Nghệ thuật

Du hành vào thế giới nghệ thuật tại nhà qua 30 gợi ý thú vị từ Art-Republik

Jun 01, 2021 | By Trang Ps

Covid-19 có thể khiến mọi thứ đảo lộn, tuy nhiên đây cũng là thời gian cùng Art-Republik và Luxuo.vn thựcc hiện chuyến khám phá nghệ thuật tại nhà. Từ đọc sách, xem phim, thưởng thức âm nhạc… liên quan đến lĩnh vực nghệ thuật. Dưới đây là 30 tổng hợp của chúng tôi. 

I. Những tác phẩm điện ảnh về hội họa

Các bộ phim về lịch sự hội họa luôn là đề tài yêu thích của những người mong mỏi tìm kiếm nguồn cảm hứng sáng tạo trong cuộc sống, từ Loving Vincent (2007) – món quà tri ân dành cho danh họa tài năng với số phận bi kịch đến Mr. Turner (2014) của đạo diễn Mike Leigh xoay quanh những ngày tháng cuối cùng của họa sĩ Turner (do Timothy Spall thủ vai),…

Song song với đó, đừng quên tác phẩm Girl With A Pearl Earring lấy cảm hứng từ bức tranh cùng tên của danh họa Hà Lan Vermeer. Xuyên suốt bộ phim là câu chuyện bí ẩn, lãng mạn song cũng đầy bi kịch giữa người hầu gái và họa sĩ tài năng của xứ sở hoa Tulip những năm đầu thế kỷ 17.

Các bạn có thể tham khảo các bộ phim về nghệ thuật được yêu thích khác tại link

 II. Những cuốn sách nhập môn cho người yêu nghệ thuật

Stack

Nếu bạn muốn khám phá thế giới nghệ thuật nhiều trường phái, từ cổ điển đến hiện đại, đừng quên đọc các cuốn sách này:

1/ Dẫn nhập về nghệ thuật (Laurie Scheneider Adams): Đây là cuốn giáo khoa về nghệ thuật, giải đáp các thắc mắc của con người về khởi nguồn, tiến trình, thành tựu… thông qua cách trình bày ngắn gọn, mạch lạc, giúp ta có cơ hội chiêm ngưỡng những công trình kỳ vĩ mà các nghệ sĩ tạo ra.

2/ Bảy ngày trong thế giới nghệ thuật (Sarah Thornton): Được mệnh danh là cuốn sách du hành vào thế giới nghệ thuật đương đại toàn cầu, “Bảy ngày trong thế giới nghệ thuật” gồm 7 chương, mỗi chương ứng với một ngày khám phá. Tác giả như đang cung cấp trải nghiệm thực tế ảo để con người có thể đi dạo dễ dàng vào thế giới kỳ bí này.

3/ 50 câu hỏi mỹ thuật đương đại (Marc Jimenez): Cuốn sách trình bày nhiều vấn đề nghệ thuật ra đời vào thế kỷ XX dưới dạng hỏi, bao gồm khái niệm cơ bản, điểm mốc phát triển… Tác phẩm trao phương pháp tiếp cận, khám phá thế giới nghệ thuật và giúp độc giả hình thành quan điểm về các trường phái khác nhau.

4/ Van Gogh (par David Haziot): “Cuốn sách mà ta có thể đọc say mê như một tiểu thuyết, kể lại, với những chi tiết không giải thích gì mà nói lên tất cả, quá trình từ bỏ con đường giáo sĩ để tận hiến cho hội họa của Vincent, tiến diễn hội họa của ông, tình anh em cảm động đến xót xa giữa Vincent và Théo, mối quan hệ đầy khúc mắc với Gauguin, những cơn bệnh tâm thần, những ảo giác, thời kỳ điều trị nội trú ở bệnh viện Saint-Rémy và cuối cùng, phát súng tự bắn vào ngực giữa cánh đồng lúa mì một chiều tháng 7 năm 1890, mặc dù không một khẩu súng nào được tìm thấy ở hiện trường.”

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm gợi ý từ 13 đại lý nghệ thuật trên toàn thế giới về những cuốn sách mà theo như họ nói, đã giúp họ tiến sâu hơn vào lĩnh vực rộng lớn này: link

Lưu ý: Một số tựa sách đã được chuyển ngữ tại Việt Nam. 

