BUSINESS OF LUXURY

Farfetch và Richemont phủ định không có bất kỳ tổn thương nào cho ngành thương mại điện tử

Jun 03, 2019 | By Trang Ps

Kết quả kinh doanh quý đầu năm 2019 của Farfetch và Richemont Group cho thấy với những khoản đầu tư mạnh bạo đang đổ dồn vào lĩnh vực thương mại điện tử, sẽ không có “viên đạn thần kỳ” nào gây nên những tổn thương nhất định cho ngành bán lẻ, ít nhất là trong thời gian ngắn hạn.

Kết quả kinh doanh quý đầu năm 2019 cho thấy cổ phiếu của nhà bán lẻ thời trang cao cấp trực tuyến Farfetch đã giảm 16,8% vào thứ 5 ngày 16 tháng 05, kết thúc giao dịch giảm khoảng 11% trong ngày. Thiệt hại thị trường chứng khoán của gã khổng lồ thương mại điện tử này vẫn xảy ra bất chấp thực tế, doanh thu hàng quý của Farfetch đã đánh bại nhiều ước tính của các nhà phân tích kinh tế, tăng 38,6% lên 174,1 triệu USD.

Nhà sáng lập, đồng chủ tịch và CEO Jose Neves của doanh nghiệp lên tiếng: “Nhìn chung, chúng tôi đã chiếm lĩnh vị trí rất tốt để tiếp tục sở hữu thị phần áp đảo trong thị trường kinh doanh hàng xa xỉ trực tuyến”.

Người sáng lập Farfetch, đồng chủ tịch và CEO Jose Neves.

Thật vậy, CEO Jose Neves đã định vị thời trang cao cấp thương mại điện tử kiên định trên con đường tăng trưởng chiếm lĩnh thị phần, tập trung nguồn lực tài chính đáng kể vào công nghệ và chiến dịch thu hút khách hàng.

Farfetch và Richemont phủ định không có bất kỳ tổn thương nào cho ngành thương mại điện tử

Với hơn 400 thương hiệu được cung cấp trên toàn thế giới, Farfetch ngẫu nhiên trở thành nền tảng bán hàng thương mại điện tử có nhiều lựa chọn nhất. Đây cũng là yếu tố hấp dẫn khách hàng. Theo Business of Fashion, Farfetch đã chi 31,4 triệu USD trong quý đầu tiên của năm 2019 cho hoạt động thu hút khách hàng mua sắm online, bao gồm chi phí quảng cáo, PR,… Được biết, vào năm 2018, đơn vị này chỉ chi khoảng 19,3 triệu USD cho hoạt động chiến lược này.

Với mục đích theo đuổi tăng trưởng hàng đầu và bỏ qua lợi nhuận cuối cùng, Fafetch chứng tỏ mình đang là “chúa tể rừng xanh”. Đơn vị nhanh chóng giành được thị phần, trong khi đó, tập đoàn Richemont dù đã có những đóng góp to lớn vào lĩnh vực thương mại điện tử, tuy nhiên, các khoản đầu tư mạnh tay vào bán lẻ xa xỉ trực tuyến vẫn chưa trả cổ tức, báo cáo tỷ suất lợi nhuận yếu nhất trong hơn 10 năm qua. Biên lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống còn 13,9%, chưa kể, hoạt động mua lại các nhà bán lẻ trực tuyến xa xỉ khác như YNAP và Watchfinder gây tốn kém đến 3,4 tỷ USD cũng làm xói mòn lợi nhuận của Richemont.

Watchfinder là một trang web bán hàng uy tín 17 năm tuổi đã xuất hiện tại Anh, Mỹ, Hồng Kông, Ireland và Úc. Với nỗ lực của Richemont, Watchfinder tiếp tục mở rộng sang Pháp với những cải tiến mới từ nền tảng Outnet. Điều đó có nghĩa rằng, các nhà đầu tư đang đợi chờ màn bắt tay giữa Richemont và gã thương mại điện tử khổng lồ Alibaba.

Vào năm 2018, họ đã công bố một loạt ứng dụng di động và cửa hàng trực tuyến trên nền tảng xa xỉ phẩm Tmall của Alibaba dưới cái tên Net-a-Porter và Mr Porter. Hoạt động này cho phép Richemont bán đồng hồ trên khắp Trung Hoa mà không cần chi phí tốn kém để đầu tư vào cửa hàng vật lý.

Giữa những xáo trộn trong thị trường bán lẻ xa xỉ, báo cáo hàng quý 2019 của LVMH vẫn ít nhập nhằng hơn. Thương mại điện tử LVMH 24 Sevres tăng 8% với doanh số bàn hàng trực tuyến được mô tả là leo thang mạnh mẽ.


 
Back to top