BUSINESS OF LUXURY

LVMH và những thương vụ bạc tỷ nhằm thống trị thế giới xa xỉ

Dec 16, 2019 | By Hai Yen

Bernard Arnault – ông trùm kinh doanh, tỷ phú người Pháp, chủ tịch của LVMH – không ngừng mong muốn mở rộng công ty sang các lĩnh vực xa xỉ mới, vì vậy ông đã chi mạnh tay vào việc mua lại các thương hiệu nổi tiếng.

Ảnh: FT montage / Getty

LVMH từ lâu đã khẳng định được vị trí đứng đầu trong lĩnh vực xa xỉ, thống trị nhiều thương hiệu lớn và một lượng khách hàng trung thành. Mới đây, tập đoàn vừa khiến cả thế giới sửng sốt với việc mua lại nhà kim hoàn nổi tiếng Tiffany & Co. với giá 16,2 tỷ USD (tương đương hơn 375 nghìn tỷ VND)!

Mua lại Tiffany, mặc dù “đắt xắc ra miếng”, nhưng sẽ góp phần đáng kể mở rộng quy mô tập đoàn LVMH. Đây là một thương vụ lớn nhất trong lịch sử xa xỉ nhưng đều nằm trong tính toán của Bernard Arnault. Ông cho rằng, một khi đã hoạt động trong một ngành công nghiệp dễ bị dịch chuyển bởi ý thích của người tiêu dùng, chìa khoá của sự sống còn là không chỉ là nghĩ cho tương lai, mà còn phải thiết lập LVMH ở vị trí thành công nhất định. Thành công, đối với Bernard, là việc sở hữu hầu hết các thương hiệu lớn.

Bạn có tin không nếu chúng tôi nói rằng Arnault đã bắt đầu mọi thứ chỉ với một đồng franc? Tờ Thời báo Tài chính đưa tin, năm 1984, Arnault đã tốn chỉ 1 đồng Pháp để “hồi sinh” công ty. Kể từ đó, ông đã biến công ty trở thành tập đoàn xa xỉ lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, và Forbes cũng cho hay, ông trở thành người giàu nhất Châu Âu và là tỷ phú giàu thứ tư trên thế giới với khối tài sản 150 triệu USD. Còn về LVMH, tập đoàn tự hào với doanh thu năm 2018 là 51,5 tỷ USD – gấp gần ba lần so với tập đoàn đối thủ là Kering. Sở hữu không dưới 70 thương hiệu xa xỉ, ngoài Tiffany được xem là thương vụ đắt nhất, LVMH còn có thương vụ khác cũng tầm cỡ không kém.

Tiffany & Co

Giá mua: 16,2 tỷ USD

Với 16,2 tỷ USD, việc mua lại Tiffany & Co là thương vụ lớn nhất từ ​​trước đến nay của LVMH, đẩy thương hiệu này tiến xa hơn vào lĩnh vực xa xỉ, tăng gấp đôi quy mô kinh doanh, thâm nhập vào thị trường đồng hồ và trang sức. Điều này sẽ giúp LVMH có được vị trí tuyệt vời so với đối thủ cạnh tranh, Compagnie Financiere Richemont, chủ sở hữu của Cartier.

Christian Dior

Giá mua: 13,2 tỷ USD

Trước đó, Bernard Arnault đã sở hữu Christian Dior thông qua Groupe Arnault, công ty cổ phần tư nhân của riêng mình. LVMH sau này cũng đã chính thức mua lại thương hiệu lâu đời của Pháp vào năm 2017 với giá 19,2 tỷ USD, toàn quyền sở hữu dòng thời trang nam nữ, giày dép, đồ da Christian Dior.

Bulgari

Giá mua: 5,2 tỷ USD

Luôn muốn mở rộng kinh doanh mảng trang sức và khai phá các thị trường mới nổi, LVMH đã mua lại Bulgari vào năm 2011 với con số đáng kinh ngạc là 7.6 tỷ USD. Thương hiệu đến từ Ý đã được hưởng lợi rất nhiều từ việc mua bán này. Đồng thời, thương hiệu cũng góp phần tăng lợi nhuận cho LVMH trong việc chia sẻ chi phí, thu hẹp khoảng cách với các công ty đồng hồ trang sức lớn như Swatch.

Belmond

Giá mua: 3,2 tỷ USD

Khách sạnn Belmond Cipriani Venice

Với những nỗ lực mở rộng thêm trải nghiệm xa xỉ, LVMH cũng mua lại tập đoàn Du lịch Khách Sạn Belmon, sau khi mua tập đoàn khách sạn Hotels Cheval Blanc năm 2006. Tuy nhiên, việc mua lại Belmon giúp cho LVMH leo lên thành chủ sở hữu của khách sạn Cipriani ở Venice và Venice Simplon-Orient-Express.

Fendi

Giá mua: 0,9 tỷ USD

Thương hiệu đồ da và trang sức nước Ý cũng đã được LVMH mua lại thông qua một thỏa thuận trị giá 1,3 tỷ đô la, mang lại cho tập đoàn hàng xa xỉ 51% cổ phần kiểm soát trong công ty.

Rimowa

Giá mua: 0,7 tỷ USD

LVMH đã đồng ý tiếp quản Rimowa – thương hiệu vali với giá 1,05 tỷ đô la tương đương với 80% cổ phần. Sản phẩm của họ đã trở thành người bạn đồng hành trong hầu hết chuyến bay của những người nổi tiếng.

Tag Heuer

Giá mua: 0,69 tỷ USD

Năm 1999, Tag Heuer được LVMH mua lại với giá 1 tỷ USD tương đương 50,1% cổ phần công ty.

Fenty Beauty của Rihanna & Fenty

Giá mua: chưa rõ

LVMH mua lại Fenty và nắm giữ 50,01% cổ phần, trong khi đó, Rihana giữ 49,999% cố phần và trở thành nữ ca sỹ đầu tiên có thương hiệu riêng góp mặt trong tập đoàn xa xỉ này.

Stella McCartney

Giá mua: chưa rõ

Stella McCartney dường như vẫn nắm quyền điều hành công ty của chính mình

Sau khi Stell McCartney chấm dứt hợp đồng với Kering, LVMH cũng đã “ngỏ lời” với thương hiệu, tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa thể biết được chính xác các điều khoản trong thoả thuận. Một số nguồn tin cho rằng, McCartney vẫn là cổ đông chính của thương hiệu mang tên mình.

Noah | GQ


 
Back to top