BUSINESS OF LUXURY

Thế giới đã thay đổi, thời trang cao cấp có nên tiếp bước?

Feb 28, 2021 | By Luxuo Vietnam

Bộ óc sáng tạo đằng sau Valentino tin rằng tất cả chúng ta cần cái đẹp.

Buổi trình diễn ready-to-wear của Valentino mùa thu diễn ra trong thời điểm đầy mong manh- chỉ vài tháng trước. Đó là một màn trình diễn không quá cầu kì và nhanh gọn, đó cũng là lần cuối cùng chúng ta được nhìn thấy một buổi trình diễn trong một khoảng thời gian. Cảnh tượng tuyệt vời đó trong những ngày cuối cùng của Tuần lễ thời trang Paris nhộn nhịp, đông đúc, rất có thể đã báo hiệu sự kết thúc của một kỷ nguyên.

Đó là vào đầu tháng ba và Tổ chức Y tế Thế giới vẫn chưa tuyên bố về đại dịch COVID-19. Trận đại dịch kéo dài từ đó cho tới nay là một chặng đường dài đã giết chết hơn một triệu người trên toàn thế giới. George Floyd, người đàn ông Da đen ở Minnesota vẫn chưa chết dưới đầu gối của một cảnh sát da trắng, và một loạt những người biểu tình trên toàn cầu vẫn chưa tràn ra đường đòi công bằng chủng tộc. Nền kinh tế thời trang, thực tế là nền kinh tế thế giới, đã không biến động, khiến các nhà máy sản xuất quần áo nằm im và các thương hiệu kế thừa phá sản, hàng triệu người thất nghiệp  cùng vô số gia đình lo lắng về kế sinh nhai tiếp theo của họ.

Tám tháng trước, Kinh đô ánh sáng vẫn rực sáng. Chúng ta không hề biết chúng trước. Chúng ta không thể tưởng tượng được điều gì đang đến. Cũng vì thế, ngành công nghiệp thời trang vẫn vận hành như nó vẫn luôn làm.

Trước khi mặt trời lặn, dưới một căn lều thoáng mát in bóng Les Invalides và ngay bên kia đường đối diện với một dãy căn hộ kiểu Beaux Arts trang nhã, những người mẫu trong trang phục lãng mạn đang dảo bước trước một dàn khách mời đông đảo cũng những vị khách mời không thường xuyên. 

Trong chiếc lều của Valentino, nơi giám đốc sáng tạo Pierpaolo Piccioli trưng bày bộ sưu tập của mình, là một dinh thự hình chữ nhật được bao bọc hoàn toàn với các cửa sổ rộng đặt cao trên tường để đón ánh sáng vào.

 Mỗi mùa, một cặp vợ chồng bí ẩn kéo cặp ghế lại gần chiếc bàn uống cà phê trên ban công nhỏ của một trong những căn hộ lân cận đó. Hai người ngồi xuống bên những ly rượu vang. Từ góc nhìn trên cao này, họ có thể chiêm ngưỡng hàng chục người mẫu bên dưới đang trình diễn những trang phục hấp dẫn nhất của ngành thời trang.

Ngay bên dưới chân họ là bó hoa có màu sắc rực rỡ: hoa kim ngân, cẩm chướng hồng, hoa ngô đồng, màu xanh lá cây thông và luôn luôn là những bông hoa có màu đỏ tuyệt đẹp giỗng như nụ hôn của mặt trời – màu đã trở thành màu sắc đặc trưng của nhà mốt kể từ những ngày Jackie Kennedy Onassis còn là một khách hàng thân thiết. 

Nhưng ngay cả khi không có tất cả màu sắc rực rỡ đó, mà chắc chắn chúng xuất hiện như một khu vườn nước Anh náo nhiệt từ xa, những bộ trang phục ở Valentino vẫn luôn đặc biệt đáng để chiêm ngưỡng bởi vì chúng không giống bất cứ thứ gì khác. Họ từ chối chạy theo xu hướng, sầu thảm hay mô phạm. 

Áo sơ mi trắng ngoại cỡ bao trọn cơ thể được trang trí với hình dáng ngây thơ mà gợi nhớ tới bức tranh của Henri Rousseau. Hoặc đôi khi, những bộ cánh phóng khoáng được tô điểm bằng những hình ảnh đồ họa đương đại cùng sự hợp tác của một số nghệ sĩ trẻ phá vỡ truyền thống hoặc một nhà thơ si tình nào đó. 

Quần áo tại Valentino nói lên sự đối lập với câu chuyện quen thuộc về sự quyến rũ, vốn tập trung vào đường xẻ cao, đường viền cổ áo thấp và hở lưng. Những chiếc váy dạ hội rủ xuống từ bờ vai hẹp và sau đó chảy ra ngoài để bay lơ lửng trên không trung. Những chiếc váy không ôm sát cơ thể; chúng nhẹ nhàng lướt qua. Có sự khiêm tốn có ý thức đối với những bộ quần áo này khiến chúng trở nên nổi bật trong một ngành công nghiệp thường dựa vào sự phô trương và hào nhoáng để tạo nên những điểm nổi bật nhất về giới tính và nữ tính.

Trong thời trang, làn da có thể được để lộ ra nhằm mục đích phục vụ cho việc nâng cao vị thế cá nhân, hình ảnh tích cực của cơ thể hay sở hữu chính đáng. Trong những hoàn cảnh khác, hình ảnh khoả thân lại là kết quả của sự uy quyền lâu dài của ánh mắt đàn ông. Đôi khi có thể cảm thấy cơ thể của người phụ nữ là chủ đề của một luận văn nghiên cứu giới tính trong khi bất kỳ mệnh đề thẩm mỹ có ý nghĩa nào bị thiếu. Quần áo của Piccioli rất gợi cảm – nhưng không bao giờ lộ liễu. Anh ấy tin vào sự lãng mạn.

