàng FMCG với việc xây dựng hện thống bán lẻ và kênh phân phối. Khi đến với Prima Gold, tuy cũng là phân khúc bán lẻ nhưng kiến thức ngành của tôi ở thời điểm đó hoàn toàn bằng con số không. Giá cả nguyên vật liệu giao động từng giờ, từng ngày nên các quyết định kinh doanh phải luôn bám sát thị trường.

Bên cạnh đó, Prima Gold là ngành hàng trang sức nên cần đảm bảo rằng các thiết kế phải theo kịp xu hướng thế giới nhưng cũng  phải phù hợp với gu thời trang của khách hàng nội địa. Đây là thử thách cực kỳ lớn với tôi. Tuy nhiên, càng thử thách, càng khó khăn, tôi lại càng nhận thấy đây là công việc cực kỳ thú vị! Nó cho tôi được làm mới mình hàng ngày với các quyết định rất khó, mà sau gần 10 năm tham gia vào xây dựng Prima Gold, tôi vẫn còn nguyên những đam mê như ban đầu. Tuy nhiên giờ đây, mọi chuyện trở nên thoải mái hơn vì tôi không ngừng học hỏi từ đồng nghiệp để hiểu về sản phẩm, khách hàng, thị trường và nắm bắt xu hướng.

Vàng trang sức chia theo hai trường phái: hoặc là rất thích (mình gọi là nghiện) hoặc rất ghét. Trước khi bước chân vào ngành vàng trang sức, tôi chưa bao giờ có ý nghĩ là sẽ mua vàng hay trang sức vàng để đeo nhưng chỉ sau một thời gian tìm hiểu, làm việc và bổ sung thêm kiến thức, quan niệm của tôi đã hoàn toàn thay đổi. Với tôi ở hiện tại, trang sức vàng 24k của Prima Gold là loại trang sức mà tôi thích nhất về khía cạnh thời trang. Bên cạnh đó, nó còn là loại nguyên vật liệu quý, có giá trị thật và trường tồn với thời gian.

Vàng trang sức chia theo hai trường phái: hoặc là rất thích (mình gọi là nghiện) hoặc rất ghét.

Ngày nay, đầu tư vàng đã trở thành một trong những thói quen và văn hoá của người Việt. Bà và Prima Gold nhìn nhận thị trường này thế nào? 

Đầu tư vào vàng không hẳn chỉ là thói quen của người Việt mà nó là kênh đầu tư chắc chắn nhất cho ngân khố của bất kỳ quốc gia nào! Bạn sẽ thấy mỗi quốc gia đều có kho dự trữ vàng dành cho những trường hợp khẩn cấp, do đó ở cấp độ nhỏ hơn, mỗi gia đình cũng nên có một quỹ nhỏ cho gia đình mình. Vàng không bao giờ mất đi giá trị và cũng không sinh sôi thêm mà chỉ cạn kiệt dần do khai thác, nên trang sức vàng lại càng có giá trị hơn.

Người Việt vốn có thói quen tiết kiệm để phòng ngừa rủi ro nên thị trường vàng miếng hay vàng trang sức tại đây đều cực kỳ tiềm năng. Suốt hơn 8 năm trong nghề, tôi thấy rõ sự thay đổi của người tiêu dùng Việt Nam. Ở thời điểm hiện tại, người tiêu dùng Việt không mua vàng miếng cất đi nữa mà là nhu cầu làm đẹp từ trang sức vàng 24k, với các thiết kế tinh tế  vừa thể hiện đẳng cấp lại vừa có giá trị tích lũy.

Lời khuyên của bà về việc đầu tư vàng trong thời kì này là gì?

Nếu có tiền, bạn hãy nên nghĩ đến việc mua vàng miếng hoặc trang sức vàng 99.9% để tích lũy về lâu dài. Nếu bạn muốn đầu tư vàng trong thời kỳ này, bạn cần phải là người am hiểu tình hình kinh tế chính trị thế giới để có quyết định đầu tư đúng đắn.

Người tiêu dùng thường gặp phải những vấn đề gì khi chọn đầu tư vàng, thưa bà?

Người Việt thường có thói quen mua bán vàng theo xu thế đám đông mà không theo bất cứ quy luật nào của thị trường. Điều này là cực kỳ nguy hiểm, nó làm cho người đầu tư nhỏ lẻ mất tiền như chơi! Do đó, nếu muốn đầu tư vàng, điều đơn giản là mua vào trong lúc thị trường xuống và bán ra lúc thị trường lên. Nói thì dễ nhưng chúng ta toàn làm điều ngược lại: đổ xô đi mua vào lúc giá thị trường tăng và lại đổ xô bán ra cắt lỗ khi giá thị trường đi xuống!

Người Việt thường có thói quen mua bán vàng theo xu thế đám đông mà không theo bất cứ quy luật nào của thị trường.

E-commerce, Digital và Social – thời đại số có ảnh hưởng gì đến việc kinh doanh của thương hiệu không, thưa bà?

Thời đại kỹ thuật số bùng nổ mở ra cho Prima Gold những cơ hội mới. Nếu như trước đây, sản phẩm của chúng tôi hướng đến nhóm khách hàng từ 40-65 tuổi – những người có thu nhập, có sự ổn định về tài chính – thì hiện nay, nhờ có e-commerce, social media và digital mà nhãn hàng chúng tôi có điều kiện mở rộng tệp khách hàng tới giới trẻ năng động. Chúng tôi tiếp cận họ bằng các thiết kế mới, trẻ, hiện đại và luôn luôn đưa các ý tưởng sáng tạo vào sản phẩm.

Internet giúp người tiêu dùng tìm hiểu rõ đặc tính sản phẩm, hoặc thậm chí là giao tiếp với người bán một cách dễ dàng hơn chỉ sau một vài cú click chuột.

Sau gần 2 thập kỷ, thói quen người tiêu dùng có thay đổi không? Bà nhìn thấy sự thay đổi đang theo hướng tích cực?

Như tôi đã đề cập ở trên, thói quen của người tiêu dùng luôn luôn thay đổi theo thời gian, đặc biệt là ở thời kỳ kỹ thuật số như thế này. Sự thay đổi này, theo tôi là tích cực! Nó chứng tỏ người tiêu dùng ngày càng hiểu biết hơn về sản phẩm dịch vụ mà họ sẽ mua hoặc sẽ sử dụng. Internet giúp người tiêu dùng tìm hiểu rõ đặc tính sản phẩm, hoặc thậm chí là giao tiếp với người bán một cách dễ dàng hơn chỉ sau một vài cú click chuột.

Kỳ 2: Nên đầu tư vàng vào đâu?


 
Back to top