Những bộ sưu tập ấn tượng nhất từ các nhà mốt tại Milan Design Week 2023 (Phần 1)
Hãy cùng điểm qua những khoảnh khắc đẹp nhất từ các nhà mốt danh tiếng tại Milan Design Week 2023, với phần 1 gồm những thiết kế mới từ các thương hiệu như Fendi, Versace, Valextra…
Milano trở thành điểm nóng vào tuần trước khi Salone del Mobile và Tuần lễ thiết kế Milan quay trở lại. Với sự giao thoa giữa thời trang, thủ công và kiến trúc, sự kiện này được coi như sân chơi để các thương hiệu thể hiện sức mạnh hợp tác của mình, và ngành công nghiệp thời trang cũng không phải một ngoại lệ. Từ một Bottega Veneta cộng tác cùng Gaetano Pesce đáng kính (đồng sự trong show diễn gần đây của nhà mốt này) để tiếp quản cửa hàng Via Montenapoleone bằng một hang động bằng nhựa xếp nếp; Dior thì mời Philippe Starck mở rộng bộ sưu tập lấy cảm hứng từ thế giới thời trang cao cấp ra mắt vào năm 2022 cho đến Giorgio Armani lần đầu tiên ra mắt công chúng trụ sở được thiết kế đầy tinh xảo của mình Via Borgonuovo hay Etro tiết lộ thành quả hợp tác giữa giám đốc sáng tạo Marco di Vincenzo với nghệ sĩ Amy Lincoln.
Phần 1 của loạt bài giới thiệu những bộ sưu tập độc đáo từ các nhà mốt danh tiếng như Fendi, Versace hay Hermès.
Fendi Casa
Fendi Casa tạo điểm nhấn tại Salone trong năm nay bằng cách công bố gần chục thiết kế mới thể hiện DNA đặc biệt của mình, kết hợp giữa sự ấm áp và trang nhã của mình. Ngoài bộ sưu tập “Totu” do Toàn Nguyễn thiết kế, ghế sofa “Peekasit” mới và ghế ngồi mô-đun “Blow Up” do Gabriele Chiave thiết kế, ghế sofa “Taiko” do Piero Lissoni thiết kế, “Bàn Icaro” của Dimorestudio, những chiếc ghế “Ottavia” của Cristina Celestino và hai tấm thảm mới là sản phẩm hợp tác của Louis Poulsen đều thu hút sự chú ý của công chúng. Chiếc đèn treo “Atisô” huyền thoại của Dane được mô phỏng lại với chất liệu kim loại có logo Fendi bằng thủy tinh vàng, gợi lên sắc thái đặc trưng của nhà mốt nước Ý. Bên cạnh đó, đèn sàn “PH” và đèn bàn “PH” có lớp phủ đồng và bộ khuếch tán màu vàng. Được giới thiệu với hình ảnh ly cocktail tại quảng trường hàng đầu Piazza della Scala của thương hiệu, nhà thiết kế người Hà Lan Joost van Bleiswijk đã tái tạo các mái vòm kiểu La Mã của Trụ sở Fendi để trưng bày trên cửa sổ. Theo Bleiswijk: “Sự linh hoạt của các yếu tố giúp truyền tải cảm giác sang trọng đầy tính thẩm mỹ. Đó là cách tôi thể hiện sự kính trọng với một công ty thể hiện những phẩm chất tương tự.”