Màu sắc là một ngôn ngữ hình ảnh được Piccioli thể hiện một cách hùng hồn. Nhưng vào mùa thu, ông đã sử dụng nhiều màu đen hơn. Anh ấy muốn tạo ra sự đồng bộ sang trọng, có chức năng làm nền cho sắc thái cá nhân của người mặc.

 “Tôi muốn đại diện cho ý tưởng về một xã hội không có sự nhàm chán ,” anh ấy nói với tôi. Ông muốn loại bỏ sự phụ thuộc của thời trang về những hình mẫu đã quá nổi tiếng trước đó. 

“Ý tưởng những người phụ nữ gợi cảm đã quá cũ rồi, cũng giống như người phụ nữ quyền lực, mạnh mẽ hoặc lãng mạn,” anh nói. “Tôi không cảm thấy rằng phụ nữ ngày nay cần phải khoác trên mình đôi vai to để trở nên quyết đoán. Tôi nghĩ rằng một người phụ nữ có thể quyết đoán ngay cả khi mặc một cái gì đó gợi cảm.”

“Tôi thực sự muốn nói về ý tưởng bình đẳng.”

Tôi thích dành thời gian với Piccioli vì tôi ngưỡng mộ khả năng truyền tải cảm xúc và bộ óc đầy sáng sáng tạo của ông trong các bộ sưu tập của mình theo cách có vẻ tự nhiên và không bị ép buộc. Nhưng còn hơn thế nữa, anh ấy đang cho thấy một nhà thiết kế thời trang cao cấp hiện đại thực thụ là như thế nào – một trong số ít những nhà thiết kế trong thời đại đang có sự thay đổi về nhân khẩu cũng như những lý tưởng. Anh ấy không từ chối câu chuyện hiếm hoi về Valentino; ông đã tiếp tục phát triển câu chuyện vào thế kỷ 21. Một phần của sự phát triển đi kèm với những thử thách khó khăn và hoà nhập với thời cuộc. 

Giống như rất nhiều nhà thiết kế gốc Châu Âu khác, Piccioli đã đến Châu Phi để tìm cảm hứng sáng tạo. Ông say mê với văn hóa của lục địa đen. Ông vô cùng nghiêm túc và nhận ra sự cần thiết của tính đa dạng. Dù đã đi một vài bước sai lầm. Nhưng ông vẫn kiên trì cho đến khi có những suy nghĩ sâu sắc về cách tính toàn diện phù hợp với định nghĩa của thời trang xa xỉ – sâu xa hơn là về cách thời trang xa xỉ sẽ như thế nào trong tương lai.

Piccioli, người đã trở thành giám đốc sáng tạo của Valentino bốn năm trước, đã mang đến một trong những cách thể hiện vẻ đẹp thuần khiết nhất của thời trang theo truyền thống châu âu – nhưng nó cũng phù hợp với thời kỳ đa văn hóa hiện nay. 

Vì vậy, sau buổi biểu diễn ở Paris của ông chúng tôi cùng hẹn ăn trưa ở Rome – nơi đây cũng chính là nơi thương hiệu Valentino ra đời và hiện vẫn còn xưởng sản xuất của nó. Nhưng đại dịch COVID-19 bắt đầu đi qua nước Ý như một cơn bão cường độ mạnh. Piccioli đã đến được Rome; Tôi thì ở lại Paris. Và chúng tôi đã có cuộc trò chuyện nhàn nhã vào buổi trưa qua FaceTime.

Chúng tôi đã nói chuyện một lần nữa vào tháng 10, sau khi anh ấy vượt qua được thời gian cách ly khốc liệt ở Ý và trong khi nước Mỹ vẫn đang vật lộn với sự gia tăng và tăng đột biến của nhiễm COVID-19, cũng như một mùa bất ổn kéo dài chưa có hồi jeets. 

Sau đó, Piccioli đã phát sóng trực tiếp thêm hai bộ sưu tập nữa; chúng tôi đã lựa chọn Zoom để trình diễn; thời trang đã rơi vào khủng hoảng vì sự tồn tại của nó. Và thế giới đang rất cần cái đẹp – cái đẹp như một thứ dinh dưỡng tình cảm mà Piccioli quyết tâm cung cấp tới cho những ai cần nó.

“Tôi không nghĩ rằng bạn nhất thiết phải sở hữu mới có thể đánh giá cao thời trang cao cấp. Giống như nghệ thuật. Tôi không thực sự thích khi mọi người nói về thời trang là nghệ thuật. Thời trang là thời trang. Nghệ thuật là nghệ thuật. Dù sao thì, tôi không nghĩ rằng bạn phải sở hữu nghệ thuật để đánh giá cao nghệ thuật. Bạn có thể đến một viện bảo tàng và bạn có thể đánh giá cao những bức tranh và bất cứ thứ gì bạn thích, ”Piccioli nói. 

“Vậy tại sao không làm như vậy với thời trang cao cấp? Bạn cũng có thể làm như vậy. Bạn không cần phải mua và sở hữu thời trang cao cấp để đánh giá cao thời trang cao cấp.”

Thật vậy, nếu may mắn, bạn có thể ngồi trên ban công của mình với một ly rượu và ngắm nhìn mọi thứ diễn ra bên dưới.

