Nghệ thuật / Nghệ sĩ

Tại sao chúng ta vẫn yêu những gã nghệ sĩ “khốn nạn”?

Jun 21, 2021 | By admin

Ông bà ta hay nói “có tật có tài”, để trở nên vĩ đại trong nghệ thuật, có phải con người ta phải trở nên “lắm tật” ?

Yousuf Karsh Pablo Picasso, 1954 A Gallery for Fine Photography.

Hãy mở đầu câu chuyện về Picasso, trong một hồi kí của mình, Marina, cô cháu gái của danh họa  vĩ đại nhất mọi thời đại, đã viết: “Không ai trong gia đình tôi trốn thoát khỏi sự ngông cuồng (của Picasso)… Ông ấy cần máu để ký lên từng bức tranh của mình.”

Terry Richardson Failing Upwards, 2015 Perrotin.

14 đứa con lưu lạc của Lucian Freud, người được biết đến với các bức chân dung của sự u sầu và cô lập có lẽ cũng vậy. Ông có quá nhiều rắc rối trong đời sống riêng và trách nhiệm làm cha chưa hề trọn vẹn. Trong một chia sẻ trên một tờ báo Anh, Lucy, cô con gái, kể về một câu chuyện: “Tôi đã mời ông ấy đến đám cưới của mình vì nghĩ rằng, ông ấy là một người cha, dù đôi khi tôi nghĩ, liệu ông ấy có phải là một người cha thực sự?”

Không chỉ những danh họa, mà cả giới làm phim, nhạc sĩ và nhà văn, không ít người mang trong mình sự ích kỉ, suy đồi hoặc thiếu đạo đức, tất nhiên không phải những nghệ sĩ vĩ đại nào cũng thế. Điều này đặt ra một câu hỏi khó chịu: “Liệu một con người có nhiều hành vi phi đạo đức, có thể làm nghệ thuật tốt hơn?”

“Liệu một con người có nhiều hành vi phi đạo đức, có thể làm nghệ thuật tốt hơn?

Để rõ ràng, tờ Artsy không đề cập tới các hành vi sai trái như xâm hại tình dục (trào lưu #metoo gần đây). Artsy cũng không bàn về khía cạnh lạm dụng quyền lực, vì thông thường, điều này không có ý nghĩa mấy với những nghệ sĩ vĩ đại. Có lẽ, điều cần nói đến, là người nghệ sĩ và những hành vi có phần “ngỗ ngược” với đời sống văn hóa và xã hội.

Đầu tiên, người ta thường cho rằng một cuộc sống đầy hỗn loạn, thường là dấu hiệu hoặc là món quà trời tặng cho người làm nghệ thuật. Vì rõ ràng sự mất cân bằng về tâm trí trong đời sống hỗn loạn, có một kết nối nhất định với sự sáng tạo của người nghệ sĩ.

Tuy nhiên, cũng cần xác đỉnh rằng, một đời sống hỗn loạn không đồng nghĩa với khả năng sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời của người nghệ sĩ. Dù thực tế là, đôi khi, nó chỉ là thứ chất liệu để quảng bá đời sống của một nghệ sĩ thiên tài. Những lý lịch đời sống đầy “drama” sẽ khiến công chúng ngưỡng mộ.

Đôi khi, một đời sống hỗn loạn, chỉ là thứ chất liệu để quảng bá đời sống của một nghệ sĩ thiên tài.

Điều này đến từ đâu? Có phải đôi khi chúng ta ngưỡng mộ những tay mafia sống một cuộc đời bất phục tùng các quy tắc, ích kỷ tự nhiên, hành động ngoài vòng pháp luật. Người nghệ sĩ cũng vậy, không mấy ai yêu thích một nghệ sĩ quá hiền lành, những người kích thích sự tưởng tượng, chế giễu các quy tắc thường lại thường được công chúng để ý và tôn trọng.

