Sống xanh: 10 cách đơn giản
Với cuộc đấu tranh chống biến đổi khí hậu, một hành động nhỏ cũng sẽ mang đến nhiều ý nghĩa lớn lao. Đó là lý do vì sao, Liên Hợp Quốc ủng hộ ý tưởng “Hành động vi mô, tác động vĩ mô” trong phong trào lan tỏa lối sống xanh trên toàn thế giới. Ngay từ bây giờ, mỗi chúng ta có thể bắt tay thực hiện 10 cách đơn giản dưới đây để khoác lên màu áo xanh cho trái đất.
1. Xê dịch xanh
Máy bay, tàu hỏa, xe hơi hay xe gắn máy đều là những phương tiện thiết yếu nhưng lại tạo ra lượng carbon đáng kể, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Ngày nay, chiếc xe hơi Tesla chạy bằng điện có thể cứu vãn tình hình nhưng dường như chưa bao giờ là đủ. Thay vào đó, chúng ta có thể dùng phương tiện giao thông công cộng để cắt giảm lượng carbon phái thải ra môi trường mỗi ngày.
Một số quốc gia như Canada đã áp dụng thuế carbon trên toàn quốc đối với lĩnh vực khí đốt và thực phẩm nhập khẩu. Các hãng hàng không cũng đang nói về việc áp dụng thuế carbon vào giá vé máy bay. Nhưng với tư cách cá nhân, chúng ta cần có lập trường nghiêm túc riêng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu bằng cách tự chịu trách nhiệm cho mỗi hành động của mình.
Hiện tại, đã có một vài công cụ tính toán lượng carbon mà bạn phát thải ra môi trường trong chuyến đi của bạn. Dựa vào đó, bạn có thể trả lại môi trường những hành động tích cực như trồng rừng và bảo vệ hệ sinh thái ven biển. Một số người đang chọn đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo và bằng cách này, bạn đang gửi đi một thông điệp ý nghĩa tới thế giới.
2. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
Grand Hyatt Singapore trở thành đơn vị đầu tiên phục vụ Beyond Burger với 100% nguồn gốc từ thực vật, không chứa gluten và đậu nành tại Singapore và Đông Nam Á. Đây cũng là thương hiệu dẫn đầu phong trào ẩm thực có nguồn gốc thực vật sạch tại “Quốc đảo Sư tử”.
Theo National Geographic, mỗi 0,45 kg (1 pound) thịt bò giải phóng khoảng 19 pound CO2. Ngành chăn nuôi động vật chịu trách nhiệm 18% lượng khí thải nhà kính, nhiều hơn lượng khí thải kết hợp từ tất cả các phương tiện giao thông (chiếm 13%). Nhiều bệnh viện và trường học trên khắp thế giới đang dọn dẹp các quán thịt của họ. Tiêu thụ ít thịt bò (hay thịt nói chung) góp phần làm giảm lượng khí thải carbon.
Nếu bạn muốn tiết giảm lượng carbon của mình hơn nữa, hãy hạn chế việc uống sữa. Từ đây, hãy nên thực hiện những tuần lễ ăn thuần chay. Nếu phải ăn thịt, hãy chắc chắn rằng động vật ấy được nuôi tại địa phương theo hình thức hữu cơ và nhân đạo.
3. Thời trang sinh thái
Thời trang là ngành công nghiệp gây tác động tiêu cực lớn đến môi trường. Bạn có biết, để tạo ra một chiếc áo phông chất liệu cotton, người ta phải mất đến 2.720 lít nước. Đây cũng là số nước mà một người bình thường có thể uống trong vòng 3 năm.
Quần áo và dày dép mà bạn đang trưng diện lên người chiếm khoảng 10% lượng khí thải nhà kính trên thế giới (theo Quantis) và khoảng 20% ô nhiễm nước toàn cầu (theo Future Fashion Foreward). Đó là chưa kể đến chất thải dệt, ô nhiễm vi sợi và sử dụng hóa chất độc hại. Điểm độc hại nằm ở thời trang nhanh, khi loài người đã tạo ra nhu cầu này phần lớn ở thập niên 90 và 2000, nhằm đáp ứng cơn khát quần áo giá rẻ, dễ tiếp cận, hợp thời trang và hợp mốt.
Để vẫn có thể duy trì phong cách, tại sao bạn không bắt đầu thử trao đổi quần áo với bạn bè? Và để giúp bản thân mua sắm có ý thức hơn, hãy tự hỏi liệu mình có thể mặc trang phục, phụ kiện này trên 30 lần trước khi trả tiền để sở hữu chúng.
4. Chu kỳ kinh nguyệt
Bạn có biết trung bình, mỗi người phụ nữ sử dụng khoảng 9.000 đến 11.000 băng vệ sinh trong cuộc đời họ? Và những chiếc băng vệ sinh sau khi sử dụng sẽ đi đến bãi rác và gây ô nhiễm trầm trọng cho môi trường.
Như vậy, thay vì dùng băng vệ sinh, bạn có thể chuyển qua sử dụng cốc nguyệt san, quần kinh nguyệt, quần lót vải… để bảo vệ môi trường. Dù nó có thể mất một thời gian ngắn để khiến bạn quen với cách sử dụng nhưng rất đáng để thử nếu bạn là một người yêu hành tinh này.