Từ khi được thành lập tại Rome vào năm 1960 bởi nhà thiết kế Valentino Garavani và doanh nhân Giancarlo Giammetti , nhà mốt Valentino đã được xác định bởi sự tưởng tượng – và thực tế – một phong cách sống quý tộc. Thương hiệu luôn mang vẻ đẹp nữ tính truyền thống và cực kỳ sang trọng. Trên thực tế, Valentino đã trở nên nổi tiếng nhờ sự bảo trợ của những người phụ nữ quý tộc đẳng cấp. 

Vài tháng trước khi những người sáng lập nghỉ hưu vào năm 2008, Garavani đã kỷ niệm di sản của mình bằng một lễ hội kiểu La Mã xa hoa kéo dài ba ngày tại một số địa danh nổi tiếng nhất của thành phố từ Forum đến khu vườn Villa Borghese, với dàn khách mời bao gồm các nhà thiết kế, nữ diễn viên và các thần tượng. 

Cuộc sống buông thả của ông đã được ghi lại trong bộ phim “Valentino: The Last Emperor”. Nhưng điều mà Garavani thể hiện ra là “trân trọng sự tinh tế”, André Leon Talley, người bạn của anh ấy nói với tôi. “Anh ấy không đơn thuần là đang ăn món ăn được bày trên những chiếc đĩa hiệu Lenox đơn thuần, mà anh ấy đang ăn bằng những chiếc đĩa từ nước Nga – những chiếc đĩa của sa hoàng Nga.” 

“Đó là thứ mà Valentino hướng đến: sự sang trọng và vẻ đẹp không nao núng,” biên tập viên thời trang kỳ cựu nói. “Đó là một kiểu thẩm mỹ rất Ý. Nó khác với người Pháp và khác với người Mỹ ”.

“Có một loại chất thơ đến từ thời trang trông có vẻ không liên quan, nhưng thật ra lại có sự liên hệ” Talley nói theo cách bí ẩn của mình. Có một đặc điểm trong gốc rễ của thương hiệu Valentino, nó không kết nối với bất kỳ phong trào xã hội hoặc học thuyết chính trị cụ thể nào. Là một thương hiệu, Valentino không có bất kì một ý tưởng hay câu chuyện đằng sau nào – ngoài chi phí vận hành. Valentino luôn luôn đơn giản là mong muốn làm cho phụ nữ trông xinh đẹp. Và Piccioli “ảnh hưởng sâu sắc bởi thẩm mỹ của Valentino,” Talley nói.

Tất nhiên, Piccioli là người Ý. Nhưng Piccioli lại thích mô tả mình là người La Mã. Piccioli nói: “Roma là một thành phố của những mâu thuẫn. “Bạn có thể thấy khía cạnh Công giáo của Roma. Có những thiên thần và mẹ đồng trinh trên đường phố, trong các ngõ ngách, ở tất cả các vùng ngoại ô. “

“Đó cũng là một thành phố của tự do và khoan dung. Điều khiến Roma trở nên độc đáo và đặc biệt, ”ông nói. “Tôi nghĩ rằng tất cả những giá trị này được đan lại với nhau theo một kiểu cân bằng, đó là điều tôi thích.”

“Chắc chắn đó là một phần trong quá trình sáng tạo của tôi.”

Nhưng quan điểm của Piccioli khác với quan điểm của Valentino Garavani , người thường tham dự các buổi trình diễn của Piccioli với tư cách là một người hâm mộ nhiệt tình. Thay vì phục vụ những phụ nữ có chung lối sống là thích đi đây đi đó, Piccioli hướng đến việc phục vụ những phụ nữ có chung tư tưởng.

“Phong cách sống chắc chắn là một từ cũ đối với tôi,” Piccioli nói về một thuật ngữ tiếp thị mà các thương hiệu dựa vào để bán mọi thứ từ trang phục dạ hội đến sơn gia dụng. “Hiện tôi thích ý tưởng về cộng đồng. Tôi muốn [thay đổi] ý tưởng về Valentino như một thương hiệu độc quyền mà trở thành một thương hiệu toàn diện – nhưng vẫn giữ các giá trị của thương hiệu, phải kể đến thời trang cao cấp và sự lãng mạn. ”

“Vẻ đẹp trong quá khứ được liên kết với bề ngoài. Đó là một ý tưởng thiên về vật chất- và gần như mọi người đều có vẻ đẹp vật chất giống nhau, ”ông nói. “Ngày nay, vẻ đẹp là ý tưởng về sự duyên dáng.”

Piccioli không cố gắng tạo ra những bộ trang phục từ ban ngày cho tới ban đêm của một mẫu người phụ nữ duy nhất và sau đó trang trí cả ngôi nhà của cô ấy. 

Ông ấy muốn mặc những phụ nữ biến hoá trong các bộ trang phục khác nhau cho các sự kiện đặc biệt, những đám cưới của chính họ, một buổi dạ tiệc từ thiện hay một kỳ nghỉ được mong đợi từ lâu. Ông ấy đã hoàn thành điều đó một cách sống động nhất với những bộ quần áo xuất hiện trên thảm đỏ, tất cả đều được mặc bởi nhiều nghệ sĩ và tất cả đều làm nổi bật vô số cách mà vẻ đẹp có thể được định hình. Những người phụ nữ này đều là diễn viên, nhưng không phải tất cả họ đều ở cùng một bối cảnh xã hội hoặc trượt tuyết ở Gstaad.

