Sống

Vẫn du thuyền, vẫn siêu xe, giới siêu giàu theo đuổi lối sống và đầu tư bền vững

Feb 24, 2021 | By Trang Ps

Vẫn du thuyền, vẫn siêu xe, nhưng… thoái vốn những dự án tổn hại đến môi trường, mua sắm những sản phẩm bền vững, đầu tư cho quỹ nghiên cứu khí hậu… Giới nhà giàu – những người ước tính mang theo dấu chân Carbon lớn hơn bình thường đang thay đổi suy nghĩ vì một lối sống bền vững.

Câu chuyện về những “dấu chân Carbon”

Giới tài phiệt không chỉ sở hữu giá trị ròng cực kỳ cao mà còn tận hưởng lối sống xa hoa so với phần đông dân số còn lại. Đó cũng là lý do vì sao “dấu chân” của họ mang theo lượng carbon lớn hơn bình thường.

Một ước tính của Oxfam cho rằng, lượng khí thải CO2 trung bình của một người trong danh sách 1% người giàu nhất thế giới có thể gấp 175 lần so với người nào đó trong danh sách 10% người nghèo nhất thế giới. Nhưng, người nghèo bao giờ cũng phải gánh chịu hậu quả nặng nề và tổn thất nghiêm trọng hơn bất cứ ai khác, đặc biệt là so với người giàu.

Oxfam ước tính rằng lượng khí thải CO2 trung bình của một người nào đó trong danh sách 1% người giàu nhất thế giới có thể gấp 175 lần so với người nào đó trong danh sách 10% người nghèo nhất thế giới.

Tất nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tầng lớp nhà giàu cũng chính là đối tượng góp sức chống lại biến đổi khí hậu nhiều nhất. Họ khởi đầu từ việc đầu tư, chi tiêu, lên kế hoạch phát triển kinh tế bền vững hay hoạt động tuyên truyền chống khủng hoảng môi trường và hiệu ứng nhà kính. Dưới đây là 5 con đường “bền vững” mà giới nhà giàu đang thực hiện, từ đó tạo nên lối sống khác biệt được ngưỡng mộ trong cộng đồng.

Họ đang chi tiêu khôn ngoan hơn 

Kiến trúc sư người Đức Akunchhaus cho biết ngôi nhà này luôn tạo ra năng lượng gấp đôi so với mức tiêu thụ.

Cứ 2 hai thành viên hộ gia đình siêu giàu với tài sản ròng hơn 1 triệu USD (chưa bao gồm bất động sản nhà ở), dấu chân carbon mà họ để lại tầm 129 tấn mỗi năm, cao cấp 10 lần so với trung bình mỗi người. Chưa dừng lại, theo nghiên cứu, hơn nửa dấu chân carbon trong ngành du lịch hàng không đến từ giới siêu giàu.

Vậy nên các quyết định mua sắm của người giàu có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc chiến chống biến đổi khí hậu so với hầu hết mọi người. Một người có thu nhập cao có khả năng tiếp cận và mua sản phẩm thân thiện với khí hậu, đặc biệt là nguồn nông sản tự nhiên. Các thành phố thu nhập cao cũng có đủ khách hàng giàu có dùng thử các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp bền vững mới. Tất cả tạo nên một thị trường hàng hóa bền vững.

Vậy nên các quyết định mua sắm của người giàu có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc chiến chống biến đổi khí hậu so với hầu hết mọi người.

Họ đang thoái vốn những dự án tổn hại đến môi trường. 

Hơi nước bốc lên từ một nhà máy nhiệt điện than ở Đức.

Cũng giống như việc chọn tiêu tiền vào đâu thì người giàu cũng có thể chọn ngành công nghiệp nào để đầu tư hoặc không đầu tư.

Ước tính số lượng tỷ phú trong danh sách Forbes quan tâm kinh doanh trong lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch đã tăng từ 54 từ năm 2010 lên 88 vào năm 2015. Và quy mô tài sản của họ tăng từ hơn 200 tỷ USD lên đến 300 tỷ USD.

