BUSINESS OF LUXURY

ECOXURY: Vì sao biến đổi khí hậu trở thành một vấn đề kinh doanh?

Nov 06, 2020 | By Luxuo Vietnam

Không chỉ là vấn đề môi trường, khủng hoảng khí hậu đang tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Trong những năm tới, các doanh nghiệp trên khắp thế giới có khả năng sẽ tiếp tục chứng kiến nhiều sự kiện thảm khốc cùng điều kiện thời tiết khắc nghiệt, khiến các hoạt động bị gián đoạn. Vì vậy, để chuẩn bị và sẵn sàng thích ứng với môi trường trong tương lai, các nhà lãnh đạo cần bắt đầu thực hiện những hành động vì khí hậu từ lúc này.

Như Sir David Attenborough đã nhấn mạnh trong bộ phim tài liệu mới của A Life on Our Planet, chúng ta vẫn còn thời gian để hành động, nhưng nó cần phải diễn ra ngay bây giờ.

Từ điều kiện khí hậu khắc nghiệt đã khiến năng suất nông nghiệp giảm mạnh, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, biến đổi khí hậu là một nguy cơ rõ ràng đối với doanh nghiệp, xã hội và kinh tế.

“Những ràng buộc về tài chính công, khuyến khích bầu cử và các bài diễn thuyết theo chủ nghĩa dân túy chứa đựng nguy cơ củng cố niềm tin rằng phải có sự đánh đổi giữa tăng trưởng kinh tế và các hành động vì khí hậu và môi trường.” – Emilio Granados Franco

Chính sự bùng nổ của đại dịch COVID-19 đã mở ra cho thế giới cơ hội để quan sát kết quả của việc tạm ngừng hoạt động kinh tế tác động đến khí hậu như thế nào.

Và kết quả thu được rất đáng kể: từ mức độ ô nhiễm ở New York giảm gần 50% đến lượng khí thải carbon ở Trung Quốc giảm 25%.

Dựa theo nghiên cứu của Nature, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhấn mạnh rằng vào năm 2020, lượng khí thải hàng năm có thể giảm đến 7% trên phạm vi toàn cầu do sự thay đổi trong việc giảm nhu cầu sử dụng năng lượng. Trong đó, trước khi đại dịch xảy ra, “lượng khí thải carbon dioxide đã tăng khoảng 1% mỗi năm so với thập kỷ trước.”

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiệu ứng này có thể kéo dài đến năm 2025, ngay cả khi các nền kinh tế mở cửa trở lại và những hạn chế đi lại được dỡ bỏ.

Bên cạnh đó, Bản đồ tương tác về rủi ro khu vực trong kinh doanh của WEF cho thấy một số rủi ro môi trường đã được đưa vào bảng khảo sát ý kiến điều hành – cuộc thăm dò ý kiến có sự tham gia của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn thế giới – nằm trong số 10 mối quan tâm toàn cầu đối với doanh nghiệp.

Ngoài ra, nguy cơ mất đa dạng nền sinh học và thảm họa tự nhiên lần lượt xuất hiện ở vị trí thứ hai và thứ ba, trong khi các bệnh truyền nhiễm là mối quan tâm hàng đầu của mọi người.

“Mặc dù đây là những dữ liệu khả quan, nhưng trên thực tế, việc tạm ngưng các hoạt động kinh doanh là kế sách không bền vững. Các mức tăng của loại phát thải KNK nào sẽ bị xóa sổ hoàn toàn khi quay trở lại ‘kinh doanh như bình thường’, đặc biệt là đối với các ngành công nghiệp được cho là ‘bẩn nhất'”, theo Emilio Granados Franco, người đứng đầu Chương trình Nghị sự Địa chính trị và Rủi ro Toàn cầu của WEF.

“Điều này càng dễ xảy ra trong bối cảnh môi trường địa chính trị rạn nứt, mà ở đó, sự liên kết hướng đến các mục tiêu chung được chứng minh là khó nắm bắt hơn. Nếu không có sự hỗ trợ của cộng đồng doanh nghiệp, hành động thực sự đối với vấn đề biến đổi khí hậu có thể không phải là bước khởi đầu.”