Lady Gaga đã mặc chiếc váy quây màu xanh nhạt của mình tới Quả cầu vàng khi cô nhận giải cho vai diễn của mình trong “A Star Is Born”. Chiếc váy gợi nhớ đến chiếc váy được mặc bởi Judy Garland, người đóng vai chính trong phiên bản năm 1954 của bộ phim.

Nữ diễn viên Gemma Chan, một trong những ngôi sao của “Crazy Rich Asians”, đã mặc một chiếc áo choàng màu hồng fuchsia cổ cao, không tay đến lễ trao giải Oscar năm 2019. Chiếc váy này là một trong những bọ cánh nổi tiếng nhất, một phần là do màu sắc rực rỡ của chiếc váy, nhưng chiếc váy cũng nổi bật vì sự khác biệt đi ngược với những mong đợi của người khác về những bộ cánh dành cho sự kiện Oscar. 

“Chiếc váy không bó sát. Màu sắc cũng không đúng cho lắm.” Piccioli nói.“Nếu bạn chỉ nhìn thấy hình ảnh một người phụ nữ trên thảm đỏ, trông khá cứng. Tôi cảm thấy rằng Gemma có thể xinh đẹp nhờ sự chuyển động trên chiếc váy.”

Và khi thiết kế cho Frances McDormand vào dịp tương tự, ông ấy đã kết hợp chiếc váy thời trang cao cấp màu đỏ của cô với đôi Birkenstocks da lộn màu vàng.”Tại sao không? Một người phụ nữ có thể đi bộ và không đi giày cao gót nếu cô ấy không yêu thích giày cao gót,” Piccioli nhún vai nói. “Dĩ nhiên, tại sao không?”

Nhưng nó không đơn giản như vậy. Từ lâu, người ta đã kỳ vọng rằng phụ nữ sẽ xúng xính trên thảm đỏ với những đôi giày cao gót. Trên thực tế, tại Liên hoan phim Cannes, đã có một cuộc nổi dậy nhỏ vào năm 2015 khi phụ nữ bị quay lưng vì không tuân thủ truyền thống đó. Một người phụ nữ không cần nhiều lớp tramg phục lót Spanx để mặc quần áo của Piccioli. Trang phục đáp ứng được vị thế của một người phụ nữ – một cách hạnh phúc và chân thực. Nhưng ngay cả khi những bộ trang phục này tôn vinh lòng tốt, sự tôn trọng những người phụ nữ chúng trông vẫn khá xa hoa.

“Anh ấy luôn tôn trọng cơ thể phụ nữ và không bao giờ biến cô ấy trở thành nô lệ cho một ý tưởng ngẫu nhiên nào đó về xu hướng thời trang. Tôi đã thử những bộ trang phục ngay từ sàn diễn của anh ấy, luôn quá nhỏ so với tôi nhưng không bao giờ làm tôi xấu hổ và thường rất hồi hộp khi thấy chúng phù hợp với tôi ngay cả khi tôi không thể kéo khoá lên, ” McDormand viết cho tôi trong một email. Những đôi dép Birkenstocks “đã cho phép tôi thực hiện ước mơ của mình là kiểm soát được cách tôi mặc tại một sự kiện vốn đầy mong chờ người ta ăn mặc xa hoa. Vậy đó. Tôi sẽ không cần phải như vậy nữa. ”

Cả hai cũng đã hợp tác trong một buổi biểu diễn cho buổi dạ tiệc của Met năm 2018 của Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, nơi kỷ niệm Heavenly Bodies: Fashion and the Catholic Imagination.” Cô ấy mặc một chiếc váy dạ hội với một chiếc áo choàng màu xanh mòng két và một chiếc mũ lông vũ lộng lẫy.

“Chiếc mũ lông vũ rực rỡ mà tôi đội đến Met Gala sẽ mãi mãi là điểm nhấn trong cuộc đời tôi,” McDormand nói, “và nếu tôi có thể được chôn cất trong đó, tôi sẽ như vậy.”

Piccioli, 53 tuổi với một mái tóc màu xám hạt dẻ lãng tử như thể làn tóc đó đang bay trong gió. Anh ta có đôi mắt mơ màng, cùng với bộ râu. Khuôn mặt dài và hẹp, hiện hữu nét cười và sự trầm ngâm. Vóc dáng nhanh nhẹn, dáng điệu thư thái.

Piccioli nói bằng một giọng điệu dễ chịu, chậm rãi nhẹ nhàng bằng thứ tiếng Anh khá nặng. Ông ấy dường như không bao giờ để dòng suy nghĩ của mình dừng lại. Đôi khi có vẻ như anh ấy nói hết về một chủ đề nào đó, nhưng không. 

“Xin lỗi, tôi còn điều cần nói thêm,” anh ta nói với một nụ cười và tiếp tục câu chuyện. Thuốc lá ở bên cạnh. Bàn tay của Piccioli được nghỉ ngơi cho đến khi anh ấy vươn tay để châm thuốc. Và cứ liên tục như vậy. 

Ông ấy không phải là một đứa trẻ sinh ra trong nhung lụa. Ông lớn lên ở thị trấn ven biển Nettuno, ngoại ô Rome, và cha mẹ của ông điều hành một cửa hàng thuốc lá. Nhưng ông say mê thế giới mỹ học được lột tả trong những bộ phim, trong sách và ảnh.

Đối với người Ý, thời trang không chỉ đơn thuần là nghệ thuật hay thương mại. Nó phản ánh các quan niệm về “bella figura” và “sprezzatura” – những quan điểm cái đẹp kiểu Ý, cách họ ăn mặc cũng giống như cách một họ sống và tương tác nhau trong xã hội. Những yếu tố trang trí và phong cách, cộng đồng và vẻ đẹp, một cuộc sống mạnh mẽ. Chúng là những yếu tố đã thu hút Piccioli đến với nghề thiết kế.