Một lợi thế khác, thật đáng buồn, đôi khi người nghệ sĩ ngỗ ngược thường có một người vợ hiền lương nuôi dạy những đứa trẻ ngoan. Trong câu chuyện này, người nghệ sĩ gần như gạt tất cả những gì không phục vụ cho nhu cầu sáng tạo nghệ thuật hay cảm xúc cá nhân. Họ nổi cơn tam bành, nghiền nát những người thân yêu, và đa phần là những nghệ sĩ nam. Điều dễ lý giải, phụ nữ hiếm khi được đưa vào những người vĩ đại trong nghệ thuật vì họ không bao giờ có được quyền ý thức sống ngỗ ngược và phi đạo đức như thế.

Không mấy ai yêu thích một nghệ sĩ quá hiền lành, những người kích thích sự tưởng tượng, chế giễu các quy tắc thường lại thường được công chúng để ý và tôn trọng.

Eugene Henri Paul Gauguin, ca. 1885. Photo by adoc-photos/Corbis via Getty Images.

Còn một lý do nữa, tờ Artsy chỉ ra rằng, ngành công nghiệp văn hoá thường dùng những mỹ từ khi nói đến những gã vĩ đại trong nghệ thuật. “Một biểu tượng văn hoá, theo đuổi một tầm nhìn khác biệt, tìm ra tiếng nói riêng, thể nghiệm một con đường mới bất chấp sự phản đối của lũ người nông cạn, lịch sử đã chứng mình thủ pháp của người nghệ sĩ vĩ đại và đang được hồi sinh bởi hậu thế…”. Việc dựng nên những câu chuyện đầy huyền thoại, sẽ là nguồn chất liệu vô giá để tiếp thị và bán tranh. Rõ ràng, bán một sản phẩm văn hóa là vô cùng khó, nếu chỉ dựa vào giá trị thực tế của một tác phẩm.

Tuy nhiên, nếu có dịp quan sát, bạn đều có thể nhận ra rằng, những người nghệ sĩ chuyên dựa vào việc sáng tạo phải đợi đến cảm hứng, thường làm việc đỏng đảnh và chậm rãi. Họ cũng có niềm tin rằng, người làm nghệ thuật vĩ đại quan tâm làm gì đến suy nghĩ của người khác về tác phẩm của mình, tại sao phải giao thiệp với người lạ, hoặc chỉ những người thực sự “khác biệt” mới làm nên những sản phẩm khác biệt.

Beatniks in London, 1969. Photo by KEYSTONE-FRANCE/Gamma-Rapho via Getty Images.

Nhưng tại sao? Bằng phép lạ nào mà ngay cả nhiều thế hệ ngày nay, mặc dù được trang bị khả năng đọc và nhìn nhận những tác phẩm vượt qua ràng buộc, vẫn tin vào một lối sống tự do và có thẩm mỹ kì quặc sẽ làm nên chuyện? Hàng loạt các tác phẩm ở viện bảo tàng, nhà sách và phòng hòa nhạc đã được chọn lọc bởi những lời “chém gió”, lẽ ra cần được thế hệ nghệ sĩ đương đại phải xem chúng thật kĩ, thì họ lại dễ dàng tung hô?

Nhưng tại sao? Bằng phép lạ nào mà ngay cả nhiều thế hệ ngày nay, mặc dù được trang bị khả năng đọc và nhìn nhận những tác phẩm vượt qua ràng buộc, vẫn tin vào một lối sống tự do và có thẩm mỹ kì quặc sẽ làm nên chuyện?

Thật ra, văn hóa của tính chân thật lại chứa đựng nhiều sự giả dối. Lịch sử vô nghĩa của sự thật đôi khi bắt nguồn từ hàng thế kỷ. Người ta chỉ có thể suy đoán cách con người thời tiền sử làm nghệ thuật. Người ta nghĩ rằng các vật thiêng trong những nghi lễ, có lẽ được chế tạo bởi những vị thần đầy ma thuật. Các nhà thơ thường được tán dương trong thời cổ đại trong khi những các nghệ sĩ thị giác thì ở vị trí thấp hơn. “Con người tôn sùng những hình ảnh thiêng liêng, cầu nguyện và hy sinh cho chúng, nhưng lại khinh thường những nhà điêu khắc đã tạo ra chúng”, nhà triết học La Mã Seneca tỏ rõ quan điểm.

