Nghệ thuật / Nghệ sĩ

Bên trong thế giới riêng của David Hockney

May 16, 2020 | By Hai Yen

Những năm gần đây đánh dấu những đỉnh cao thăng hoa trong suốt sự nghiệp trải dài nhiều thập kỉ của David Hockney. Và có lẽ để hạn chế những vị khách ghé thăm bất chợt, xưởng vẽ của ông nằm tách biệt sau nhiều cung đường quanh co lộng gió ở Hollywood Hills.

“Tôi thích khách du lịch, nhưng không thể làm việc ở London hoặc New York, ở đó có quá nhiều người ghé thăm tôi. Còn ở đây, chúng tôi biết trước ai sẽ đến để có thể lên kế hoạch. Tôi luôn thích L.A. vì điều đó.”

Được cả thế giới yêu mến, con người của Hockney có vẻ như bị chia làm hai. Sinh ra và lớn lên ở miền Bắc nước Anh, ông là nghệ sĩ tại thế danh tiếng yêu mến nhất nước Anh, và người Anh xác nhận rằng dù đã có nhiều thập kỷ sống và làm việc tại Mỹ, ngữ điệu Yorkshire của Hockney vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, những hình ảnh trong ngôi nhà hiện tại của Hockney tại Los Angeles lại gợi đến những kí ức rực rỡ nhất của ông. Những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông bắt nguồn từ những năm 60 khi ông bắt đầu đến Mỹ, đó là khi ông khiến cho thứ ánh sáng mặt trời dữ dội và sự gợi cảm của L.A với những màu sắc không pha trộn thành bất tử. Nhiều thập kỷ sau, ông vẫn còn cảm thấy buồn cười khi mọi người vẫn nói về những bức tranh bể bơi.

“Ý tôi là, tôi không phải là người bơi lội nhiều. Nhưng tôi thích bơi, đó là môn thể thao duy nhất tôi luyện tập.”

Sáng nay, ông đến studio từ chín giờ như thường lệ. Và như với hầu hết những bộ óc vĩ đại khác, ông tuân thủ một thói quen ăn mặc hàng ngày (giống như cách Mark Zuckerberg luôn mặc những chiếc áo Hoddie, hay Nữ hoàng Elizabeth lúc nào cũng có chiếc túi Launer bên người vậy). Ngày hôm nay là chiếc cardigan có màu xanh hải quân với sọc hồng, áo sơ mi cổ trắng, kính tròn gọng kim loại màu vàng nhạt, tuy vậy lại vắng bóng chiếc mũ beret quen thuộc. Chúng tôi ngồi trong hai chiếc ghế bành trên một tấm thảm phương đông bởi vì phòng studio trần cao, thoáng mát của ông cũng chính là phòng tiếp khách.

Hockney mua căn nhà này vào năm 1978 và thêm studio vào năm 1983 với mong muốn được tự do riêng tư hơn. Trên con phố yên tĩnh ở Hollywood Hills, căn nhà màu xám với gara ô tô để vừa hai chiếc hoàn toàn đối ngược với những gì đang diễn ra bên trong căn nhà: màu hồng nóng bỏng, màu xanh coban và những bức tường màu ngọc lam phủ đầy những tán lá cây miền nhiệt đới. Hockney sở hữu đôi mắt xanh điển hình, đẹp đẽ như màu xanh trong của bể bơi ở L.A. Công việc của ông tại LA bị gián đoạn 8 tăm trước khi cư trú lâu dài bởi một sự cố bi thảm năm 2013. Cái chết bất ngờ của một trợ lý trẻ khiến ông không chỉ bị đột quỵ mà còn chìm đắm trong những bức vẽ bằng than đầy đau buồn.