Hơn nữa, nếu doanh nghiệp lơ là trong việc thực hiện các hành động khí hậu, họ có thể gặp phải những rủi ro kinh doanh mới, ví dụ như vật chất do tác động của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, hoặc thiếu hụt nguồn cung do khan hiếm nước, bên cạnh những thay đổi và công nghệ và thị trường, các quy định có thể dẫn đến việc tăng chi phí kinh doanh.

Bảng khảo sát CFO châu Âu năm 2019 chỉ ra một rủi ro khác liên quan đến khí hậu đối với các doanh nghiệp là trách nhiệm tiềm ẩn trong việc phát thải khí nhà kính. Ngày nay càng có nhiều vụ việc pháp lý được đưa ra để chống lại các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp chuyên cung cấp nhiên liệu hóa thạch tron những năm gần đây, buộc họ phải chịu trách nhiệm cho những tác hại của biến đổi khí hậu.

Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng biến đổi khí hậu đồng thời mở ra cơ hội kinh doanh đáng kể. Các doanh nghiệp có thể hướng đến việc cải thiện năng suất tài nguyên bằng cách tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, từ đó dẫn đến việc giảm các mức chi phí hiện có. Biến đổi khí hậu cũng khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, đồng thời truyền cảm hứng cho các sản phẩm và dịch vụ sử dụng ít carbon hơn.

Ví dụ như, các doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng bằng cách giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch vốn dễ biến động về giá. Doanh nghiệp có thể chuyển sang nguồn năng lượng tái tạo. Các hành động này có thể thúc đẩy khả năng cạnh tranh, mở ra các cơ hội cho thị trường mới.

“Điều này càng dễ xảy ra trong bối cảnh môi trường địa chính trị rạn nứt, mà ở đó, sự liên kết hướng đến các mục tiêu chung được chứng minh là khó nắm bắt hơn. Nếu không có sự hỗ trợ của cộng đồng doanh nghiệp, hành động thực sự đối với vấn đề biến đổi khí hậu có thể không phải là bước khởi đầu.” – Emilio Granados Franco

Ngoài ra, khi các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trở lại nhịp sinh hoạt bình thường, họ cũng có thể áp dụng một loạt các thay đổi đối với lực lượng lao động có ý thức về khí hậu, ví dụ như tiếp tục tổ chức các cuộc họp thông qua ứng dụng Zoom và hạn chế đi làm tại văn phòng.

Chỉ có thời gian chứng minh được rằng các lãnh đạo của doanh nghiệp có đưa các chính sách xanh vào chiến lược tương lai của họ hay không.

“Những ràng buộc về tài chính công, khuyến khích bầu cử và các bài diễn thuyết theo chủ nghĩa dân túy chứa đựng nguy cơ củng cố niềm tin rằng phải có sự đánh đổi giữa tăng trưởng kinh tế và các hành động vì khí hậu và môi trường”, Emilo nhấn mạnh.

“Như bản Bảo cáo Triển vọng rủi ro COVID-19 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cảnh báo, một số chính phủ đã bắt đầu nới lỏng, đình chỉ hoặc lùi các quy định về bảo vệ môi trường để thúc đẩy hoạt động công nghiệp. Các quyết định này có nguy cơ sẽ kéo dài vĩnh viễn, gây trở ngại nghiêm trọng cho sự bền vững về lâu dài.”

Tuy nhiên, vẫn có một số tin tức tốt: cam kết với môi trường đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết – giúp doanh nghiệp có thể ban hành các hành động vì khí hậu. Doanh nghiệp không nên bỏ lỡ cơ hội sử dụng khả năng và sức mạnh của mình để đảm bảo phục hồi xanh khi mọi thứ trở lại quỹ đạo bình thường.

“Nhiều cá nhân đang làm những gì tốt nhất có thể. Tuy nhiên, thành công thực sự chỉ đến nếu có sự thay đổi trong toàn xã hội và kinh tế, cũng như chính trị của chúng ta”, Sir David Attenborough chốt lại.

Bảo Ngọc | theceomagazine.com


 
Back to top