5. Suy nghĩ về bữa ăn và cách mua sắm thực phẩm
Mỗi lần bước vô siêu thị, bạn sẽ nhìn thấy các thực phẩm đã được đóng gói sẵn trong một chiếc hộp nhựa dùng một lần hay ở quầy thanh toán, nhân viên thanh toán sẽ phân loại đồ dùng bạn mua vào từng túi nilon khác nhau. Kết quả là, về nhà, rọt rác của bạn được lấp đầy trong khoảnh khắc. Toàn là những chất không thể phân hủy, gây hại cho môi trường. Như vậy, thay vì đến siêu thị, chúng ta có thể xem xét các cửa hàng địa phương, cửa hàng rau củ quả hữu cơ – nơi không bọc thức ăn trong những chiếc túi bóng hay hộp nhựa.
Nếu bạn là một người có kế hoạch, hãy tự đến nông trại địa phương và thu gom thực phẩm trực tiếp trên ruộng vườn của họ. Hơn nữa, các bữa ăn cũng nên được lên kế hoạch sẵn và đừng quên túi tái sử dụng của bạn.
6. Nói không với nhựa dùng một lần
Nhựa dùng một lần là một trong những thảm họa nghiêm trọng cho trái đất. Bạn có biết, vào năm 2050, nghiên cứu ước tính sẽ có nhiều nhựa trong đại dương hơn lượng cá.
Bạn có thể giải quyết vấn đề dùng nhựa một lần bằng cách nghĩ về những tình huống mà bạn hay mắc lỗi. Chẳng hạn, thay vì mua chai nước khoáng tại quầy bán hàng, bạn có thể mang theo chai đựng nước của mình và đổ đầy nước ở các bình nước tự động trong thành phố. Điều tương tự cũng áp dụng cho túi, ống hút và hộp đựng. Bạn hãy nhớ quy tắc 5R: refuse – từ chối, reduce – tiết giảm, reuse – tái sử dụng, recycle – tái chế và replace – thay thế.
7. Hỗ trợ và quyên góp
Ngoài ý thức về lối sống của mình, bạn cũng có thể hỗ trợ các thương hiệu đang nỗ lực hết mình trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường.
Quyên góp là một cách tuyệt vời để tạo ra một chu kỳ tuần hoàn hay tìm một số tổ chức từ thiện sẽ khiến bạn thêm động lực để thực hiện việc tốt và truyền cảm hứng cho người khác.
8. Tái chế và tái chế đúng cách
Tái chế tưởng chừng như là bước dễ dàng nhưng lại là bước khiến nhiều người mắc sai lầm. Không phải những thứ mà bạn bỏ vào thùng rác, đều là những thứ có thể tái chế. Nếu rác tái chế của bạn bị nhiễm dầu hoặc cặn thức ăn, nó sẽ gây ô nhiễm chéo mọi thứ khác gần đó.
Bạn không nên tái chế trong khu vực của mình vì trước tiên, bạn cần tìm hiểu về những gì xảy ra với rác tái chế để hiểu hết về quy trình căn bản này. Tái chế không dừng lại ở nhựa, bìa cứng hay thủy tinh, mà ý tưởng này còn mở rộng cho các mặt hàng gia dụng khác như bàn ghế chẳng hạn.
Hiện tại, Facebook, Instagram hay các trang mạng xã hội khác là cộng đồng quan trọng để bạn có thể tìm những món đồ cũ có thể tái sử dụng cho sinh hoạt thiết yếu của mình. Nếu bắt buộc phải mua đồ mới, hãy suy nghĩ về việc bỏ nhiều tiền hơn một chút để không phải thay thế nó trong một thời gian nhất định.
9. Cảm nhận sự kết nối với bản thân và Mẹ Trái đất
Hãy thử học thiền và yoga, hoặc bất cứ môn học nào khiến bạn thoát ra khỏi những suy nghĩ vụn vặt và cảm giác lo lắng. Những hoạt động như lướt sóng, leo núi hay dọn sạch bãi biển… đều khiến mỗi người cảm giác hạnh phúc hơn, an yên ơn vì họ không chỉ giúp đỡ chính mình mà còn là những người xung quanh.
10. Yêu và lan tỏa tình yêu
Hãy nói về biến đổi khí hậu với đồng nghiệp của bạn bằng giọng điệu tích cực để cả hai có thể hành động cùng nhau. Nhưng nên cẩn thận để không xúc phạm bất cứ ai vì có những người không tin hoặc từ chối thông tin được nghe. Họ cần thời gian và cần quan sát những hành động thực tế (của bạn) để có thể được cảm hóa.
Tại Việt Nam, bạn đọc có thể theo dõi về dự án Ecoxury – một chương trình được khởi xướng của LUXUO.VN và nhiều thương hiệu xa xỉ, nhằm thực hiện hành trình xê dịch và lan toả tinh thần sống xanh thông qua các không gian điểm đến. Dự án được khởi động vào tháng 8.2019