Từ khi trở về Nam California, sự nghiệp của Hockney đã chuyển hướng theo cách rất sâu sắc. Chính tại nơi đây, ông đã vẽ bức tranh “82 Potraites and 1 Still-life” được trưng bày tại triển lãm trong viện nghệ thuật hoàng gia, London,du hành tới Ca ‘Pesaro ở Venice, Ý và Bảo tàng nghệ thuật quận Los Angeles trên đường đến Guggenheim Bilbao. Để làm mẫu cho bức chân dung của Hockney đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn và tập trung nhất định. Larry Gagosian, một người mẫu tranh đồng thời là chủ của một gallery tranh có tiếng kể lại ông phải hối hận vì “đã không thể nén cơn đau”. Ông kể lại quá trình của một ngày tám giờ thông thường, Hockney chỉ phá vỡ cường độ tập trung của mình trong một giờ vào bữa trưa. Hầu hết trong số 82 bức chân dung có cả những người trợ lý lâu năm của Hockney, những nhà giám tuyển, quản gia của ông, và chủ gallery tại Chicago Paul Gray của Richard Gray Gallery, người đã khiến ông mất tới ba ngày để vẽ (Gagosian cùng đồng nghiệp John Baldessari và Frank Gehry, do áp lực thời gian, chỉ cho Hockney hai giờ để vẽ).

Dù được mọi người kể rằng ông hút thuốc hiệu Camel Wides, nhưng Hockney lại lôi trong túi ra những điếu xì gà hiệu Davidoff. Ở tuổi 81, ông được ghi nhận là hoàn toàn không có các cơn đau nhức, chỉ có sự suy giảm về thính giác, và ông cũng không có ý định bỏ thuốc.

“Nhiều người khuyên tôi ngừng hút thuốc nói rằng đã đến lúc tôi cần nghĩ cho cơ thể của mình. Tôi đã 81 tuổi và không nghĩ về điều đó, có vấn đề gì cơ chứ?”

Nghệ sĩ cũng hiếm khi đồng ý với quan điểm của số đông. Ví như hôm nay, Hockney chế giễu các nhà phê bình điện ảnh vì đã thất bại với bộ phim năm 1984 “And the Ship Sails On” của Fellini. Hockney đã phải ghé rạp chiếu phim bốn lần để hiểu rằng ý nghĩa của bộ phim nằm ở “màn hình”, những thước phim của các nhà làm phim giống như những tấm canva của hoạ sĩ, hầu như chỉ được làm ra một lần.

“Những viết ra những bài phê bình đầu tiên đã không xem bộ phim này!” Ông nói. Họ nghĩ rằng đó chỉ là về cốt truyện. Không phải thế, và tôi biết điều đó.

Đây là sự khác biệt cơ bản giữa Hockney và phần còn lại của thế giới: Khi mà hầu hết mọi người chỉ nhìn, ông dành thời gian để xem, một quá trình khám phá liên tiếp trên một loạt các phương tiện truyền thông.

Một trong số những chiếc iPad trong studio của ông trình bày các cảnh quay bốn mùa, Woldgate Woods, một sắp đặt video dự kiến sẽ chạy tại kho triển lãm của Richard Gray Gallery ở Chicago từ ngày 13 tháng 9. Để tạo ra tác phẩm này, Hockney đã phải lái xe một vòng quanh các con đường thôn quê trong bốn mùa riêng biệt của năm, với chín camera được gắn ở phía trước chiếc xe jeep. Trong phòng trưng bày, mỗi mùa được bật đồng nhất trên bốn bức tường với chín màn hình mỗi mùa, như thể bạn đang nhìn qua mắt ghép của một loài côn trùng. Hiệu ứng, cung cấp cho chúng ta một viễn cảnh trôi chảy hơn nhiều, và tất nhiên là khung thời gian rộng hơn, giúp chúng ta có thể thấy nhiều hơn về nơi chúng ta đã đến và nơi chúng ta sẽ đến, Hockney giải thích. “Có lẽ, giống như cuộc sống thực.”