Ông học thiết kế ở Rome và thực tập ở đó. Là một thanh niên đầy tham vọng, ông ấy muốn làm việc cho Yves Saint Laurent … hoặc Valentino. Nhưng khi mới bắt đầu ông quyết định làm việc tại bộ phận phụ kiện của Fendi, nơi ông đã cùng với Maria Grazia Chiuri giúp Silvia Venturini Fendi tạo ra chiếc túi baguette, chiếc túi xách mang tính biểu tượng của những năm 1990, chính anh cũng là người đưa ra khái niệm túi “IT” và đã đi vào từ điển của văn hoá đại chúng khi xuất hiện trong phim “Sex and The city”.

Hai nhà thiết kế đã dành một thập kỷ tại Fendi, một con số đáng nể nếu tính theo tiêu chuẩn ngày nay, khi các nhà thiết kế rời thương hiệu họ làm chỉ sau một hoặc hai năm. 

Họ đến với Valentino với tư cách là một nhóm: những giám đốc sáng tạo phụ kiện. Piccioli nói: “Thời điểm tôi đến Valentino cũng là lần đầu tiên tôi đến gần với những sản phẩm thời trang cao cấp.” 

Họ nhanh chóng thu hút được sự chú ý với bộ sưu tập Rockstud tiêu biểu là những đôi sandalvà dép quai hậu được gắn đinh tán kim loại mô phỏng những khung hình cứng rắn nhằm tôn vinh những cánh cửa đồ sộ ở Rome. 

“Những đôi giày thú vị bởi vì chúng không phải là một phần của câu chuyện Valentino. Tôi thích phá vỡ ý tưởng về Valentino như một nhà mốt chỉ tạo ra những đôi giày cho một số mẫu phụ nữ nhất định, ”Piccioli nói. Những đôi giày thì “ nữ tính, đẹp về hình dáng, gót cao và mọi thứ. Nhưng những đôi giày gắn kim loại này lại đến từ một nền văn hóa nước ngoài. Tôi yêu punk vì đây là phong trào đầu tiên nhấn mạnh sức mạnh cá nhân. Do đó, việc gắn những chiếc đinh tán vàng trên những đôi giày rất quý phái … khiến mất đi tính chất punk ban đầu. Cũng không còn vẻ đẹp quý bà nữa.. Đó là điều mà mọi người không thể diễn tả chỉ bằng một từ.”

Ông nói: “Bạn có thể tạo ra những bản hòa âm mới bằng cách sử dụng các yếu tố không cân bằng. Ngay cả một thứ quen thuộc, bạn vẫn cho phép mọi người nhìn khác đi, từ một góc nhìn khác.” 

Đôi giày này đã trở nên phổ biến với tất cả mọi người, từ các quan chức ở Capitol Hill đến những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội.

 Robert Burke, một nhà tư vấn thời trang và bán lẻ xa xỉ cho biết: “Những đôi giày này sẽ đi vào lịch sử như một trong những xu hướng thời trang kéo dài nhất. Thứ có vòng đời lâu dài nhất mà tôi nhớ, ngoài những logo.”

Trong nhiều năm, Piccioli chìm đắm trong những câu chuyện của Valentino. Khi nhóm thiết kế chuẩn bị bước vào khâu thử đồ với người mẫu, Piccioli sẽ dành hàng giờ để hỏi người sáng lập bằng các câu hỏi và lắng nghe những câu chuyện của ông về cuộc sống trong những năm 1960 và 70. 

“Ngài Valentino giống như cuốn sách sống vậy. Chúng tôi đã có một khoảng thời gian dài, rất lâu cùng với nhau. Ông ấy từng rất thích chỉnh trang với kiểu tóc và trang điểm mà phù hợp cho những buổi trình diễn. Vì vậy, các cô gái thường đến buổi thử sẽ cần trang điểm và làm tóc, giống hệt như buổi diễn thật. Vì vậy chúng tôi đã phải đợi các cô gái hàng giờ đồng hồ, ”Piccioli nói. “Đó là thời điểm tuyệt vời để bạn trò chuyện với ông ấy về Studio 54”

Khoảng một năm sau khi Garavani nghỉ hưu, các đối tác thiết kế được thăng cấp lên thành đồng giám đốc sáng tạo. Năm 2016, Chiuri được bổ nhiệm làm giám đốc sáng tạo tại Dior – người phụ nữ đầu tiên được xướng tên vào vị trí đó. Và Piccioli trở thành giám đốc sáng tạo duy nhất của Valentino.

Bốn ngày sau buổi trình diễn ở Paris, Piccioli có mặt tại văn phòng trụ sở chính của công ty tại Rome, nơi nằm ngay bên ngoài địa điểm du lịch Spanish Steps nổi tiếng của thành phố. “Đó là một bầu không khí kỳ lạ. Nó hơi vắng vẻ hơn bình thường”, Piccioli nói về những con phố thường nhộn nhịp, đông nghịt khách du lịch, giờ trở nên yên tĩnh vì đại dịch. “Mọi người đang sợ hãi.”

Ở Paris, phòng trưng bày nhiều tầng nằm trên quảng trường Place Vendôme, nơi nó luôn đồng hành với các xưởng may trang sức lớn, nơi có khách sạn Ritz và quán bar Hemingway. Vị trí địa lý ở cả hai thành phố phản ánh vị thế của thương hiệu trong lịch sử thời trang, cũng như vị thế hiện tại của Valentino trong hệ sinh thái xa xỉ, với mức doanh thu năm 2019 đạt 1,22 tỷ euro, tăng 2,4% so với năm trước đó.

