ART & CULTURE

Máy móc liệu có thể trở thành nghệ sĩ?

Sep 01, 2020 | By Trang Ps

Đầu năm 2019, bức tranh trí tuệ nhân tạo (AI) “The Portrait of Edmond Belamy” đạt mức đấu giá lên đến nửa triệu USD khiến cộng đồng nghệ thuật toàn cầu kinh ngạc, một lần nữa đặt câu hỏi về tiềm năng của phân khúc này trong tương lai. Thế nhưng, một câu hỏi quan trọng được đặt ra là: “Liệu máy móc có thể trở thành nghệ sĩ?”

The price of AI art: Has the bubble burst?

“The Portrait of Edmond Belamy” đạt mức đấu giá xấp xỉ nửa triệu USD

Về ngành sáng tạo nói chung, AI đã dấn thân và tạo ra nhiều kết quả đáng kinh ngạc, từ câu chuyện kim cương được nuôi trồng trong phòng thí nghiệm, dòng nước hoa do máy tính sáng chế nên đến việc robot đóng vai trò là nhà tạo mẫu… Tất cả những phát minh ấy khiến loài người không ngừng đặt câu hỏi liệu AI có thể thay thế con người trong lĩnh vực này.

Trong lĩnh vực nghệ thuật, những tác phẩm AI sử dụng kỹ thuật mang tên “generative adversarial network” (GAN – mạng đối kháng sinh mẫu tích đa lớp), công nghệ đưa hàng ngàn hình ảnh cùng phong cách vào máy tính cho đến khi máy đưa ra kết luận rằng nó đã tạo được một bức họa mới phản ánh chính xác phong cách ấy.

obvious katsuwaka of the dawn ||| figurative ||| sotheby's ...

Bức họa “Katsuwaka” (giá ước tính lên đến 12.000 USD)

Chẳng hạn, bức họa “Katsuwaka” (giá ước tính lên đến 12.000 USD) được tạo ra theo phong cách Nhật Bản nhờ thuật toán GAN. Danh sách các nghệ sĩ AI nổi tiếng trên thế giới không chỉ dừng lại ở Obvious mà còn có nghệ sĩ Canada gốc Mexico Rafael Lozano-Hemmer (kiếm được khoảng 600.000 USD cho một tác phẩm AI), nghệ sĩ Đức Mario Klingemann, nghệ sĩ Thổ Nhĩ Kỳ Refik Anadol,… Vào tháng 03/2019, tác phẩm “Memories of Passersby I” (dòng chân dung do máy tính tạo ra) của Klingemann đạt mức 40.000 USD tại cuộc đấu giá Sotheby’s ở London.

Niềm tin

Castro Smith — the ring master | Financial Times

Castro Smith, nghệ nhân khắc trang sức

Castro Smith, nghệ nhân khắc trang sức, là một trong những người tin rằng càng ngày ngành nghề thủ công nói riêng hay nghệ thuật do bàn tay khối óc con người tạo ra nói chung sẽ được đánh giá cao. Ngày nay, nghề thủ công hiếm hoi được bảo tồn bởi các thương hiệu xa xỉ như Patek Philippe hay Piaget, nơi các nghệ nhân tận tụy hàng giờ đồng hồ khắc, chạm, vẽ những đường cong, họa tiết tinh tế, sắc sảo với kích thước nhỏ đến vô cùng nhỏ. Những kỹ năng này được truyền từ thế hệ nghệ nhân trước đây. Họ không phải là những người thợ lành nghề mà là những người nghệ sĩ tỉ mỉ và tinh tế. Như Castro Smith, thực hành sáng tạo ấy thúc đẩy trí tưởng tượng của anh nhằm tạo ra tuyệt phẩm trang sức thủ công hoàn hảo. Đó là lý do vì sao người ta có thể bỏ ra hàng chục ngàn đến hàng trăm ngàn USD để sở hữu một chiếc đồng hồ Patek Philippe.

Nhà vật lý thiên văn học Martin Rees dự đoán, trong tương lai, ngành tự động hóa sẽ gây ra sự xói mòn công việc thường ngày và khiến con người chứng kiến sự hồi sinh của nghệ thuật và thủ công. Chúng ta đã chứng kiến những người đầu bếp nổi tiếng xuất hiện. Sẽ có thêm nhiều người trẻ như Castro Smith quyết đi theo con đường nghệ nhân khắc trang sức dù phải kiên trì và đòi hỏi vượt qua muôn vàn thử thách và khó khăn. Lối sống bền vững và thuận theo tự nhiên lan rộng khiến con người hướng đến ngành sáng tạo thủ công thân thiện với môi trường. Chưa kể, sáng tạo thủ công đã ăn sâu vào bản năng con người, chứng cứ là tổ tiên của chúng ta đã khắc chạm biết bao bức tranh tường trong các hang động, trên đá, đồng tiền vàng và bạc…