Nguồn cảm hứng đó bắt nguồn từ bức Pearblossom Highway, một tác phẩm thể hiện sự say mê của Hockney với đa điểm, tính tương quan về góc nhìn giống như Picasso vậy. Năm 1986, ông đi du lịch tới vùng ngoại ô Los Angeles và chụp 850 bức ảnh cận cảnh về con đường sa mạc nơi đây: biển báo dừng, cây Joshua, tàn dư trên đường. Chúng được ghép lại với nhau như một bức ảnh ghép, nhiều bức ảnh tạo nên một hình ảnh chuyển động duy nhất. Mỗi bức ảnh riêng lẻ lại thể hiện một góc nhìn riêng, nó sở hữu điểm biến mất (vanishing points), do đó, mắt của chúng ta bắt buộc phải di chuyển và phải mất một lúc để nhìn thấy toàn bộ.

Phương pháp Pearblossom Highway sau đó lặp đi lặp lại trong suốt sự nghiệp của Hockney, dưới các hình thức khác nhau, từ Polaroids đến màn hình TV. Và “bây giờ với các chữ số bạn có thể thay đổi góc nhìn”, ông nói, đề cập đến một tác phẩm khác cho chương trình Richard Grey đang treo trên tường phòng làm việc của mình. Đó là một hình ảnh dài gần 30 feet (tương đương với 9 mét), sống động đến khó tin của một vài người bạn Hockney với các tư thế khác nhau. Mỗi bức riêng biệt không rõ nghĩa, nhưng mọi thứ lại được phơi bày khi hàng trăm bức ảnh kỹ thuật số cận cảnh được ghép liền mạch thành một khối mà khó có thể nhận ra được chúng là các điểm nhỏ. “Góc nhìn của mọi người ở khắp mọi nơi,” Hockney giải thích. “Nó giống như một sự hồi đáp lại của Highway Pearblieo năm 2018. “Bạn có thể ngắm nhìn nó trong một thời gian dài.”

Đối với Hockney, nhiếp ảnh trong thời đại số ngày nay không làm gì nhiều để khiến người xem muốn nhìn lâu vào một bức ảnh như vậy. Ông cảm thấy thất vọng, sự dễ dàng và nhanh chóng của công nghệ hiện đại đã khiến cho loại hình nghệ thuật này trở nên quá nhanh và quá phẳng, nhiếp ảnh gia quá xa cách. Ông than thở: “Ngày nay ai cũng là nhiếp ảnh gia” và ông đã chấp nhận cái chết của ảnh phim từ lâu, đồng thời khẳng khái nhận định rằng tranh vẽ sẽ không bao giờ chết.”Nếu không, tất cả những gì chúng ta có là nhiếp ảnh, và điều đó không đủ tốt.”

Ông thường nói rằng làm việc trong studio làm cho ông ấy cảm thấy như mình mới 30 tuổi, và không ngạc nhiên khi ông thấy mình ở phòng làm việc mỗi ngày mà vẫn tràn đầy tham vọng khi bước chân vào thập kỷ thứ bảy của sự nghiệp. “Những gì tôi thực sự muốn làm là thay đổi nhiếp ảnh,” một ám chỉ cho thấy động lực thúc đẩy thử nghiệm của ông đã giảm bớt một chút do tuổi tác. Đề tài của ông rất đa dạng cả về nội dung, hình thức và phương tiện đến nỗi ông đã từng bị buộc tội về việc “lướt quá nhanh” qua sự tiến hoá đầy phong cách của mình. Nhưng đó lại là đặc tính của ông trong suốt những năm qua,khi ông liên tục thử nghiệm về màu sắc và nội dung.

“Tôi đã luôn luôn làm những gì tôi muốn làm và chỉ cần tìm kiếm nó”, ông nói. “Tôi đã thực sự tìm kiếm. Và tôi vẫn đang tiếp tục tìm kiếm.”

Blue | Architectural Digest 


 
Back to top