Jimmy Choo
Giám đốc sáng tạo của Jimmy Choo, Sandra Choi và Giám đốc nghệ thuật của Venini, Marco Piva (cả hai đều được biết đến bởi đường nét thủ công của thương hiệu) đã cùng hợp tác chế tạo bốn chiếc bình mới lấy cảm hứng từ chuỗi kim cương của thương hiệu giày kết hợp với mẫu Poliedro của các chuyên gia thủy tinh Murano. Theo Choi, “Việc hợp tác với Marco Piva giúp củng cố cam kết của chúng tôi về chất lượng vật liệu cao nhất cùng sự khéo léo của người Ý kết hợp với những thiết kế vượt thời gian. Hình ảnh viên kim cương thể hiện tính đa diện của Jimmy Choo, với sức mạnh biến đổi và tỏa sáng rực rỡ, những thiết kế từ đó giúp mang lại niềm vui và sự lạc quan này vào ngôi nhà hoặc nơi làm việc của mọi người.” Được chế tác thủ công tại nhà máy Murano danh tiếng của Venini, những chiếc bình khúc xạ ánh sáng với màu xanh lục đậm, màu vàng và màu hổ phách được trưng bày tại trụ sở của Jimmy Choo – Via Sant Andrea ở Milan,
Stone Island
Series 7 từ chuỗi nghiên cứu nguyên mẫu của Stone Island hé lộ một công nghệ nhiệt sắc. Vải nylon được phủ lớp “mực tinh thể lỏng cholesteric hình xoắn ốc” phản ứng với sự gia tăng nhiệt độ và trở thành nhiều biến thể trang trí bề mặt với hiệu ứng lấp lánh. Cải tiến vật liệu có tên “Phản ứng nhiệt của tinh thể lỏng” đã được thử nghiệm trong khoảng nhiệt độ từ 15 đến 21 độ C, thành quả là một dải sắc thái có nền màu đen ở nhiệt độ phòng và có thể chuyển sang từ màu vàng sang xanh lá cây đến xanh lam (với nhiệt độ cao hơn một chút). Bộ sưu tập trang phục được sản xuất với số lượng cực kỳ hạn chế chỉ gồm 100 mẫu, chủ yếu để chiêm ngưỡng hơn là được mặc. Được phát triển tại trung tâm R&D của riêng thương hiệu với sự cộng tác của bộ đôi thiết kế người Anh và các chuyên gia dệt may Sara + Sarah, thử nghiệm vật liệu của Stone Island tạo tiền đề cho quan điểm mới về chúng ta tương tác với các chất liệu trang phục và môi trường xung quanh.
Fila
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm logo “F-box” mang tính biểu tượng của mình, Fila sử dụng AI để diễn giải hình ảnh logo đã gắn bó với thế giới thể thao từ trượt tuyết, leo núi cho đến Wimbledon thành thứ mà thương hiệu này gọi là “một vectơ dữ kiện và hình ảnh, nhằm tạo ra trải nghiệm thị giác và thính giác”. Tác phẩm sắp đặt “Đọc Fila F-Box: Trải nghiệm AI” được trưng bày trong các đường hầm trên đường Via Sammartini giúp phản ánh quá khứ thể thao phong phú của thương hiệu mà Enrico Frachey, Pierluigi Rolando và Sergio Privitera sáng lập vào năm 1973. Ý tưởng phía sau việc biến đổi logo và chuyển tiếp thương hiệu nhằm nhấn mạnh sự đổi mới liên tục và tính phù hợp của nó, “một biểu tượng của sự đổi mới và thay đổi không ngừng, nhưng cũng là của sự cân bằng”.
Valextra
Như một lá thư tình gửi tới nền tảng kỹ thuật của mình, Valextra làm việc với studio thiết kế Isabel + Helen có trụ sở tại London để tạo ra một tác phẩm sắp đặt trưng bày các công cụ và kỹ thuật đã tồn tại theo thời gian. Tác phẩm có tên “The Rhythm of Valextra” được dàn dựng trong flagship Via Manzoni do John Pawson thiết kế, gồm một cấu trúc hình tròn thể hiện hình ảnh cây cọ vẽ sơn mài được sử dụng để tạo nên đường viền “Costa” đặc biệt làm khung cho mỗi chiếc túi, kéo cắt da thuộc và móc khóa xoắn cho chiếc túi xách “Iside” bán chạy nhất của hãng (đã được cấp bằng sáng chế cho chiếc túi xách “Iside” bán chạy nhất của hãng). Thiết kế này thể hiện sự tôn trọng của thương hiệu tới xưởng may và với cửa hàng đầu tiên trên quảng trường Piazza San Babila. Hai nhà thiết kế Isabel Gibson và Helen Chesner cho biết: “Toàn bộ tác phẩm điêu khắc thể hiện từng bước làm túi Valextra, được xếp theo tầng để thể hiện các giai đoạn. Các tầng hình tròn tạo ra vô số chu kỳ của các quy trình khác nhau, mỗi chu kỳ được lặp lại khi chiếc túi tiếp theo được tạo ra. Đó là một loại dây chuyền sản xuất hình ảnh nhịp nhàng.”