Văn phòng Rome, với những bức tranh và đồ đạc, không có nhiều thay đổi kể từ khi người sáng lập nghỉ hưu. Nhưng bầu không khí đã thay đổi. 

Khi Piccioli gặp Garavani lần đầu tiên, “bên ngoài đang là mùa hè và tôi mặc áo ngắn tay,đi một đôi dép xỏ ngón. Và mọi nơi được lắp máy lạnh để cho phép mọi người mặc vest và đeo cà vạt. Vì vậy, tôi đã lạnh cóng người, ”ông nói. Ngày nay, dưới triều đại của ông, áo phông được mặc quanh năm, mặc cùng giày thể thao vào mùa đông và giày Birkenstocks vào mùa hè.

Trong phòng của Piccioli gồm các kệ đặt một bức ảnh của ông với Franca Sozzani , biên tập viên lâu năm của tạp chí Vogue Ý, một người bạn tốt, một người đi đầu cho sự đa dạng và nguồn cảm hứng bất tận. 

Bà ấy qua đời vào năm 2016. Bên cạnh đó là một bức ảnh trong buổi biểu diễn đơn đầu tiên của ông ấy cho ngôi nhà. Đó không phải là hình ảnh của một người mẫu cùng bộ trang phục của ông. Mà đó là hình ảnh của một khách sạn cụ thể nơi buổi biểu diễn diễn ra. Đó là khung cảnh mà các vị khách nhìn thấy khi họ đến buổi diễn. Đó là một bức ảnh của sự mong đợi.

“Tôi không quan tâm đến việc chỉ tạo ra quần áo. Trang phục là nhân chứng cho thời đại của tôi, ”Piccioli nói. “Tôi không cảm thấy thời trang là chính trị, nhưng nó có thể là tiếng nói của một nhà thiết kế. Mỗi bộ sưu tập đều bắt đầu bằng việc phản chiếu khoảnh khắc tôi đang sống.”

Và trong thời điểm này, sự kì ảo không phụ thuộc vào biên giới địa lý. Cũng không bị giới hạn bởi chủng tộc,tôn giáo hoặc sắc tộc nữa.

Quần áo của Valentino đắt khủng khiếp. Thương hiệu thuộc sở hữu của Mayhoola for Investments có trụ sở tại Qatar , công ty cũng nắm quyền sở hữu thương hiệu Balmain.  Một trang phục lụa của Valentino có giá tới hơn 4.000 USD. Một chiếc váy trễ vai thường được mặc khi đi ăn trưa bên bờ biển trong kì nghỉ, có giá gần 3.000 đô la.

Hầu hết các thương hiệu ở đỉnh cao của kim tự tháp xa xỉ đã thực hiện sứ mệnh theo đuổi người tiêu dùng trẻ hơn và đa dạng hơn bằng cách đưa ra các dòng thời trang dạo phố hoặc thể thao. Hoặc bằng cách hợp tác với những người sành điệu nhất trên mạng xã hội. Piccioli đã nhấn mạnh rằng Valentino vẫn có liên quan, chẳng hạn như hợp tác với Birkenstock và Levi’s. Nhưng ông chưa bao giờ từ bỏ giá trị cốt lõi của thương hiệu – ngay cả khi đang xảy ra cuộc khủng hoảng COVID-19.

“Ở đỉnh cao của sự sang trọng, điều khiến [Valentino] khác biệt với các thương hiệu có lịch sử khác là hãng đã không đuổi theo một vị trí mới trên thị trường. Valentino luôn luôn là cái đẹp. Là sự tinh tế.  Là tay nghề. Burke nói với tôi. “Họ không bị quyến rũ bởi xu hướng mới. Và tôi nghĩ đó là điều tích cực. Tôi nghĩ mọi người luôn hưởng ứng những thiết kế đẹp mắt.”

Valentino tái hiện lại thời kỳ lãng mạn nhất của thời trang sau Thế chiến thứ hai, khi những cái tên nổi tiếng có Diana Vreeland và Cecil Beaton. Những bức ảnh từ thời đại đó, tràn ngập các trang của Harper’s Bazaar và Vogue, khiến tất cả mọi người mê mẩn, không chỉ những người trong ngành.

Có một bức ảnh Beaton trên tờ Vogue vào năm 1948 chụp một nhóm phụ nữ có thân hình ngà voi mặc những chiếc váy dạ hội gợi cảm của Charles James. Họ ngồi trên mép của những chiếc ghế bành vương giả hoặc đứng với tư thế cong lưng. 

Đôi vai trần của họ giống như đá cẩm thạch được chạm khắc khéo léo; các đặc điểm trên khuôn mặt của họ được khắc tinh xảo. Bộ quần áo gợi lên một hoài niệm màu hồng về một thời đại của cuộc sống thanh nhã, những trái bóng xã hội và những giờ cocktail. Bức ảnh ghi lại sự kỳ diệu của thời trang cao cấp một cách vô cùng mãn nhãn. 

Piccioli yêu bức tranh đó. Đó là cách Piccioli hiểu về thời trang cao cấp – thế giới của quần áo thủ công, tùy chỉnh. Đó là thứ đã định nghĩa nó từ lâu trong trí tưởng tượng của anh, bởi vì trong trí tưởng tượng của anh là nơi duy nhất anh có thể trải nghiệm nó.