III. Những phòng tranh nào trên thế giới đang mở cửa trực tuyến

Tham khảo trên LUXUO.VN để có được danh sách tham quan tất cả các triển lãm trực tuyến và bảo tàng, phong tranh sẽ mở cửa online. Xem thêm tại: https://bit.ly/2Um1XKo

IV. Khám phá 2.500 bảo tàng và phòng tranh nghệ thuật

Google Arts and Culure chính thức cung cấp các chuyến tham quan ảo miễn phí tới hơn 2.500 bảo tàng, phòng trưng bày và nhà hát opera đẳng cấp nhất thế giới. Bạn có thể truy cập miễn phí các địa điểm nghệ thuật này tại nhà thông qua kết nối internet hoặc wifi. Trong danh sách đa dạng này, đừng quên Bảo tàng Tate Morden, British Museum, Van Gogh, Rijksmuseum tại Amsterdam, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Museum of Modern Art ở New York, Bảo tàng Whitney và Metropolitan,…

Bên cạnh việc phát triển các buổi hòa nhạc cho những tín đồ âm nhạc, mỗi chuyến tham quan ảo cung cấp cho người dùng trải nghiệm bảo tàng đầy đủ, cho phép họ truy cập toàn bộ triển lãm và “dạo chơi” toàn bộ chu vi, nội thất của mỗi tòa nhà, chỉ bằng một nút bấm chế độ xem đường phố (street view) của Google.

Đọc chi tiết tại link

V. Những cuốn sách hàng đầu về nghệ thuật kiến trúc

1/ TedBooks – Tương lai của kiến trúc: Như một thư viện kiến trúc, “Tương lai của kiến trúc” tập hợp những nhà sáng tạo hàng đầu hành tinh, những sản phẩm kiến trúc của hôm nay và ngày mai. Sống động trong ngôn ngữ dí dỏm, cuốn sách là bản hướng dẫn chi tiết để tiến đến tương lai.

2/ Những công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới: Như nhan đề, tác phẩm tập hợp những công trình kỳ diệu trên khắp thế giới, từ đó hy vọng bạn sẽ xóa bỏ lằn ngăn cách địa lý, vượt qua giới hạn không gian, thời gian để sáng tạo ra tuyệt phẩm của chính mình.

3/ Bảy ngọn đèn của kiến trúc (John Ruskin): John Ruskin là một họa sĩ, nhà triết học và nhà phê bình nghệ thuật tài năng người Anh thời Victoria. “Bảy ngọn đèn của kiến trúc” bao gồm hy sinh, vẻ đẹp và sự thật, là những phát hiện vô giá không chỉ bởi bài học triết lý mà còn bởi những hình ảnh minh họa tuyệt vời của Ruskin.

4 Nhật Bản: Kiến trúc, Nghệ thuật và Người làm ra nghệ thuật (Christopher Dresser): Được mệnh danh là nhà thiết kế công nghiệp đầu tiên trên thế giới, Christopher Dresser đã nghiên cứu về nghệ thuật thiết kế của Nhật Bản. Tác phẩm bao gồm những bản vẽ, bản phác thảo nổi tiếng của Dresser về Nhật Bản.

Tham khảo thêm những cuốn sách viết về kiến trúc tại link

VI. Chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật trên Instagram

https://www.instagram.com/p/B9-G7R-F3J2/

Xem hình là một trong những thú vui kích hoạt sự sáng tạo của bạn. Trong đó, xem những bức hình nghệ thuật lại là điều tuyệt vời giúp bạn căng tràn cảm hứng làm việc mỗi ngày. Trong đó, đừng quên các trang Instagram này: artnet, art_republik, metmuseum, archdaily, tate, artforum, nationalportraitgallery, museelouvre, vamuseum, christiesinc, archdigest, britishmusem, sothebys, artsy, dezeen, vangoghmuseum…

VII. Kênh YouTube thú vị về nghệ thuật

Nhằm chia sẻ trải nghiệm nghệ thuật cá nhân, nhiều nghệ sĩ trên khắp thế giới đã thành lập kênh YouTube của riêng họ. Chẳng hạn như họa sĩ Stan Prokopenko đã thành lập kênh YouTube Proko để thực hiện các video ngắn chia sẻ trải nghiệm mỹ thuật của riêng anh. Trong khi đó, Draw with Jazza hướng dẫn mọi người cách vẽ hoạt hình và nhiều kiểu tác phẩm vui nhộn, tràn đầy cảm hứng.

Bạn có thể tham khảo thêm tại link


 
Back to top