Giới hạn AI

Algorithmic Music – David Cope and EMI - CHM

Không chỉ trong lĩnh vực hội họa, AI cũng đã can thiệp vào âm nhạc bởi tất cả các thành phần bao gồm nhịp điệu, hòa âm, giai điệu, âm sắc có thể được mô tả bằng toán học để cung cấp thuật toán. Đó là lý do vì sao François Pachet tạo ra những bài hát đầu tiên bằng AI khi anh làm việc tại Phòng thí nghiệm Khoa học Máy tính Sony (Sony Computer Science Laboratory) ở Paris vào năm 2017, cũng là lúc anh tham gia Spotify. Một trong những bài hát được biết đến nhiều nhất là Daddy’s car, bắt chước phong cách của Beatles, mặc dù dù người hâm mộ nhận ra rằng đó là giả vì không thấy dấu ấn Lennon hay McCartney trong chế phẩm. Thi thoảng, bạn thấy nó mơ hồ dấu ấn Harrison nhưng nghe kỹ thì vẫn chưa thể thuyết phục.

Trong dự án EMI (Experiments in Musical Intelligence), David Cope đã tạo ra các tác phẩm bắt chước phong cách của các nhà soạn nhạc như Bach, Mozart hoặc Vivaldi dựa trên công thức nhận dạng mẫu. Trái lại, văn học chống lại trí thông minh nhân tạo, còn thơ ca dù có thể bắt chước vần điệu và nhịp điệu nhưng mọi hấp dẫn trí tưởng tượng đều biến mất.

Hạn chế lớn nhất của AI là bắt chước chứ không phải đổi mới. Nói chính xác hơn, nó đổi mới trong phần trí tuệ nhân tạo chứ không phải biểu hiện nghệ thuật.

Bức tranh AI của Rembrandt, mặc dù đóng vai trò cột mốc kỹ thuật, nhưng không đóng góp bất cứ điều gì mới cho tác phẩm của họa sĩ vì nó được mặc định trong tác phẩm trước đây của ông. Tương tự, Daddy’s car cũng không thêm bất cứ giá trị gì vào di sản của Beatles, và dự án EMI đối với nhạc cổ điển cũng thế.

Image for post

Tác phẩm nghệ thuật gốc được tạo bởi AI tại Phòng thí nghiệm Nghệ thuật và Trí tuệ Nhân tạo của Rutgers

Quá trình sáng tạo tác phẩm bằng AI không tương đương với quá trình sáng tạo của một con người. Để đạt được một hệ thống AI tiến bộ, bạn phải lập trình các hướng dẫn rõ ràng về các mục tiêu cần đạt được. Bằng cách này, nó có thể đánh giá kết quả và sửa lỗi. Điều đó không có nghĩa là nó không thể mà sáng tạo, mà là một sáng tạo theo mục tiêu. Thế nên, điều khiến sự sáng tạo ấy tiến triến nằm ở những đánh giá bên ngoài, giống như người biểu diễn để làm hài lòng, chứ không phải là sự thúc đẩy từ bên trong, như một người nghệ sĩ đổi mới mà không nhượng bộ.

Kết luận

Image for post

Dinosaur x Flower của Chris Rodley

Không giống như Picasso hay Miles Davis, những người biết rằng các sáng tạo của họ là siêu việt và khác với bất cứ tác phẩm nào trước đây, trí tuệ nhân tạo không có cách nào để biết liệu sáng tạo ấy là tiến bộ hay mang tính đột phá.

Có lẽ, câu trả lời cho câu hỏi liệu máy móc có thể trở thành nghệ sĩ hay không còn phụ thuộc vào cách mỗi cá nhân định nghĩa nghệ thuật. Từ quan điểm người xem, người đọc và người nghe, thực chất, trí tuệ nhân tạo có khả năng cho ra đời tác phẩm mang tính nghệ thuật đến mức tạo nên xúc cảm và giá trị thẩm mỹ.

Image for post

Napoleon Bonapart A2 của người dùng Reddit vic8760

Còn nếu xét theo quan điểm của người làm sáng tạo, AI chưa thể phá vỡ các quy tắc và tạo ra phong cách mới. Tuy nhiên, có bao nhiêu nghệ sĩ thực sự có khả năng phát minh phong cách mới? Sáng tạo là một vấn đề về mức độ, nhiều hay ít.

Về cá nhân tôi, AI là một sáng tạo của loài người. Nếu không có loài người, sẽ không có AI. Và sau tất cả, mọi thứ đều bị chi phối bởi bộ óc con người, kể cả về mức độ sáng tạo của một tác phẩm AI.


 
Back to top