BUSINESS OF LUXURY

Smart Luxury: Phân biệt bốn nhóm người mua hàng fake

Jun 21, 2021 | By admin

Tại sao giới xa xỉ vẫn lựa chọn những mặt hàng Fake thay vì mua đồ hàng hiệu chính hãng? Cách nào để nhận diện Lối sống sai thương hiệu vốn được cho là phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc? Dưới đây là bốn nhóm khách hàng tiêu biểu mua hàng fake mà bạn cần phân biệt.

Gucci, Louis Vuitton, Chanel sẽ mất hàng triệu USD vì hậu quả mà thị trường hàng hiệu giả mang lại. Điều gì đã khiến nhóm người này vẫn mặc kệ ánh nhìn của xã hội, đeo lên mình những chiếc túi hàng Fake đầy tự tin?

Theo báo cáo truyền thông mới đây từ phía chính quyền nhiều nước Châu Á, thị trường hàng hiệu giả có trị giá lên tới hàng triệu USD.

 

Trong khi các thương hiệu cao cấp đang mỗi ngày một cố gắng chi trả rất nhiều công sức và tài chính, để tăng cường trải nghiệm người dùng cũng như đầu tư để phân biệt hàng giả và chính hãng, thì hàng Fake vẫn đang len lỏi vào thị trường này và phá vỡ những giá trị thương hiệu mà nhãn hàng đang dày công xây dựng. Điều nay, phần lớn đến từ lý do: nhu cầu sử dụng hàng thương hiệu nhái vốn bắt nguồn từ chính tâm lý người tiêu dùng.

Liệu làm thế nào để phá vỡ vòng tuần hoàn giữa hàng chính hãng và hàng Fake?

Bốn nhóm đối tượng mua hàng Fake

Đa số nghĩ rằng nhóm người mua hàng giả thường chỉ một, nhưng trên thực tế, SCMP đã chi ra, có đến bốn nhóm đối tượng tiêu dung:

Dreamitators: (Từ kết hợp giữa “dreamers”-“kẻ mộng mơ” và “imitators” – “kẻ bắt chước”). Phần lớn họ là những người trẻ chưa có nguồn tài chính ổn định, mong muốn sở hữu những món đồ xa xỉ phẩm, như túi Louis Vuitton (món hàng fake phổ biến nhất), để định hình mình là một “trendsetter”, người tạo xu hướng. Đồng thời, khi sở hữu một món đồ hiệu xa xỉ, các Dreamitators mong muốn nhận được được sự đánh giá cao bản thân dưới con mắt đồng nghiệp.

Facesaver: Thế hệ những chuyên gia trẻ, muốn tham gia vào ngành hàng này. Khái niệm “giữ thể diễn” buộc Facesaver phải mua hàng giả thay cho hàng chính hãng. Với họ chất lượng của hàng giả đủ đáp ứng nhu cầu hình ảnh thương hiệu cá nhân.

Smart Fakers: Những người sở hữu song song cả hàng chính hãng cao cấp lẫn hàng fake, chủ yếu để đa dạng hơn BST. Với họ, shopping là một lối sống. Smart Faker rất tỉ mỉ trong việc lựa chọn hàng giả, đặc biệt là hàng replica giống với hàng thật nhất, để không ảnh hưởng xấu đến hình ảnh cá nhân.

Fraudsters: Nhóm người tiêu dùng có thu nhập cao, đủ khả năng chi trả cho những món đồ hiệu xa xỉ nhưng lại muốn sử dụng hàng Fake. Họ cho rằng, thiết kế, chất lượng hàng giả giống hệt hàng chính hãng. Fraudsters xem trọng đây là ” khoản hời trong đầu tư’, và thấy thỏa mãn vì điều đó..

Cách nào để chấm dứt nạn hàng giả?

Đầu tiên, Jingdaily cho rằng, hãy cùng nhìn nhận về nhóm  “Dreamitators” – những tín đồ của hàng xa xỉ nhưng sẵn sàng mua hàng Fake, do sự sẵn có của các mặt hàng like auth giá rẻ vừa khả tăng tài chính. Vì vậy, điều cần làm là, các thương hiệunxa xỉ phải trở nên độc nhất, cạnh tranh đến với cả hàng nhái chính hãng. Để những người tự cho là tín đồ thời trang thực sự Dreaminators hiểu rằng, họ không thể là tín đồ, nếu không sở hữu được một món hãng chính hãng.

Thứ hai, là chất lượng, các nhóm Fraudsters và Facesaver đang chung một suy nghĩ rằng hàng hiệu replica có chất lượng ngang hoặc gần bằng với chính hãng. Vì vậy, cần có sự đầu tư hơn nữa, đến chất lượng từng thành phầm của món hàng hiệu chính hãng

Thứ ba, báo chí, truyền thông và mạng xã hội cần vào cuộc với những chiến dịch phản đối hàng fake, thay đổi quan niệm tiêu dùng của nhóm Smart fakers và Fraudsters. Từ đó, cái nhìn kỳ thị sẽ giúp thị trường được sáng sủa.

Quan điểm của bạn thì sao?


 
Back to top