Nhưng hiện nay, nhiều nhà đầu tư giàu đang có hiện tượng thoái vốn, không đầu tư vào ngành công nghiệp gây hại cho khí hậu và môi trường. Hơn 1.100 tổ chức và 59.000 cá nhân, với tổng tài sản trị giá 8,8 nghìn tỷ USD đã cam kết thoái vốn khỏi ngành nhiên liệu hóa thạch thông qua phong trào trực tuyến mang tên DivestInvest.

Diễn viên Leonardo DiCaprio là một trong hàng ngàn nhà đầu tư đã cam kết thoái vốn khỏi nhiên liệu hóa thạch.

Trong đó có tài tử Hollywood Leonardo DiCaprio, người đã ký cam kết thay mặt anh và nền tảng môi trường của anh, cũng như một nhóm 22 cá nhân giàu có từ Hà Lan, đã cam kết loại bỏ tài sản cá nhân của họ khỏi 200 công ty dầu khí và than đá hàng đầu thế giới.

Khi không đầu tư vào than đá, dầu mỏ, khí đốt cũng như một số công ty sản xuất ô-tô bình thường hay hàng không, bạn đang làm chủ các dòng tài chính

Với hiện tượng thoái vốn thông minh và đạo đức, một chút cũng có thể đi một chặng đường dài. Chỉ cần có một số lượng các nhà đầu tư thoái vốn, các nhà đầu tư khác cũng sẽ không đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch nữa, vì sợ thua lỗ… ngay cả khi họ không quan tâm đến vấn đề môi trường.

Giàu có tương đương với quyền lực

Những người giàu không chỉ là người ra quyết định kinh tế, họ còn có thể gây ảnh hưởng chính trị. Nếu như trước đây, họ có thể tài trợ cho đảng và chiến dịch chính trị và có quyền tiếp cận các nhà lập pháp. Giờ đây, những người giàu sử dụng quyền lực chính trị để thúc đẩy những thay đổi tích cực đối với chính sách khí hậu nhờ vào tài nguyên của riêng mình và có tầm ảnh hưởng để kêu gọi mọi người cùng hành động.

Đầu tư vào quỹ nghiên cứu khí hậu

Tất nhiên, người giàu cũng có thể hỗ trợ nghiên cứu khí hậu. Vào năm 2015, tỷ phú Bill Gates cam kết quyên góp 2 tỷ USD để tài trợ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển năng lượng sạch.

Vào tháng 5 vừa qua, một nhóm nhà khoa học đã viết thư cho 100 tổ chức từ thiện và gia đình giàu có ở Anh để đề nghị tài trợ cho các vấn đề liên quan đến môi trường và khí hậu. Một báo cáo gần đây của Liên Hợp Quốc cũng cảnh báo rằng việc trì hoãn chính sách khí hậu sẽ khiến các công ty hàng đầu thế giới tốn 1,2 nghìn tỷ USD trong 15 năm tới.

Trở thành hình mẫu mới tầng lớp siêu giàu mới 

Ryanair is among the EU's biggest greenhouse gas emitters, according to EU data. The rankings include power stations, manufacturing plants and aviation.

Thực chất, người giàu là hình mẫu lý tưởng của rất nhiều người trên thế giới. Địa vị trong xã hội gắn liền với sự giàu có vật chất.Trước đây, người ta nghĩ rằng giàu có phải là đeo Rolex, sắm du thuyền, đi bằng máy bay cá nhân, nhưng giờ đây, có một tầng lớp siêu giàu đã thay đổi suy nghĩ.

Đã có một hệ giá trị mới về hình mẫu cuộc sống giàu có so với 20 năm trước – những người giàu có không phụ thuộc vào của cải vật chất, họ sống đầu tư vào những dự án giáo dục, bảo vệ sức khoẻ, theo đuổi lối sống và dấu ấn bền vững. Điều này hoàn toàn sẽ trở thành hình mẫu trong tương lai tới!


 
Back to top