 Bức ảnh đó đã truyền cảm hứng cho bộ sưu tập thời trang cao cấp mùa xuân 2019 của anh ấy. Nó thúc đẩy ông hiện đại hóa thời trang cao cấp, không phải bằng cách thay đổi bản chất của quần áo, mà bằng cách xem xét lại những người có thể mặc chúng.

“Khi tôi nhìn thấy bức tranh của Cecil Beaton, tôi đã nghĩ, ‘Điều gì sẽ xảy ra nếu thay vì những nàng thiên nga đó, những người phụ nữ da trắng lại có những phụ nữ da đen? ‘” Anh nhớ lại.

“Couture đồng nghĩa [với] tính cá nhân. Nó có nghĩa là tính duy nhất. Nhưng vào thời điểm đó, thời trang cao cấp không thể dành cho phụ nữ da đen. Thời điểm đó, phụ nữ da đen vẫn phải đi vệ sinh riêng với phụ nữ da trắng. Và các tạp chí như Jet và Ebony đã phải mua quần áo hơn là mượn quần áo để thể hiện những người đẹp da đen, ”Piccioli nói.

“Và tôi luôn cảm thấy hơi lạ khi xem những người đẹp da đen là điểm nhấn “kỳ lạ” của bộ sưu tập. Thậm chí vào những năm 70 và 80, [các nhà thiết kế] đã bắt đầu sử dụng các người mẫu da đen như Donyale Luna, ”ông tiếp tục kể “Họ luôn là điểm nhấn kỳ lạ trong tất cả các buổi diễn đó. Và vì vậy tôi muốn đảo ngược ý tưởng. Và không làm bất kỳ bộ thời trang cao cấp nào gợi nhớ tới một dân tộc hay điều gì đó tương tự, tôi muốn làm một bộ sưu tập thời trang cao cấp cổ điển.” 

Bộ sưu tập mới hoàn toàn khác với bộ mà anh và Chiuri đã thiết kế cho mùa xuân năm 2016. Đó là những bộ trang phục được lấy cảm hứng từ Châu Phi. Và mặc dù bản thân những chiếc váy đã rất đẹp, nhưng chương trình đã giới thiệu một số người mẫu da đen và ghép những màu sắc độc đáo của nhiều quốc gia châu Phi vào một phiên bản của du lịch văn hóa. Buổi trình diễn đã tạo ra một điểm nhấn khác như lời hứa về một chuyến đi xuyên qua “Châu Phi hoang dã”. Bản sắc Châu Phi ở đây bị chiếm đoạt, làm mờ và kì ảo. 

Buổi trình diễn thời trang cao cấp của Piccioli hoàn toàn khác biệt. Các bộ trang phục mang tất cả các dấu ấn của thời trang cao cấp cổ điển: những bông hoa, màu sắc phong phú, những chi tiết nơ, nhún xù điệu đàng. “Chúng được mặc bởi những người đẹp da đen để mang đến một ý nghĩa về cái đẹp khác.” anh nói.

Piccioli đã rút ra một bài học từ “sự cố da đen” của Sozzani vào tháng 7 năm 2008 trên tạp chí Vogue Ý. Mỗi bức ảnh biên tập đều có các người mẫu da đen như một cách vừa tôn vinh sự đa dạng vừa nhấn mạnh sự thiếu sót của ngành. Số báo đó đã bán hết ở Mỹ và Vương quốc Anh.

“Thời trang có ký ức rất ngắn. Và những gì cô ấy làm 10 năm trước đã bị lãng quên. Vì vậy tôi quyết định thực hiện bộ sưu tập này, ”Piccioli nói. “Tất nhiên, chúng tôi đã nhận thức được việc cần làm điều gì đó quan trọng, vẫn là thời trang cao cấp cổ điển nhưng được được làm theo một cách hoàn toàn khác vì một kiểu đẹp khác.”

Piccioli đã dành hàng tháng trời để tuyển những người mẫu da đen cho buổi trình diễn. Việc tuyển người mẫu thường chỉ mất vài ngày, nhưng ông muốn tìm một người mẫu da đen cụ thể, một người đại diện cho hình thể và phong thái thời trang cao cáp.

Có lẽ đây có thể được coi là sự phân biệt đối xử theo kiểu khác – kiểu chống lại những hình mẫu cơ thể gợi cảm hơn hoặc vóc dáng thấp bé hơn hoặc những người mẫu trông phổ thông, quen thuộc. Nhưng Piccioli muốn duy trì điều kỳ ảo như những gì trong tâm trí ông nhớ –  nhẹ nhàng, huyền diệu và khó nắm bắt.

Ông nói: “Việc tuyển người mẫu rất quan trọng, không chỉ là tuyển phụ nữ da đen đơn thuần, mà cả với những phụ nữ da đen có khiếu thẩm mỹ nhất định. “Tôi không muốn giải thích. Tôi không muốn nói về điều đó. Tôi chỉ muốn truyền tải được hình ảnh của chính nó. Nếu [khán giả] thấy điều đó là bình thường,vậy là tôi đã làm được.” 

Khi bộ sưu tập couture 2019 diễn ra, khán giả đã thể hiện sự tán thành mạnh mẽ về tầm nhìn thời trang cao cấp hiện đại của ông. 

Bridget Foley viết trên tờ Women’s Wear Daily: “Lập luận của Piccioli đã tạo nên sức mạnh với sự duyên dáng, vẻ đẹp và sự kỳ diệu”.

 Trong ba năm, Piccioli đã chuyển từ việc nhảy dù ở châu Phi và đào sâu nghiên cứu, tìm lấy cảm hứng sang hành động đơn giản là chào đón những người phụ nữ da đen vào thế giới mà ông luôn yêu mến.