Tuy nhiên, đến thời Phục hưng, mọi thứ đã thay đổi. Giorgio Vasari tác giả cuốn Lives of the Artists, Đời sống nghệ sĩ, xuất bản lần đầu năm 1550, viết những câu chuyện huyễn hoặc về những thần đồng xuất sắc từ thời thơ ấu, có khả năng vẽ một con ruồi thực đến nỗi những kẻ đần độn khua chúng đi suốt. Vasari còn thêm thắt cho cho bản lý lịch nhỏ của mình bằng những tin đồn: Piero di Cosimo là một gã sống ẩn dật lập dị sống sót qua nhiều lần hiểm nguy; Raphael chết sau một cuộc ân ái dữ dội. … Những câu chuyện đầy tính bịa đặt, và điều đó vô tình thiết lập một tiêu chuẩn như ngày nay.

A Hunting Scene, ca. 1494–1500 The Metropolitan Museum of Art.

Chưa dừng lại, vào những năm 1800, thời điểm các nghệ sĩ ở Pháp thường cư trú ở những khu dân cư nghèo của người Romani. Báo chí đã viết rằng người Romani là những người du mục có niềm đam mê động vật, sống tự do tình dục và nguồn gốc quốc gia ở Séc, bang Bohemia. Những điều này là không có thật. Những huyền thoại này được miêu tả trong các tác phẩm nghệ thuật, làm cho việc xác thực các câu chuyện cổ tích đầy văn hóa này trở nên khó khăn hơn.

Hàng thế kỷ trôi qua, những ảo tưởng văn hóa bô-hê-miên vẫn chưa rời bỏ chúng ta. Mọi thế hệ khác dường như tái khám phá nền văn hóa này, từ những người nước ngoài say sưa viết vẽ tranh ở Paris trong những năm 20, qua các nhà thơ Beat sau Thế chiến II, đến toàn bộ thời đại hippie, đến grunge trong những năm 90, v.v.

Hàng thế kỷ trôi qua, những ảo tưởng văn hóa bô-hê-miên vẫn chưa rời bỏ chúng ta. Mọi thế hệ khác dường như tái khám phá nền văn hóa này, từ những người nước ngoài say sưa viết vẽ tranh ở Paris trong những năm 20, qua các nhà thơ Beat sau Thế chiến II, đến toàn bộ thời đại hippie, đến grunge trong những năm 90, v.v.

Trước phong trào #MeToo, gần như những tội lỗi duy nhất được phơi bày với cái cớ liên quan đến văn hóa là chủ nghĩa phát xít hoặc ấu dâm. Câu hỏi cũ được lặp lại là: Chúng ta vẫn có thể chiêm ngưỡng một tác phẩm sau khi khám phá ra sự thật về tính cách tác giả của nó? Nhưng một câu hỏi ngược lại được nên được đặt ra hơn là: Có phải chúng ta yêu thích các sản phẩm văn hóa một phần là do tính cách của tác gia?

Nghệ thuật vẫn giữ một vai trò quan trọng đối với chúng ta đến nỗi chúng ta sẽ lừa dối bản thân để tin vào điều đó.

Phong trào #MeToo là cam kết cho sự thay đổi nghệ thuật, và đã hạn chế hành vi vô đạo đức. Tuy nhiên, rõ ràng là, chúng ta vẫn không trung thực về việc đánh giá một nghệ sĩ thế nào là tuyệt vời. Tuy nhiên, tất cả sự giả dối này, đã làm sáng tỏ một sự thật lâu dài: “Nghệ thuật vẫn giữ một vai trò quan trọng đối với chúng ta đến nỗi chúng ta sẽ lừa dối bản thân để tin vào điều đó.”

Bài: TOM RACHMAN I Nguồn: Artsy, OutandOut Media


 
Back to top