Versace
Chiếc ghế sofa “Zensational” là sự kết hợp hoàn hảo thể hiện tinh thần tự do của Versace. Thiết kế này ra mắt trong một chiếc hộp màu đen rộng 500 mét vuông tại rạp chiếu phim ở Salone với các tấm crepe lụa có đèn nền để mang lại thêm phần kịch tính, ghế mô-đun hình học có các dấu hiệu xoáy của thương hiệu và hình ảnh đầu Medusa và được bọc da dập nổi cá sấu theo phong cách Baroque. Đây là sản phẩm hợp tác của hai kiến trúc sư đương đại Roberto Palomba và Ludovica Serafini từ PS+A Studio. Ngoài ghế sofa, bộ sưu tập cũng có các sản phẩm bàn và ghế “Discovery” (phần mở rộng có chỉ số octan cao của các dòng “Stiletto” và “La Greca” của thương hiệu), đèn bàn LED “Goddess” mới và đèn chùm “Galaxy” có hình cầu màu trắng đục, được mạ vàng và được chạm nổi logo Medusa của Versace.
Hermès
Hermès chọn cách tiếp cận tối giản khi tiếp quản La Pelota bằng một thanh sắt và khung bê tông nhằm cố ý loại bỏ sự dư thừa. Bên trong hệ thống lưới này là một bộ sưu tập với các họa tiết đặc trưng của thương hiệu. Những chiếc chăn Hermès được làm thủ công từ len cashmere kẻ sọc lấy cảm hứng từ những thiết kế trước đó lấy cảm hứng từng những chiếc khăn đeo của người cưỡi ngựa; những tấm thảm vải lanh Cordélie Arçon mô tả các cột hàng rào và đường đua được dệt khâu tay; bộ đồ ăn bằng sứ trình bày các hình minh họa bằng bút dạ của nghệ sĩ Jochen Gerner; ghế sofa “Contour d’Hermès” được bọc bằng vải bạt bằng len và bông với đường viền da màu đỏ; và chiếc ghế “Conservatoire” được thương hiệu giới thiệu lần đầu tiên vào những năm 1930 xuất hiện trở lại với những đường nét mảnh mai mới qua lăng kính của Jasper Morrison. Trong đêm khai mạc sự kiện, một nhóm các nghệ sĩ trình diễn đương đại CND (Centre National de la Danse) đã thắp sáng không gian xung quanh tác phẩm sắp đặt này nhằm nhấn mạnh thông điệp của Hermès về “sức sống tự nhiên”.
Loro Piana
Truyền thống Andean cổ đại và nghệ thuật của người Apachetas được tái hiện tại Trụ sở Milan của Loro Piana khi nhà thiết kế và nghệ sĩ người Argentina Cristián Mohaded mang sự uy nghiêm và sức mạnh của họ vào trong 12 công trình kiến trúc cao 8 mét cao chót vót được bọc trong các loại vải nội thất đặc trưng của thương hiệu này. Những tượng đài tự phát này này bắt nguồn từ truyền thống xa xưa khi người di cư chất những viên đá này lên nhau nhằm thể hiện sự tôn kính đến Mẹ trái đất Pachamama. Được đặt giữa bộ sưu tập đồ nội thất mới của Mohaded, những bức tượng này tượng trưng cho bản chất quý giá của nguyên liệu thô được biến thành những món đồ đáng mơ ước cũng như tầm quan trọng của sự gìn giữ. Bộ sưu tập có phong cách bất đối xứng gồm ghế sofa, ghế bành, ghế dài, ghế đẩu và bàn phụ được chế tác từ gỗ đục và phủ bằng len và len alpaca suri, len cashmere thô không nhuộm, nhung lụa và vicuña, loại vải này cũng có nguồn gốc từ tỉnh Catamarca, ở phía tây bắc Argentina nơi Mohaded sinh ra. Mohaded mô tả nó là “một phong cảnh thơ mộng, độc đáo thách thức trí tưởng tượng của mỗi tâm hồn du hành khi bắt gặp những tòa tháp với màu sắc và ký ức về một vùng đất đầy sự sống”. Cảm hứng này được phản ánh xuyên suốt trong các tác phẩm ở Fuorisalone, ngã tư Vườn Bách thảo Brera ở Piazzetta Brera và trong sân của cửa hàng Via Montenapoleone.