Trong suốt mùa hè, ngành công nghiệp thời trang – cũng như nhiều ngành khác – đã buộc phải xem xét những cách mà người da trắng trở thành vị trí đặc quyền mặc đinh. Ngành công nghiệp buộc phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng trong một thế giới bị đảo lộn bởi cái chết và căng thẳng kinh tế. Có ai còn muốn xem thời trang nữa không?

“Tôi biết chúng ta đang cố sống như bình thường và cuộc trò chuyện này vẫn tiếp diễn vì chúng ta còn phải làm gì nữa?” McDormand nói. “Tuy nhiên, tôi đấu tranh với ý nghĩa của nó đối với một tương lai không xác định.”

McDormand nói: “Những bộ quần áo tôi hay mặc để đến bưu điện, quầy trang trại , khi bạn bè tụ tập đi dạo một quãng đường dài, cách nhau khoảng 6 feet thường rất thực dụng và một tông màu.“Không giống như một học sinh lớp một chọn quần áo cho ngày đầu tiên đến trường nữa –  mũ xanh, denim xanh, tất xanh, áo khoác xanh – với chiếc áo len màu xanh kỳ quặc để thêm chút gia vị.”

Liệu chúng ta có muốn hơn thế?

Piccioli đã trải qua khoảng thời gian sống chung với gia đình ở Nettuno. Ông đã kết hôn với người yêu thời trung học của mình, người mà ông không cho lời khuyên về thời trang. Họ có hai con gái và một cậu con trai mà rất quan tâm đến cuộc sống nghề nghiệp của ông. Và họ có một con chó hoang được nhận nuôi tên là Miranda – được đặt theo tên của nhân vật Miranda Priestly trong phim “The Devil Wears Prada.”

Cuối cùng khi có thể trở lại làm việc, tất cả các biện pháp phòng ngừa đã trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày của ông: khẩu trang, giãn cách xã hội, rửa tay như một loại nghi lễ tâm linh.

Buổi trình diễn thời trang cao cấp của ông trong mùa hè là một trải nghiệm chủ yếu là kỹ thuật số với một lượng nhỏ khán giả tại Cinecittà Studios ở Rome. Các người mẫu của ông đang bay lơ lửng trong những trang phục màu trắng như thiên thần như thể chúng đang bay trên mặt đất hỗn loạn.

Show ra mắt các dòng sản phảm ready-to-wear mùa xuân năm 2021 thường được tổ chức ở Paris được làm ở Milan để đội của ông không phải mạo hiểm.  Đó là một sự bùng nổ của những sắc màu – bí ngô, hoa lồng đèn, hoa thủy tiên vàng – trước khán giả địa phương với màn trình diễn trực tiếp nhẹ nhàng, lãng mạn của nghệ sĩ người Anh Labrinth. 

“Cảm xúc mà chúng tôi có khi nhìn thấy cô gái đầu tiên trên sàn diễn – tất cả mọi người trong đội của tôi đều khóc vì quá khó khăn, quá khó khăn,” Piccioli nói. “Và chúng tôi đã làm điều đó cùng nhau.”

Những người mẫu anh ấy chọn không phải là những người mẫu hoàn hảo như thường xuất hiện trước đó. Ông đã thực hiện kiểu tuyển dụng “đường phố”, và lựa chọn dàn người mẫu không cùng cỡ.  Đó là một dàn người mẫuđa dạng. Nhưng lần này, đó không phải là một lời tuyên bố. Gần hai năm sau bức ảnh Cecil Beaton được mô phỏng lại, ông đã tiến xa hơn thế.

 “Sự cần thiết vào thời điểm này là đưa ra một tuyên ngôn. Nhưng hành động không chỉ đơn giản là một thủ thuật trên sàn diễn. Điều đó là chưa đủ. Thế giới không cần bạn hoàn thành những danh sách  những điều phải làm cho một buổi trình diễn. Tổng thể là một phần của cuộc sống. ”

“Công việc của tôi là biến tầm nhìn của tôi về vẻ đẹp gắn kết thời gian mà chúng ta đang sống. Nếu bạn không hoà nhập vào thời điểm này,bạn chưa hoàn toàn sống trong thời đại này. Bạn đang làm một nửa công việc của mình thôi.” 

Giống như rất nhiều công ty đang giải quyết vấn đề này, Valentino đang đánh giá những điểm yếu lịch sử của chính mình và cố gắng sửa chữa những lỗi đã tồn tại hàng thập kỷ. Việc thuê mướn và các sáng kiến ​​mới đã bị trì hoãn vì đại dịch, nhưng công ty đang tập trung vào hai lĩnh vực chính: giáo dục sớm trong các cộng đồng và phát triển nghề nghiệp cụ thể là tìm kiếm và nuôi dưỡng nhân tài.

Trong phần lớn lịch sử của mình, Valentino là một thương hiệu xuất sắc trong việc nắm bắt bản chất của ý nghĩa của việc sống một cuộc sống ngọt ngào – một cuộc sống đặc quyền. Ngày nay, đặc quyền đi kèm với trách nhiệm. “La dolce vita” – cuộc sống tươi đẹp là một tuyên ngôn tự phụ toàn cầu. Và các tuyên ngôn thì trở nên rẻ tiền. 

Piccioli nói: “Đó không phải là trang phục. Đó là  những giá trị có thể được truyền tải thông qua thời trang cao cấp.”

Blue


 
Back to top preload imagepreload image