Tod’s
Tod’s giới thiệu thành quả hợp tác của mình với nhiếp ảnh gia Tim Walker (“Tim Walker – The Art of Craftsmanship”) tại Le Cavallerizze Museo Nazionale Della Scienza E Della Tecnologia cho tuần lễ thiết kế trước khi mang những thiết kế này đi trưng bày ở những điểm đến khác nhau. Với mục tiêu tôn vinh nghề thủ công ở Ý và giới thiệu nó qua lăng kính tưởng tượng đặc trưng của Walker, Giám đốc điều hành của Tod Diego Della Valle đã khởi xướng dự án với hy vọng nó sẽ thu hút nhiều người trẻ bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực thủ công hơn. Anh chia sẻ: “Họ phải hiểu rằng nghề thủ công là một [nỗ lực] cao quý và nó có thể mang đến sự tự do với những sáng tạo từ chính đôi tay của mình. Tim cho chúng tôi cơ hội để hiểu thêm vềđiều này [bằng việc kết hợp] giữa hài hước châm biếm và sự khéo léo.” Với dự án này, Walker đã đến trụ sở của Tod’s để xem hoạt động của nhà máy trước khi chọn các công cụ chính và vật phẩm đặc trưng nhằm tái tạo kích thước siêu lớn. Theo Delle Valle: “Bạn có thể thấy rất nhiều niềm hạnh phúc trong những bức ảnh này và cả sự khuyến khích để người trẻ thêm yêu thích những ngành nghề thủ công.”
Plan C
Nhà sáng lập và giám đốc sáng tạo của Plan C Carolina Castiglione mang đến một loạt bảy tác phẩm điêu khắc bằng nhựa mô phỏng hai con của mình là Margherita và Filipo. Đây được xem như một bức chân dung tự họa từ góc nhìn của chính cô từ gương chiếu hậu. Được thực hiện bởi nhà điêu khắc Livio Caiulo, các tác phẩm điêu khắc là bàn đạp cho những hình ảnh trừu tượng được sao chép trên áo len mohair intarsia màu khối đặc trưng của Castiglione và váy đính sequin đi kèm với tác phẩm sắp đặt tại Galleria Il Vicolo được đặt ngay gần Corso Como. Castiglione cũng hợp tác với thương hiệu đồ gia dụng của Pháp Trame Paris để thiết kế những tấm thảm len dệt thủ công do các nghệ nhân ở Ma-rốc chế tạo. Những thiết kế này một lần nữa lấy cảm hứng từ họa tiết của các người mẫu Caiulo. Dự án là sự kết hợp giữa tình yêu của Castiglione với cách tiếp cận đa ngành và sự thử nghiệm với các tỷ lệ: “Tôi thích thiết kế các bộ sưu tập thời trang, nhưng đồng thời cũng muốn mở rộng sang các lĩnh vực khác như nghệ thuật thị giác hay thiết kế nói chung bởi chúng cho tôi nhiều cơ hội hơn để thể hiện bản thân một cách trọn vẹn,” cô nói. “Đây luôn là yếu tố then chốt trong sự nghiệp của tôi và tôi nghĩ trong tương lai điều này sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển hơn nữa của thương hiệu Plan C.”